Viêm nhiễm hàm mặt - Nguyên nhân và cách chữa
Thói quen vệ sinh răng miệng kém là một trong những nguyên nhân dẫn đến sưng hàm, sưng mặt do viêm nhiễm vùng hàm mặt.
Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Mặc dù kháng sinh là sự lựa chọn ưu tiên cho nhiều trường hợp song có những bệnh lý vẫn phải phẫu thuật.
Những nguyên nhân gây ra viêm nhiễm
Do răng: Có thể bắt đầu từ một răng sâu không được hàn (trám) gây viêm tủy răng và biến chứng viêm quanh chóp răng. U hạt hoặc nang chân răng nhiễm khuẩn. Răng sang chấn do tai nạn, nghề nghiệp hoặc do khớp cắn mòn không đều dẫn tới hoại tử tủy răng. Tai nạn do mọc răng: răng sữa, răng vĩnh viễn và đặc biệt là răng khôn (răng số 8). Nhổ răng gây sang chấn huyệt, gây viêm ổ răng sau nhổ.
Do điều trị: Khi trị tủy răng các tổ chức nhiễm khuẩn, hóa chất hoặc chất hàn có thể qua lỗ chóp răng gây viêm quanh chóp răng; làm răng giả tháo lắp không đúng kỹ thuật gây tổn thương hàm, sang chấn phần mềm gây viêm loét hoặc làm mủ tại chỗ.
Các cầu chụp răng không chuẩn kích cỡ, không đúng vị trí làm dễ giắt thức ăn lâu ngày gây viêm nhiễm vùng quanh răng; biến chứng sau các loại phẫu thuật hàm mặt: các phẫu thuật nha chu, cắm ghép implant...
Nguyên nhân khác: Bội nhiễm từ các u - nang xương hàm; Các chấn thương hàm mặt: gãy xương hàm, gãy hở. Nhiễm khuẩn các tuyến nước bọt. Nhiễm khuẩn da, niêm mạc; Viêm amidan gây áp-xe, thành họng...
Ngoài ra, còn có các yếu tố thuận lợi tạo gây ra viêm nhiễm lan nhanh như: hệ thống tĩnh mạch mặt có vòng nối rất đa dạng và nối trực tiếp với hệ thống tĩnh mạch nội sọ. Hệ thống bơm của các cơ vùng mặt rất đa dạng, tạo điều kiện cho các yếu tố viêm nhiễm lan đi.
Miệng là cửa ngõ đi vào của thức ăn, tiếp xúc đa dạng với môi trường nên dễ nhiễm khuẩn. Vi khuẩn trong môi trường miệng phong phú, đặc biệt là vi khuẩn yếm khí (gram âm).
Các biện pháp điều trị
Trường hợp viêm nhiễm nặng phải rạch dẫn lưu mủ ra ngoài miệng. Đường rạch đủ rộng, trực tiếp vào ổ mủ, mọi ngóc ngách, bơm rửa nhiều lần bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc thuốc sát khuẩn. Đặt dẫn lưu và bơm rửa hằng ngày. Xử lý triệt để các nguyên nhân gây bệnh.
Dùng phối hợp nhiều kháng sinh, đặc biệt các kháng sinh chống vi khuẩn Gr (-), yếm khí. Tốt nhất là dùng theo kháng sinh đồ. Có thể uống hoặc tiêm thuốc giảm đau trong những trường hợp đau nhiều.
Nâng cao thể trạng: bồi phụ nước, điện giải (vì bệnh nhân sốt, đau, không ăn được).
Hạn chế bệnh bằng cách nào?
Vệ sinh răng miệng hàng ngày sau ăn, ít nhất trong thời gian 2- 5 phút. Khám răng miệng và lấy cao răng định kỳ 6 tháng một lần. Hàn (trám) răng sâu nếu có; trị triệt để các viêm nhiễm vùng miệng, họng; dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý trị và không đến những nơi điều trị không đúng chuyên khoa răng hàm mặt.
Những nguyên nhân gây ra viêm nhiễm
Do răng: Có thể bắt đầu từ một răng sâu không được hàn (trám) gây viêm tủy răng và biến chứng viêm quanh chóp răng. U hạt hoặc nang chân răng nhiễm khuẩn. Răng sang chấn do tai nạn, nghề nghiệp hoặc do khớp cắn mòn không đều dẫn tới hoại tử tủy răng. Tai nạn do mọc răng: răng sữa, răng vĩnh viễn và đặc biệt là răng khôn (răng số 8). Nhổ răng gây sang chấn huyệt, gây viêm ổ răng sau nhổ.
Do điều trị: Khi trị tủy răng các tổ chức nhiễm khuẩn, hóa chất hoặc chất hàn có thể qua lỗ chóp răng gây viêm quanh chóp răng; làm răng giả tháo lắp không đúng kỹ thuật gây tổn thương hàm, sang chấn phần mềm gây viêm loét hoặc làm mủ tại chỗ.
Các cầu chụp răng không chuẩn kích cỡ, không đúng vị trí làm dễ giắt thức ăn lâu ngày gây viêm nhiễm vùng quanh răng; biến chứng sau các loại phẫu thuật hàm mặt: các phẫu thuật nha chu, cắm ghép implant...
Nguyên nhân khác: Bội nhiễm từ các u - nang xương hàm; Các chấn thương hàm mặt: gãy xương hàm, gãy hở. Nhiễm khuẩn các tuyến nước bọt. Nhiễm khuẩn da, niêm mạc; Viêm amidan gây áp-xe, thành họng...
Ngoài ra, còn có các yếu tố thuận lợi tạo gây ra viêm nhiễm lan nhanh như: hệ thống tĩnh mạch mặt có vòng nối rất đa dạng và nối trực tiếp với hệ thống tĩnh mạch nội sọ. Hệ thống bơm của các cơ vùng mặt rất đa dạng, tạo điều kiện cho các yếu tố viêm nhiễm lan đi.
Miệng là cửa ngõ đi vào của thức ăn, tiếp xúc đa dạng với môi trường nên dễ nhiễm khuẩn. Vi khuẩn trong môi trường miệng phong phú, đặc biệt là vi khuẩn yếm khí (gram âm).
Các biện pháp điều trị
Trường hợp viêm nhiễm nặng phải rạch dẫn lưu mủ ra ngoài miệng. Đường rạch đủ rộng, trực tiếp vào ổ mủ, mọi ngóc ngách, bơm rửa nhiều lần bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc thuốc sát khuẩn. Đặt dẫn lưu và bơm rửa hằng ngày. Xử lý triệt để các nguyên nhân gây bệnh.
Dùng phối hợp nhiều kháng sinh, đặc biệt các kháng sinh chống vi khuẩn Gr (-), yếm khí. Tốt nhất là dùng theo kháng sinh đồ. Có thể uống hoặc tiêm thuốc giảm đau trong những trường hợp đau nhiều.
Nâng cao thể trạng: bồi phụ nước, điện giải (vì bệnh nhân sốt, đau, không ăn được).
Hạn chế bệnh bằng cách nào?
Vệ sinh răng miệng hàng ngày sau ăn, ít nhất trong thời gian 2- 5 phút. Khám răng miệng và lấy cao răng định kỳ 6 tháng một lần. Hàn (trám) răng sâu nếu có; trị triệt để các viêm nhiễm vùng miệng, họng; dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý trị và không đến những nơi điều trị không đúng chuyên khoa răng hàm mặt.
BS. Nguyễn Trọng Lân
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình