Nhận biết và phòng ngừa viêm tủy xương
Viêm tủy xương đốt sống là một trong những dạng viêm tủy xương hiếm gặp, gây ảnh hưởng đến các đốt sống. Bệnh đặc trưng với các triệu chứng đau nhức lưng khó chịu, sốt, mệt mỏi, sụt cân...Chính vì vậy, việc nhận biết và phòng ngừa bệnh là một điều rất quan trọng.
1. Tổng quan về viêm tuỷ xương
Viêm tủy xương là một tình trạng nhiễm khuẩn xương, bao gồm tủy xương và mô mềm xung quanh xương. Thường do các vi khuẩn như tụ cầu vàng hoặc liên cầu tạo máu gây ra, những vi khuẩn này thường xâm nhập vào xương thông qua hệ tuần hoàn máu, gây nhiễm trùng máu trước khi tập trung vào xương.
Vi khuẩn có thể xâm nhập vào xương từ máu trong cơ thể sau khi xảy ra chấn thương gãy xương, vết nứt, vết cắt, nhiễm trùng tai giữa, viêm phổi hoặc bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào khác. Bệnh này có thể phát triển nhanh chóng và gây đau đớn nặng, tuy nhiên cũng có trường hợp diễn biến từ từ và ít đau hơn.
2. Nguyên nhân của bệnh viêm tuỷ xương
Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm tủy xương là do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào xương thông qua các cách sau:
- Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn hoặc virus có thể lưu thông trong máu và lan truyền đến xương, chẳng hạn như viêm phổi, viêm niệu đạo, hoặc nhiễm trùng da.
- Vết thương trực tiếp: Một vết thương sâu, hở hoặc nhiễm trùng có thể cho phép vi khuẩn xâm nhập vào xương. Điều này có thể xảy trong trường hợp chấn thương, phẫu thuật hoặc các thủ tục y tế khác.
- Nhiễm trùng từ mô xung quanh: Nhiễm trùng từ các cấu trúc gần xương, chẳng hạn như mô mềm, dây chằng có thể lan truyền vào xương và gây viêm tủy xương.
3. Nhận biết các dấu hiệu của viêm tuỷ xương
Nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị viêm tủy xương là trẻ em từ 6 - 16 tuổi, chiếm đến hơn 80% các ca bệnh. Tùy theo thể bệnh và giai đoạn mà triệu chứng có thể rầm rộ hoặc kín đáo.
a. Dấu hiệu viêm tủy xương cấp tính
Viêm nhiễm trùng có thể gặp ở bất kỳ phần xương nào, trong đó phổ biến nhất là các đầu xương dài, xương mềm và có tủy đỏ,… viêm tủy xương cấp tính ở trẻ thường mang tính chất toàn thân, là biến chứng của viêm nhiễm đường hô hấp trên như viêm phế quản, viêm tai mũi họng,…
Người bệnh viêm tuỷ xương sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
- Triệu chứng nhiễm trùng toàn thân: Nếu viêm tủy xương tiến triển với nhiễm trùng toàn thân, người bệnh sẽ có các biểu hiện rầm rộ như rét run, sốt cao, vị trí gần xương viêm bị nóng đỏ,… Nếu có ban đỏ kèm sưng phồng phần mềm gần xương thì viêm đã nặng, mủ tích tụ vượt qua vỏ xương lan sáng phần mềm và khớp lân cận.
- Đau và hạn chế đi lại: Viêm sưng gây đau đớn tại khớp hoặc xương bị tổn thương. Triệu chứng đau sẽ nặng dần theo tiến triển bệnh, khiến người bệnh hạn chế hoạt động.
- Sưng mủ: Nếu viêm nhiễm trùng kéo dài có thể hình thành ổ áp xe ở chi, tại vị trí đó bùng nhùng mủ sờ thấy rõ, xung quanh sưng nóng và đỏ. Một vài trường hợp còn có lỗ mủ và chảy dịch ra ngoài. Mủ có mùi hôi tanh đặc trưng.
