Uống cà phê buổi sáng có tốt hơn buổi chiều không?
Nhiều người tranh cãi uống cà phê buổi sáng sẽ tốt cho hệ thần kinh, trong khi một số nghiên cứu khác lại cho rằng uống cà phê buổi chiều vẫn tốt hơn buổi sáng.
Uống cà phê buổi sáng có tốt không?
Theo tờ báo Huffpost, người uống cà phê để tỉnh táo sẽ rất quen thuộc với các lợi ích này. Cà phê giúp hệ thần kinh tỉnh táo và giúp chúng ta phản ứng nhanh, tập trung cao độ hơn.
Tuy nhiên, uống cà phê cũng có mặt tiêu cực. Người uống nhiều chất caffeine sẽ bị tác dụng phụ, trong đó nói ngọng, co giật cơ, buồn nôn, lo sợ và mất ngủ.
Vậy ta nên uống cà phê vào thời điểm nào trong ngày nếu ta muốn có năng lượng làm việc hiệu quả. Đây là một số điều các nhà nghiên cứu và dinh dưỡng học cho hay:
Nên uống cà phê vào thời điểm nào trong ngày?
Thời gian uống cà phê sẽ bị ảnh hưởng do độ tuổi
Đối với một người lớn trẻ tuổi, uống cà phê buổi sáng sẽ giúp ta tăng hiệu suất công việc. một nghiên cứu vào năm 2016 cho thấy nhiều sinh viên uống cà phê nhiều vào buổi sáng.
Các nhà khóa học làm thí nghiệm về trí nhớ ở nhóm nguời này từ 6 giờ sáng đến 2 giờ chiều và họ thấy uống cà phê buổi sáng giúp cải thiện công việc. Hiệu suất công việc không được cải thiện cho lắm đối với người uống cà phê vào buổi chiều.
Tuy nhiên, chúng ta không nên đánh giá thấp về lợi ích của việc uống cà phê vào buổi chiều. Người lớn tuổi có thể bị suy giảm trí nhớ. Tuy nhiên, một nghiên cứu vào năm 2002 được thực hiện ở nhóm người hơn 65 tuổi uống một tách cà phê 30 phút trước khi làm một bài kiểm tra đã chứng minh họ đã cải thiện việc giảm thiểu trí nhớ.
Tác dụng gây tỉnh táo của cà phê còn phụ thuộc vào nhịp sinh học của cơ thể mỗi người
Chất caffeine của cà phê sẽ có tác dụng sau khi uống, vì vậy người dùng cần phải giữ tỉnh táo trước khi uống một ly cà phê.
Tamar Samuels, một nhà dinh dưỡng học và đồng sáng lập công ty y tế Culina cho biết: “Nếu bạn có thể chịu được chất caffeine sau khi uống cà phê dù sáng hay chiều, bạn cần phải giữ tỉnh táo từ một đến sáu giờ sau. Bạn cần phải có chiến lược khi uống caffeine tùy thuộc vào ngày”.
Cà phê sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc tùy theo nhịp sinh học cơ thể
Zhaoping Li, một giáo sư chuyên về y dược và người thuộc khoa dinh dưỡng lâm sàng thuộc Đại học bang California của thành phố Los Angeles cho biết: “Cơ thể mỗi người có nhịp sinh học khác nhau. Khi sử dụng chất caffeine để đánh thức bản thân không có nghĩa là cơ thể tỉnh táo hoàn toàn. Người uống có thể tỉnh người hơn nhưng vẫn cảm thấy lờ đờ. Cách cơ thể phản ứng với thức ăn, các chất dinh dưỡng như caffeine sẽ khác nhau hoàn toàn. Cơ thể mỗi người sẽ có phản ứng tốt nhất khác nhau”.
Bà Li khẳng định vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể chỉ ra uống cà phê buổi sáng sẽ tốt hơn buổi chiều hay ngược lại. Theo bà, mỗi người nên uống cà phê vào thời điểm khác nhau trong ngày để biết được hiệu quả công việc và cảm xúc của mình.
Tuy nhiên, khi một người cảm thấy hồi hộp, mất ngủ, bồn chồn hoặc cơ thể nhạy cảm với chất caffeine hay không muốn làm việc quá sức người đó không nên uống cà phê quá khuya.
Bà Samuels nói: “Quy tắc thứ nhất, càng uống nhiều cà phê, bạn sẽ càng tỉnh táo và tập trung hơn. Nhóm người nhạy cảm với chất caffeine cần hạn chế uống cà phê vào buổi sáng nhằm tránh mất ngủ, lo sợ, tim đập nhanh và các triệu chứng khác do uống nhiều caffeine”.
Uống cà phê có đúng là sẽ khiến tim đập nhanh?
Một nghiên cứu cho thấy thói quen uống cà phê thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ tim đập nhanh chẳng hạn như rung tâm nhĩ hay nguy cơ trống ngực.
Bài nghiên cứu được đăng trong tạp chí JAMA Internal Medicine cho thấy hơn 386.000 người uống cà phê hơn ba thập kỷ và nhóm người này được so sánh với nhóm người bị rối loạn nhịp tim, trong đó có đối tượng rung tâm nhĩ.
Bác sĩ chuyên về rối loạn nhịp tim, tiến sĩ Gregory Marcus, một giáo sư ở hoa tim mạch thuộc Đại học bang California thành phố San Francisco cho biết trong cuộc nghiên cứu rằng sau khi điều chỉnh nhân khẩu học, lối sống hằng ngày và các điều kiện gây ảnh hưởng tim mạch, thói quen uống cà phê hằng ngày giảm 3% nguy cơ rối loạn nhịp tim.
Tìm kiếm gene liên quan đến quy trình chuyển hóa caffeine
Gne CYP1A2 còn được gọi là “gene của cà phê”, chúng bổ sung quy trình chuyển hóa chất caffeine. Một người có gene hoạt động đúng có thể bị các thói quen thường ngày gây ảnh hưởng như hút thuốc, quy trình chuyển hóa cà phê vẫn diễn ra bình thường. Điều này có nghĩa là người đó vẫn uống được cà phê bình thường.
Khi gene đột biến, tỷ lệ chuyển hóa cà phê có thể bị chậm lại và cà phê sẽ tồn tại lâu trong co thể.
Trong phân tích gene, nghiên cứu không tìm ra mối liên hệ giữa suy giảm chuyển hóa cà phê và nguy cơ rối loạn tim.
Theo ông Marcus và đội nghiên cứu tại Đại học bang California thuộc thành phố San Francisco quan điểm cà phê gây ra trống ngực là một nghiên cứu cũ, trong đó bao gồm một nghiên cứu chú trọng đến cơ thể nam giới.
Ngày nay, nghiên cứu khoa học đã có cách nhìn nhận khác. Ông Marcus cho hay uống cà phê có kiểm soát sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe nhiều hơn tác hại.
Theo nghiên cứu trên, lợi ích của caffeine và cà phê có thể giảm nguy cơ ung thư, tiểu đường, bệnh tim và nguy cơ tử vong.
Trọng Dy (dịch)
Tin tức Covid-19 nóng nhất trên cả nước:
- Cập nhật thông tin Vi rút Corona - Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh Covid 19
- Tin tức COVID-19 ngày 30/8: Sau 1 tuần, ổ dịch Thanh Xuân Trung có 302 ca, nhiều gia đình 4-5 người nhiễm
- Tin tức COVID-19 ngày 29/8: Thêm 344 người bệnh COVID-19 tử vong tại 14 địa phương
- Tin tức COVID-19 ngày 28/8: Thêm 12.097 ca ở 39 tỉnh thành, 12.375 người khỏi bệnh
- Tin tức COVID-19 ngày 27/8: Thêm 17.428 ca COVID-19
- Tin tức COVID-19 ngày 26/8: Thêm 11.575 người mắc COVID-19, hơn 5.600 ca cộng đồng
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình