Hotline 24/7
08983-08983

“Vũ khí” nào giúp ứng phó với táo bón, đầy hơi, khó tiêu?

Làm cách nào để tránh xa những vấn đề phiền toái sau mỗi bữa ăn như đầy hơi, khó tiêu hay táo bón là điều mà nhiều người quan tâm. Lời khuyên từ BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp - Phó Chủ tịch Hội dinh dưỡng Việt Nam, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Thực phẩm TPHCM sẽ hữu ích cho bạn trong vấn đề này.

1. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng táo bón, đầy hơi, khó tiêu?

Táo bón, đầy hơi, khó tiêu rất thường gặp trong cuộc sống. Xin hỏi BS, đâu là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Trong đó, đâu là nguyên nhân phổ biến nhất?

BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp trả lời: Táo bón, đầy hơi, khó tiêu là những biểu hiện của rối loạn tiêu hoá. Theo đó, các nguyên nhân chính gây ra những triệu chứng này bao gồm:

  • Liên quan đến bệnh lý thực thể: viêm đại tràng, phình đại tràng, đại tràng thực thể.
  • Tình trạng dinh dưỡng không hợp lý: Nguyên nhân chủ yếu khiến chúng ta có tình trạng táo bón, đầy hơi, khó tiêu là do dinh dưỡng không cân bằng, chẳng hạn như ít chất xơ, giàu chất đạm, ăn nhiều loại thức ăn nhanh trong thành phần có nhiều loại chất béo, muối và đường,… dẫn đến rối loạn hệ vi sinh ở trong đường ruột.
  • Lối sống: Chế độ sinh hoạt không điều độ (ăn không đúng giờ, ngủ không đủ giấc), stress, uống quá nhiều bia rượu, uống nước không đầy đủ.

Khi gặp các triệu chứng táo bón, đầy hơi, khó tiêu, trong người chúng ta sẽ thấy khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt, nếu tình trạng rối loạn kéo dài sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ:

  • Loạn khuẩn ruột
  • Rối loạn hấp thu
  • Suy dinh dưỡng
  • Thừa cân béo phì bởi những triệu chứng này gây ra tình trạng rối loạn chuyển hoá hấp thu trong cơ thể
  • Tăng nguy cơ xảy ra các bệnh lý viêm nhiễm do tình trạng rối loạn cân bằng trong đường ruột có thể làm tăng các nguy cơ một số các bệnh lý như ung thư đại tràng, trĩ, rối loạn mỡ máu, từ đó làm rối loạn chuyển hoá trong cơ thể
  • Rối loạn hệ miễn dịch theo chiều hướng làm giảm đi sức đề kháng.

2. Làm gì để giải quyết và phòng ngừa táo bón, đầy hơi, khó tiêu?

Chúng ta cần làm gì để giải quyết và phòng ngừa những tình trạng này, thưa BS? Việc bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột mang lại lợi ích gì trong việc ứng phó với táo bón, đầy hơi, khó tiêu?

BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp trả lời: Tuỳ theo nguyên nhân mà sẽ có những cách giải quyết khác nhau:

  • Do nhiễm kí sinh trùng đường ruột: Sử dụng các loại thuốc để có thể tiêu diệt nó đi, chẳng hạn như dùng thuốc tẩy giun sán.
  • Do chế độ dinh dưỡng không cân bằng: Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.
  • Do lối sống: Điều chỉnh lại lối sống phù hợp.

Ngoài ra, có một nền tảng chung để giải quyết dù chúng ta có bị bất kỳ triệu chứng rối loạn tiêu hoá nào, đó là:

  • Uống đủ nước.
  • Ăn đủ các loại rau (rau có lá xanh, vàng, đỏ vì chúng chứa nhiều chất hoá thực vật, chất xơ cả hoà tan và không hoà tan giúp điều hoà chuyển hoá), trái cây.
  • Chú ý cân bằng vi sinh trong đường ruột để hỗ trợ cho việc chuyển hoá hấp thu, giải quyết được nền tảng của vấn đề tiêu hoá.

BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp - Phó Chủ tịch Hội dinh dưỡng Việt Nam, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Thực phẩm TPHCM

3. Vì sao Lactobacillus được ví như "người bạn đồng hành" đáng tin cậy nhất của đường ruột?

Trong các chủng lợi khuẩn, Lactobacillus được ví như "người bạn đồng hành" đáng tin cậy nhất của đường ruột. Nhờ đâu mà lợi khuẩn này được tin dùng như vậy, thưa BS?

BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp trả lời: Chúng ta có “bạn đồng hành” trong đường ruột của mình đó là Lactobacillus bởi nó tồn tại tự nhiên trong cơ thể. Kể từ khi sinh ra, trong cơ thể đã bắt đầu có Lactobacillus và nó sẽ sinh sống cùng chúng ta suốt cả cuộc đời. Trong đó, Lactobacillus nằm ở trong ruột là nhiều nhất.

Lactobacillus là các vi khuẩn có lợi cho sức khoẻ của chúng ta và giữ nhiều vai trò quan trọng.

Một trong những vai trò quan trọng nhất của Lactobacillus đó là duy trì sự cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Sự cân bằng này sẽ quyết định sức khoẻ của chúng ta, bao gồm 2 khía cạnh chính:

  • Hỗ trợ chuyển hoá hấp thu các chất dinh dưỡng ăn vào trong cơ thể.
  • Phòng ngừa bệnh tật: Nếu các Lactobacillus trong cơ thể đảm bảo đầy đủ về số lượng, chất lượng, cân bằng với các loại vi khuẩn không có lợi sẽ giúp chúng ta phòng ngừa bệnh tật. Cụ thể, nếu Lactobacillus tốt thì các vi khuẩn không có lợi, đặc biệt là Rh (-) trong đường ruột không thể sinh sôi nảy nở mà chỉ tồn tại ở mức độ nhỏ theo sinh lý thông thường. Chúng ta có thể ví các Lactobacillus như một “đội quân hùng hậu” bảo vệ ruộtđể quận địch không có cách tấn công xuyên qua biên giới.

Bên cạnh đó, các Lactobacillus còn giúp cho các tế bào niêm mạc đường ruột hoạt động được tốt nhất, bảo vệ được lớp tế bào niêm mạc ruột. Từ đó, các tế bào Lympho B (là các tế bào miễn dịch nằm ở trong đường tiêu hoá) mới có thể tồn tại, hoạt động và tạo ra nhiều kháng thể IgA giúp bảo vệ cơ thể chúng ta.

Ngoài ra, Lactobacillus còn tham gia vào chuyển hoá rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt tham gia vào việc hỗ trợ tổng hợp các axit béo chuỗi ngắn như axit béo stearic, giúp cho chúng ta điều hoà chuyển hoá hấp thu tốt.

Lợi khuẩn Lactobacillus có trong những thực phẩm nào? Bổ sung bao nhiêu (hàm lượng/liều lượng) lợi khuẩn một ngày là đủ để bảo vệ đường ruột, hạn chế táo bón, đầy hơi, khó tiêu? Làm sao để biết cơ thể đã đủ lợi khuẩn hay chưa ạ?

BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp trả lời: Để biết được chúng ta có đủ “đội quân hùng hậu”Lactobacillus hay không, cách duy nhất chính là theo dõi sức khoẻ. Nếu bạn có sức khoẻ tốt, tiêu hoá tốt, không bị các triệu chứng như: táo bón, đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hoá… thì có nghĩa các Lactobacillus, cũng như các chủng vi khuẩn có lợi khác được gọi chung là Probiotic ở trong cơ thể đang hoạt động tốt. Với trẻ em, nếu chúng vẫn đảm bảo phát triển tốt, đạt chuẩn về chiều cao, cân nặng, không bị thừa cân béo phì hoặc không bị bệnh thì có nghĩa là các chủng vi khuẩn có lợi trong cơ thể đang tốt.

Nếu nhận thấy mình bị thiếu các chủng vi khuẩn có lợi, đương nhiên chúng ta phải tìm ra nguyên nhân. Khi chúng ta có chế độ dinh dưỡng không cân bằng, cần điều chỉnh lại chế độ ăn sao cho phù hợp, chẳng hạn như bổ sung các thực phẩm giàu probiotic hay Lactobacillus để sử dụng. Cần lưu ý một điều là không phải chúng ta sử dụng các thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có Lactobacillus nhiều thì sẽ tốt mà ngược lại, điều này sẽ làm mất cân bằng. Vì vậy, việc bổ sung bất kỳ dưỡng chất nào từ tự nhiên cũng đều là tốt nhất.

4. Trà Kombucha dồi dào lợi khuẩn Lactobacillus, do đâu?

Được biết, trà Kombucha - một thực phẩm dồi dào lợi khuẩn Lactobacillus. BS có thể chia sẻ thêm cho khán thính giả hiểu rõ hơn, Kombucha là “món ăn hay thức uống” gì? Cơ chế nào giúp loại thực phẩm này gia tăng lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột thưa BS?

BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp trả lời: Trà Kombucha là một loại trà được ủ lên men. Bình thường, trà sẽ không chứa các probiotic nhưng khi được ủ lên men bởi 2 loại vi sinh vật (vi khuẩn và vi nấm) thì lúc này trà sẽ tự sản sinh ra các Lactobacillus tốt cho sức khoẻ.

Theo đó, thay vì sử dụng trà, bạn có thể sử dụng trà Kombucha để vừa cung cấp nước, vừa bổ sung một số dưỡng chất có lợi vốn dĩ đã có trong trà và các probiotic. Đây là một trong những giải pháp để chúng ta nâng cao sức khoẻ. Ngoài ra, việc cung cấp nước cho cơ thể cũng là một cách để điều hoà chuyển hoá, hấp thu, đồng thời giúp cơ thể thải độc.

5. Liệu trà Kombucha có thể giúp giải quyết các vấn đề táo bón, đầy hơi, khó tiêu?

Thưa BS, liệu trà Kombucha có thể giúp chúng ta giải quyết các vấn đề đầy hơi, khó tiêu, táo bón hay không ạ?

BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp trả lời: Chúng ta có thể sử dụng trà Kombucha như một biện pháp hỗ trợ giảm tình trạng táo bón, đầy hơi, đầy bụng,… Mỗi triệu chứng đều có một nguyên nhân và chúng ta cần phải điều chỉnh chuyện này.

Nếu bạn bị táo bón, cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý:

  • Tăng cường chất xơ: Bao gồm chất xơ hoà tan (có trong ngũ cốc, gạo lứt, bánh mì nguyên cám thay cho bánh mì trắng, khoai tây, khoai lang) và chất xơ không hoà tan (có trong rau hình ống như rau muống, rau cần,…; trái cây như bưởi, cam, quýt, chuối, táo, lê). Theo đó, chúng ta nên ăn 400g rau và 200g trái cây mỗi ngày để bổ sung chất xơ.  Nếu chúng ta bổ sung chất xơ đầy đủ thì sẽ hỗ trợ cho các probiotic được đưa vào từ các thực phẩm bên ngoài có thể sinh sống được trong ruột.
  • Bổ sung probiotic từ các loại sữa đã được lên men (sữa chua), các loại thực phẩm lên men tự nhiên như dưa muối, trà Kombucha. Đặc biệt, bổ sung trà Kombucha không giống như những thức uống thông thường mà là một thức uống giàu giá trị dinh dưỡng. Theo đó, bạn sẽ được bổ sung thêm vitamin B, Polyphenol (giúp điều hoà chuyển hoá hấp thu).

Cảm ơn Star Kombucha - Sống Trendy uống Healthy đã đồng hành cùng chương trình!

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X