Đa phần triệu chứng viêm tủy xương cấp tính ở trẻ sẽ có triệu chứng đa dạng và rầm rộ hơn. Ở người lớn thường chỉ bị viêm đốt sống đĩa đệm gây đau âm ỉ, hạn chế vận động, khi ấn bị đau nhói, rối loạn đại tiểu tiện, liệt nếu viêm chèn ép thần kinh,…
Ngoài ra, nếu viêm tủy xương tự phát do tổn thương thì triệu chứng dễ phát hiện, còn viêm tủy xương thứ phát thường chẩn đoán chậm khi bệnh đã tiến triển thành mạn tính.
b. Dấu hiệu viêm tủy xương mạn tính
Đa phần các trường hợp mạn tính triệu chứng bệnh không rầm rộ, nhất là triệu chứng toàn thân. Các giai đoạn triệu chứng khởi phát thường xen kẽ nhau, song đây là bệnh lý nguy hiểm nhưng thường phát hiện muộn.
Viêm tủy xương mạn tính thường có lỗ rò từ xương ra ngoài da, mủ sẽ chảy qua đường này, đôi khi có cả mảnh xương chết đi theo. Nếu lỗ rò bị tắc, dịch bị tụ lại thì nhiễm khuẩn sẽ tái phát.
Xem thêm: Nguyên nhân và triệu chứng của viêm tuỷ xương
4. Các đối tượng có nguy cơ mắc viêm tủy xương
Đối tượng nguy cơ mắc bệnh viêm tủy xương có thể bao gồm:
- Tuổi tác: Bệnh viêm tủy xương thường xuất hiện ở người trưởng thành và người già. Nguy cơ mắc bệnh tăng lên khi bạn già đi.
- Giới tính: Cả nam và nữ đều có thể mắc bệnh viêm tủy xương, nhưng nam giới có nguy cơ cao hơn so với nữ giới.
- Tiền sử bệnh: Những người đã từng điều trị bằng phóng xạ hoặc hóa trị có nguy cơ mắc bệnh viêm tủy xương cao hơn.
- Di truyền: Một số trường hợp bệnh viêm tủy xương có liên quan đến di truyền. Nếu trong gia đình của bạn có người mắc bệnh này, bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Tiếp xúc với chất gây ung thư: Tiếp xúc lâu dài với các chất gây ung thư có thể tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tủy xương.
- Bệnh lý về máu: Một số bệnh lý về máu khác nhau, chẳng hạn như bệnh Down, bệnh Fanconi và bệnh Kostmann có thể tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tủy xương.
- Tiếp xúc với chất gây ung thư: Tiếp xúc lâu dài với các chất gây ung thư như benzen có thể tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tủy xương.
5. Các biện pháp phòng ngừa viêm tủy xương
Để không bị ảnh hưởng bởi triệu chứng đau nhức khó chịu cũng như biến chứng khó lường của bệnh viêm tủy xương đốt sống. Phòng bệnh luôn được xếp quan trọng hơn việc chữa bệnh và đối với bệnh viêm tủy xương cũng như vậy. Một số cách phòng bệnh viêm tủy xương người bệnh nên quan tâm đó là:
- Điều trị sớm và triệt để các ổ viêm nhiễm khuẩn trên bất cứ vị trí nào của cơ thể. Tốt nhất các bạn nên điều trị theo chỉ dẫn của các bác sĩ, tuân thủ thời gian và cách thức điều trị. Tránh để tình trạng viêm nhiễm lan rộng ra nhiều vị trí khác hay lan toàn thân.
- Đối với các vết thương ngoài da cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, dẫn lưu tốt tránh tình trạng nhiễm trùng thứ phát.
- Thăm khám và kiểm soát các bệnh lý về xương định kỳ. Sau các tổn thương nên kiểm tra tầm soát kết hợp tình trạng của xương để có thể phát hiện bệnh sớm. Nếu có có thể điều trị kịp thời.
- Tuyệt đối không tự ý chích rạch đay điều trị không hợp vệ sinh các vế mụn nhọt để tránh dẫn vi khuẩn ngược dòng vào bên trong gây nhiễm khuẩn huyết và viêm tủy xương.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình