Hotline 24/7
08983-08983

Vượt ải COVID-19, đừng quên lập chiến lược phòng ngừa đột quỵ cho tương lai!

Mặc dù COVID-19 không còn là nỗi ám ảnh của nhiều người, nhưng hệ quả để lại khiến chúng ta phải dè chừng. Trong đó, việc hình thành cục máu đông sau COVID-19 có thể dẫn đến kết cục nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi, đặc biệt là đột quỵ đe dọa tính mạng.

1. Ngay cả COVID-19 nhẹ cũng làm tăng nguy cơ đông máu

Thưa BS, vì sao ngay cả khi người bệnh đã vượt qua ải COVID-19 thì vẫn phải đối diện với nhiều nguy cơ sức khỏe kéo dài, trong đó có cục máu đông - một nguyên nhân quan trọng dẫn đến đột quỵ?

Cục máu đông được hình thành trong thời gian nhiễm virus SARS-CoV-2 và hậu COVID-19 theo 3 cơ chế:

- Thứ nhất là cơ chế tổn thương nội mạc mạch máu. Virus SARS-CoV-2 tác động đến mạch máu, đặc biệt là nội mạc mạch máu, khi đó cơ thể nhanh chóng phát tín hiệu “cầu cứu” trong dòng máu, đưa tế bào máu - nhất là tiểu cầu đến để trám vào các vị trí bị tổn thương. Song, chính điều này góp phần hình thành nên cục máu đông, kích hoạt con đường đông máu, kêu gọi thrombin và những yếu tố đông máu, hình thành huyết khối gây tổn thương trong mạch máu.

- Thứ hai là bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 nặng, phải nhập ICU (nằm bất động), dòng máu lưu chuyển chậm, tạo những cục máu đông ở chi, nhất là những người có suy van tĩnh mạch chi dưới.

- Thứ ba là đối với một số trường hợp tổn thương cơ tim có xảy ra tình trạng rối loạn nhịp tim và rung nhĩ. Máu nằm lưu trú trong buồng nhĩ như “vũng nước” trong ao hồ và có thể tạo thành cục máu đông.


Di chứng cục máu đông là căn nguyên của đột quỵ, nhồi máu cơ tim và thuyên tắc phổi dù người bệnh đã khỏi COVID-19.

Vậy có phải chỉ những người bệnh nặng mới cần lo nghĩ về vấn đề hình thành cục máu đông trong cơ thể sau khi mắc COVID-19?

COVID-19 làm tăng nguy cơ đông máu nghiêm trọng ở những người nhiễm bệnh nặng. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu trên 5 triệu người ở Thụy Điển cho thấy, ngay cả những người bị bệnh nhẹ cũng có nguy cơ hình thành cục máu đông cao trong vòng 3 đến 6 tháng sau khi bị bệnh.

Trong đó, nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu (cục máu đông ở chân) tăng lên đến 3 tháng sau khi nhiễm COVID-19, thuyên tắc phổi (cục máu đông trong phổi) lên đến 6 tháng. Ở những người bị bệnh nặng, khả năng hình thành cục máu đông cao gấp 290 lần so với bình thường. Nguy cơ đó cũng tăng lên ở những người mắc bệnh nhẹ, cao gấp 7 lần.

Điều này nhắc nhở chúng ta rằng, mặc dù các biến thể mới tương đối nhẹ, đặc biệt là mọi người đã có sự bảo vệ của vắc xin phòng COVID-19, thì vẫn phải cảnh giác với các biến chứng liên quan đến nhiễm trùng bởi COVID-19, bao gồm cục máu đông.

2. Cục máu đông trong mạch máu: Tương lai nào cho bạn?

Cục máu đông nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ đối diện với những nguy cơ nào, thưa BS?

Cục máu đông xuất hiện là căn nguyên của một số biến chứng nghiêm trọng tiềm ẩn, như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, tắc mạch ở các chi, thuyên tắc phổi... Trong đó, điều đáng lo ngại là có khoảng 80% các ca đột quỵ não là do cục máu đông.

Chúng ta hình dung rằng, các mạch máu là dòng sông, nước chảy liên tục, trong khi đó nếu hình thành cục máu đông trên não hoặc các vị trí khác bị đẩy trôi lên não sẽ tương tự như những tảng đá ngáng đường, cản trở dòng chảy làm tắc lưu thông dòng máu, khiến não thiếu máu cục bộ.

Khi các tế bào não chết đi, gây ra mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu dữ dội, giảm thị lực, thậm chí là liệt nửa người, khó nói, méo miệng... Đây chính là những triệu chứng cảnh báo đột quỵ não cần lưu ý.

Trường hợp cục máu đông chỉ tạm thời làm giảm lưu lượng máu đến não và ngăn chặn nguồn cung cấp máu đến một phần của não, bệnh nhân sẽ gặp phải cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (trường hợp này gọi là đột quỵ não nhẹ).

Cục máu đông gây tắc mạch máu não, dẫn đến đột quỵ (Ảnh minh họa)

Hậu COVID-19, làm sao để nhận biết bản thân có nguy cơ hình thành cục máu đông không, thưa BS?

Hậu COVID-19, để khảo sát nguy cơ cục máu đông của bản thân có thể dựa vào các triệu chứng cảnh báo, chẳng hạn như khó thở, đau ngực, cảm giác lạnh một vùng nào đó (chẳng hạn như chân, tay). Bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng để tìm hiểu đó là dấu hiệu cục máu đông ở tim, phổi hay não, mạch máu ngoại biên. Vì vậy, khi người bệnh khỏi COVID-19, nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường thì nên đi khám bác sĩ.

Mặt khác, trong trường hợp xảy ra các dấu hiệu xây xẩm, chóng mặt, méo miệng, nói ngọng, yếu liệt một bên cơ thể đừng “đổ thừa” hậu COVID-19, thay vào đó hãy nghĩ ngay đến đột quỵ, cần đến cơ sở y tế có khả năng cấp cứu, điều trị đột quỵ gần nhất để được chẩn đoán kịp thời.

Bên cạnh đó, thông thường để kiểm tra hiện tượng tăng đông, bác sĩ sẽ dựa vào thực hiện 2 xét nghiệm. Thứ nhất là xét nghiệm công thức máu để kiểm tra số lượng tiểu cầu có vượt quá 400 không. Xét nghiệm thứ hai là D-Dimer - một trong những xét nghiệm đặc trưng để phát hiện cục máu đông trong máu. Từ đó sẽ có chẩn đoán cũng như điều trị hợp lý.

Xây xẩm, chóng mặt, ngất xỉu, yếu liệt tay chân… hãy nghĩ ngay đến đột quỵ (Ảnh minh họa)

3. Làm thế nào để ngăn chặn cuộc tấn công của đột quỵ?

Sau khi vượt qua COVID-19, chúng ta cần làm gì để ngăn ngừa đột quỵ, thưa BS?

Những bệnh nhân sau mắc COVID-19 được xem là nhóm nguy cơ cao bị đột quỵ khi đang đồng thời có nhiều yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid, hút thuốc, béo phì... Đến nay, phòng ngừa đột quỵ tiên phát trên bệnh nhân hậu nhiễm COVID-19 là kiểm soát chặt các yếu tố nguy cơ. Chưa có bằng chứng cho thấy hiệu quả của thuốc kháng đông hoặc kháng kết tập tiểu cầu trong phòng ngừa đột quỵ tiên phát.

Bệnh nhân đã bị đột quỵ đồng thời hậu nhiễm COVID-19, nên duy trì sử dụng thuốc kháng đông hoặc kháng kết tập tiểu cầu, tùy thuộc vào cơ chế đột quỵ trước đó, không nên chuyển sang thuốc kháng đông chỉ vì hậu nhiễm COVID-19.

Song song đó, để tránh đột quỵ hậu COVID-19, cần thực hiện lối sống lành mạnh như tập thể dục, vận động thường xuyên để máu được lưu thông, ít nhất 30 phút/ngày (đi bộ, đạp xe, cầu lông…); ngủ đủ giấc (7-8 tiếng/ngày); uống đủ nước; tránh thức khuya, hạn chế rượu, bia, thuốc lá, chế độ dinh dưỡng nên giảm chất béo, ít đạm, bột đường, đồ ăn cay nóng, chiên xào, tăng rau xanh, hoa quả tươi…; kiểm tra sức khỏe định kỳ và nếu có dấu hiệu bất thường cần đi khám bác sĩ.

Trên thị trường, NattoEnzym là một trong những sản phẩm dự phòng chống đông máu được nhiều người tin dùng. Xin hỏi BS, nhờ đâu mà NattoEnzym trở thành một chiến lược quan trọng giúp phòng ngừa đột quỵ trong tương lai?

Cùng với việc áp dụng các biện pháp nói trên, sử dụng sản phẩm dự phòng chống đông máu, góp phần làm tan cục máu đông hậu COVID-19 cũng giúp phòng bệnh hiệu quả, cần thiết để dự phòng hình thành các cục máu lớn, tránh được sự nguy hiểm đến tính mạng.

NattoEnzym là sản phẩm của Dược Hậu Giang với uy tín lâu năm trên thị trường, làm từ nguyên liệu nattokinase và men gạo đỏ, được chứng nhận về hiệu quả chống hình thành - làm tan cục máu đông, giúp dự phòng đột quỵ, tăng tuần hoàn và lưu thông máu, hỗ trợ ổn định huyết áp…

Theo thông tin từ nhà sản xuất, để NattoEnzym ra thị trường phải vượt qua các tiêu chí khắt khe, nghiêm ngặt từ Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) để nhận chứng nhận JNKA với dấu mộc của hiệp hội trên bao bì. Người bệnh có thể sử dụng bổ trợ để phòng ngừa đột quỵ.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X