Nguyên nhân và triệu chứng của viêm tuỷ xương
Viêm tủy xương là bệnh lý nhiễm khuẩn trong tủy xương và các mô mềm xung quanh qua vết cắt trên da hoặc nhiễm trùng khu vực khác tiến triển sang. Dù hiếm gặp song bệnh vô cùng nguy hiểm vì tiến triển nhanh, triệu chứng nặng nề.
1. Viêm tủy xương là bệnh lý như thế nào?
Viêm tủy xương là bệnh nhiễm khuẩn xương, tủy xương và mô mềm xung quanh xương. Vi khuẩn xâm nhập vào xương từ máu trong cơ thể sau khi xương bị gãy, nhọt, vết cắt trên da, nhiễm trùng tai giữa, viêm phổi hoặc các bệnh nhiễm trùng khác. Viêm tủy xương có thể diễn ra nhanh chóng và vô cùng đau đớn, tuy nhiên, một số trường hợp khác bệnh có thể hình thành từ từ.
Viêm tủy xương cấp tính thường biểu hiện các triệu chứng rõ ràng và ồ ạt. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển thành viêm tủy xương mạn tính, ảnh hưởng đến sự phát triển xương ở trẻ em hoặc gây gãy xương, nhiễm trùng hoại tử mô xương (chết xương).
2. Nguyên nhân gây viêm tủy xương
Viêm tuỷ xương là một dạng bệnh nhiễm trùng ở sâu trong tổ chức xương, nguyên nhân thường là vi khuẩn song vẫn có trường hợp do vi trùng hoặc nấm. Trẻ em là đối tượng dễ bị viêm tủy xương nhất.
Một số nguyên nhân khiến vi khuẩn xâm nhập được và gây nhiễm trùng tủy xương gồm:
a. Nhiễm trùng thứ phát từ tổ chức quanh xương
Vi khuẩn có thể từ da, cơ, dây chằng bị nhiễm trùng lan vào trong xương, đặc biệt là các tổn thương sâu và hở.
b. Nhiễm trùng thứ phát từ cơ quan khác
Nhiễm trùng từ các cơ quan khác trong cơ thể có thể lây qua đường máu vào tủy xương và gây viêm tủy xương.
c. Nhiễm trùng sau phẫu thuật xương
Phẫu thuật thực hiện loại bỏ kim loại, vật lạ hoặc can thiệp sau chấn thương thì nguy cơ bị nhiễm trùng tủy xương cao hơn.
Đối tượng nguy cơ cao bị mắc viêm tủy xương và bệnh tiến triển nặng là: người bị rối loạn tuần hoàn máu, tiểu đường, chấn thương hoặc phẫu thuật chỉnh hình, người mắc bệnh tĩnh mạch, tiêm chích ma túy,…
3. Dấu hiệu nhận biết viêm tuỷ xương
Đối tượng nguy cơ cao bị viêm tủy xương là trẻ em từ 6 - 16 tuổi, chiếm đến hơn 80% ca bệnh. Tùy theo thể bệnh và giai đoạn mà triệu chứng có thể rầm rộ hoặc kín đáo, cụ thể như sau:
a. Dấu hiệu viêm tủy xương cấp tính
Viêm nhiễm trùng có thể gặp ở bất cứ xương nào, trong đó phổ biến nhất là các đầu xương dài, xương mềm và có tủy đỏ,… viêm tủy xương cấp tính ở trẻ thường mang tính chất toàn thân, là biến chứng của viêm nhiễm đường hô hấp trên như viêm phế quản, viêm tai mũi họng,…
Người bệnh sẽ có các triệu chứng sau:
- Triệu chứng nhiễm trùng toàn thân: Nếu viêm tủy xương tiến triển với nhiễm trùng toàn thân, người bệnh sẽ có các biểu hiện rầm rộ như: rét run, sốt cao, vị trí gần xương viêm bị nóng đỏ,… Nếu có ban đỏ kèm sưng phồng phần mềm gần xương thì viêm đã nặng, mủ tích tụ vượt qua vỏ xương lan sáng phần mềm và khớp lân cận.
- Đau và hạn chế đi lại: Viêm sưng gây đau đớn tại khớp hoặc xương bị tổn thương. Triệu chứng đau sẽ nặng dần theo tiến triển bệnh, khiến người bệnh hạn chế hoạt động.
- Sưng mủ: Nếu viêm nhiễm trùng kéo dài có thể hình thành ổ áp xe ở chi, tại vị trí đó bùng nhùng mủ sờ thấy rõ, xung quanh sưng nóng và đỏ. Một vài trường hợp còn có lỗ mủ và chảy dịch ra ngoài. Mủ có mùi hôi tanh đặc trưng.
Đa phần triệu chứng viêm tủy xương cấp tính ở trẻ sẽ có triệu chứng đa dạng và rầm rộ hơn. Ở người lớn thường chỉ bị viêm đốt sống đĩa đệm gây đau âm ỉ, hạn chế vận động, khi ấn bị đau nhói, rối loạn đại tiểu tiện, liệt nếu viêm chèn ép thần kinh,… Ngoài ra, nếu viêm tủy xương tự phát do tổn thương thì triệu chứng dễ phát hiện, còn viêm tủy xương thứ phát thường chẩn đoán chậm khi bệnh đã tiến triển thành mạn tính.
b. Dấu hiệu viêm tủy xương mạn tính
Đa phần các trường hợp mạn tính triệu chứng bệnh không rầm rộ, nhất là triệu chứng toàn thân. Các giai đoạn triệu chứng khởi phát thường xen kẽ nhau, song đây là bệnh lý nguy hiểm nhưng thường phát hiện muộn.
Viêm tủy xương mạn tính thường có lỗ rò từ xương ra ngoài da, mủ sẽ chảy qua đường này, đôi khi có cả mảnh xương chết đi theo. Nếu lỗ rò bị tắc, dịch bị tụ lại thì nhiễm khuẩn sẽ tái phát.
Xem thêm: Phân loại các cấp độ của loãng xương
4. Các yếu tố nguy cơ gây viêm tủy xương
Xương bình thường có khả năng chống nhiễm trùng. Đối với tình trạng viêm tủy xương xảy ra, tình huống làm cho xương dễ bị tổn thương thường gặp:
Chấn thương gần đây hoặc phẫu thuật chỉnh hình: Gãy xương nghiêm trọng hoặc thủng một vết thương sâu giúp bệnh nhiễm trùng một tuyến đường vào xương hoặc mô gần đó. Phẫu thuật để sửa chữa gãy xương hoặc thay thế các khớp cũng có thể vô tình mở một con đường cho vi trùng vào xương.
Vấn đề lưu thông: Mạch máu bị hư hỏng hoặc bị tắc, cơ thể hạn chế các tế bào chống nhiễm trùng cần thiết để giữ một nhiễm trùng nhỏ không phát triển lớn hơn. Điều làm cho một vết cắt nhỏ có thể tiến triển thành một vết loét sâu có thể tiếp xúc với mô sâu và nhiễm trùng xương. Những bệnh làm giảm tuần hoàn máu bao gồm:
- Bệnh tiểu đường.
- Bệnh động mạch ngoại biên, thường liên quan đến hút thuốc lá.
- Bệnh tế bào hình liềm.
- Ống y tế xâm lấn: Ống y tế kết nối bên ngoài với các cơ quan nội tạng. Các ống thường là cần thiết về mặt y tế, nhưng cũng có thể tạo đường cho vi trùng vào cơ thể. Ống y tế xâm lấn khiến tăng nguy cơ nhiễm trùng nói chung, có thể dẫn đến viêm tủy xương.
- Chạy thận nhân tạo.
- Ống thông tiết niệu.
- Ống tiêm tĩnh mạch lưu dài, đôi khi được gọi là đường tĩnh mạch trung tâm, có thể cấy trong cơ thể trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
- Thuốc đường tĩnh mạch. Những người sử dụng thuốc đường tĩnh mạch có thể phát triển viêm xương tủy, vì thường sử dụng kim tiêm và không khử trùng da trước khi tiêm.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng
Bài viết có hữu ích với bạn?
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình