Hotline 24/7
08983-08983

Viêm tủy xương đốt sống: Nguyên nhân và dấu hiệu

Viêm tủy xương đốt sống là một trong những dạng viêm tủy xương hiếm gặp, gây ảnh hưởng đến các đốt sống. Nó thường được gây ra bởi tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. Bệnh đặc trưng với các triệu chứng đau nhức lưng khó chịu, sốt, mệt mỏi, sụt cân...

1. Viêm tuỷ xương đốt sống là gì?

Viêm tủy xương đốt sống xảy ra khi đoạn thân đốt sống và các mô xung quanh bị nhiễm trùng. Tình trạng này có thể được gây ra bởi các loại vi khuẩn, virus, nấm hoặc các vi sinh vật khác. Chúng có thể xâm nhập qua đường máu hoặc do các tình trạng nhiễm trùng lây lan gần đó.

 

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh viêm tủy xương đốt sống, nhưng phổ biến nhất là ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, theo thống kê tỷ lệ người trẻ tuổi mắc bệnh lý này đang ngày càng tăng cao do ảnh hưởng từ các bệnh lý mạn tính như suy giảm miễn dịch, ung thư, tiểu đường... Tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới.

2. Phân loại viêm tuỷ xương

Viêm tủy xương đốt sống được phân chia làm 2 dạng cấp tính và mạn tính. Cụ thể gồm:

- Viêm tủy xương đốt sống cấp tính: Đây là tình trạng nhiễm trùng khởi phát đột ngột, không có dấu hiệu báo trước với các dấu hiệu rõ rệt. Chúng phát sinh nhanh chóng và có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng cách.

- Viêm tủy xương đốt sống mạn tính: Thể mạn tính thường phát triển chậm trong thời gian dài, nhiều tháng hoặc nhiều năm. Tuy mức độ các triệu chứng thường nhẹ hơn so với thể cấp tính, nhưng nếu không điều trị kịp thời vẫn có thể gây ra những biến chứng khó lường.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tuỷ xương đốt sống

Viêm tủy xương đốt sống là một dạng nhiễm trùng xương hiếm gặp và xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là các tác nhân sau:

a. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus là tác nhân hàng đầu gây ra chứng viêm tủy xương đốt sống. Trong đó:

- Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn phổ biến gây viêm tủy xương đốt sống như Staphylococcus aureus, đây là loại vi khuẩn phổ biến nhất và thường thấy trong mũi và da.

- Các loại vi khuẩn khác như Streptococcus, Escherichia Coli hoặc Pseudomonas aeruginosa.

- Virus: Một số ít trường hợp bị viêm tủy xương đốt sống có thể là do nhiễm virus. Loại virus gây bệnh phổ biến nhất là virus herpes simplex. Chúng có khả năng gây viêm tủy sống.

- Nấm: Nhiễm nấm Candida hoặc Aspergillus cũng góp phần vào sự phát triển của bệnh viêm tủy xương đốt sống.

 

b. Chấn thương

Các chấn thương phổ biến như té ngã, va chạm mạnh khi chơi thể thao, tai nạn giao thông khiến có vật gì đó đâm vào xương làm tăng nguy cơ phát triển nhiễm trùng xương. Hậu quả dẫn đến viêm tủy xương đốt sống.

c. Các yếu tố nguy cơ khác

Ngoài những nguyên nhân trên, sự phát triển của viêm tủy xương đốt sống cũng có thể khởi phát do các yếu tố rủi ro sau:

- Suy giảm hệ thống miễn dịch

- Tuổi tác cao

- Mắc bệnh tiểu đường

- Suy dinh dưỡng

- Ung thư

- Suy thận mạn tính

- Nhiễm HIV/AIDS

- Lạm dụng thuốc corticosteroid kéo dài

- Dùng thuốc dạng tiêm truyền qua đường tĩnh mạch.

Xem thêm: Bệnh viêm tuỷ xương có nguy hiểm không?

4. Triệu chứng của viêm tuỷ xương đốt sống

Bệnh nhân bị viêm tủy xương đốt sống thường gặp các triệu chứng sau:

- Triệu chứng ban đầu:

+ Sưng viêm tại vị trí bị nhiễm trùng

+ Yếu đốt sống và các cơ xung quanh

+ Hạn chế khả năng cử động, thay đổi tư thế

+ Sốt, ớn lạnh và mệt mỏi

+ Vã mồ hôi

+ Suy nhược cơ thể, sụt cân.

- Triệu chứng giai đoạn nặng: Ở giai đoạn này, bệnh nhân viêm tủy xương đốt sống có thể gặp các triệu chứng suy nhược thần kinh. Điển hình với các triệu chứng như:

+ Liệt tứ chi.

+ Mất hoàn toàn khả năng di chuyển.

5. Những yếu tố nguy cơ gây ra viêm tuỷ xương đốt sống

Xương bình thường có khả năng chống nhiễm trùng. Đối với viêm tủy xương xảy ra, tình huống làm cho xương dễ bị tổn thương phải có mặt.

Chấn thương gần đây hoặc phẫu thuật chỉnh hình. Gãy xương nghiêm trọng hoặc thủng một vết thương sâu giúp bệnh nhiễm trùng một tuyến đường vào xương hoặc mô gần đó. Phẫu thuật để sửa chữa gãy xương hoặc thay thế các khớp cũng có thể vô tình mở một con đường cho vi trùng vào xương.

Vấn đề lưu thông. Mạch máu bị hư hỏng hoặc bị tắc, cơ thể hạn chế các tế bào chống nhiễm trùng cần thiết để giữ một nhiễm trùng nhỏ không phát triển lớn hơn. Điều làm cho một vết cắt nhỏ có thể tiến triển thành một vết loét sâu có thể tiếp xúc với mô sâu và nhiễm trùng xương. Những bệnh làm giảm tuần hoàn máu bao gồm:

- Bệnh tiểu đường

- Bệnh động mạch ngoại biên, thường liên quan đến hút thuốc lá.

- Bệnh tế bào hình liềm.

- Ống y tế xâm lấn.

Ống y tế kết nối bên ngoài với các cơ quan nội tạng. Các ống thường là cần thiết về mặt y tế, nhưng cũng có thể tạo đường cho vi trùng vào cơ thể. Ống y tế xâm lấn khiến tăng nguy cơ nhiễm trùng nói chung, có thể dẫn đến viêm tủy xương. Các ví dụ bao gồm:

- Chạy thận nhân tạo.

- Ống thông tiết niệu.

- Ống tiêm tĩnh mạch lưu dài, đôi khi được gọi là đường tĩnh mạch trung tâm, có thể cấy trong cơ thể trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

- Thuốc đường tĩnh mạch. Những người sử dụng thuốc đường tĩnh mạch có thể phát triển viêm xương tủy, vì thường sử dụng kim tiêm và không khử trùng da trước khi tiêm.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X