Hotline 24/7
08983-08983

Tự trắc nghiệm xem bạn có mắc suyễn?

PGS-TS-BS Lê Thị Tuyết Lan, TT Chăm sóc hô hấp BV Đại học Y Dược TPHCM, khuyên chúng ta nên thử trả lời 8 câu hỏi sau đây để phòng suyễn.

Thời tiết chuyển lạnh là lúc đáng lo nhất đối với những người mắc bệnh hen suyễn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện có khoảng hơn 100 triệu người trên toàn thế giới đang bị hen suyễn.

Hen suyễn không chỉ khiến cho bệnh nhân giảm năng suất lao động, hạn chế sinh hoạt cá nhân mà còn trở thành gánh nặng cho xã hội.

Điều đáng nói là tỉ lệ mắc bệnh này trên toàn thế giới đang ngày càng gia tăng mà nhiều nhất là trẻ em ở những vùng đang đô thị hóa. Thêm nữa, cơn suyễn có thể xảy ra ngắn hoặc dài đến có thể gây ra tử vong cho người bệnh.
 

Trong môi trường sống là gia đình, các chuyên gia về bệnh phổi cảnh báo rằng trẻ sẽ thuộc vào nhóm nguy cơ cao bị suyễn nếu cha mẹ bị suyễn mà trẻ bị lác sữa, chàm hay viêm mũi dị ứng.

Nếu trẻ bị khò khè 3 lần trong 6 tháng qua thì nên được điều trị như suyễn.

Một nghiên cứu quốc tế ISAAC (The International Study of Asthma and Allergies in Childhood) đã từng được thực hiện tại TPHCM vào năm 2004. Và sau đó, Christopher Lai, tác giả của nghiên cứu này, đã cho biết tỉ lệ trẻ em 12, 13 tuổi bị khò khè ở TPHCM là 29,1%, cao hơn gấp đôi nước đứng thứ hai ở châu Á là Nhật (13,4%). Christopher Lai cũng đã gọi TPHCM là “thủ đô hen suyễn”.

Vậy thì lúc nào chúng ta nên nghĩ đến khả năng mình bị bệnh suyễn để đi khám và điều trị ? PGS-TS-BS Lê Thị Tuyết Lan, Trung tâm Chăm sóc hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, khuyên chúng ta nên thử trả lời 8 câu hỏi sau đây:

- Từng có một hay nhiều cơn thở rít nghe như tiếng huýt sáo khi thở ra bao giờ chưa?

- Có những cơn ho gây khó chịu về đêm hay về sáng và lúc thức dậy thì nặng hơn không?

- Đêm ngủ có bị thức giấc bởi cơn ho hay khó thở không?

- Sau khi vận động mạnh (chạy, tập thể dục…), bạn có bị ho, thở rít, khò khè hay nặng ngực không?

- Có bị những vấn đề về hô hấp trong một mùa nhất định nào đó trong năm không?

- Có ho, khò khè hay nặng ngực khi hít phải chất kích thích nào đó trong không khí không? (Ví dụ như khi bước vào một nơi nào đó hay làm một việc gì đó như: dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng...).

- Có từng bị những đợt cảm lạnh “nhập vào phổi” hay cảm lạnh mà phải điều trị hơn 10 ngày mới hết không?

- Khi dùng những thuốc làm giãn phế quản thì những triệu chứng hô hấp có giảm không?

Nếu câu trả lời là có chỉ cần với một trong những câu hỏi nêu trên thì bạn đã phải cần đến bác sĩ chuyên khoa hô hấp để khám.

Theo BS-CK1 Lê Như Sơn - Người lao động

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X