Hotline 24/7
08983-08983

Từ A - Z về viêm âm đạo: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Theo thống kê của Bộ Y tế, có tới 90% phụ nữ Việt mắc các bệnh phụ khoa. Trong đó, viêm âm đạo là căn bệnh chị em hay mắc phải nhất. Điều đáng lo ngại là không chỉ những phụ nữ đã lập gia đình mà cả các thiếu nữ chưa từng quan hệ tình dục cũng có thể mắc căn bệnh này.

Viêm âm đạo là gì?

Viêm âm đạo là tình trạng viêm nhiễm ở vùng kín, nguyên nhân chính là do sự mất cân bằng hệ vi sinh âm đạo. Đây là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây viêm âm đạo

Viêm âm đạo do nấm

Viêm vùng kín do nấm là căn bệnh rất thường gặp, bệnh có tỷ lệ tái phát cao và khó điều trị dứt điểm. Hầu hết viêm âm đạo do nấm là do C. albicans (nấm Candida), cư trú ở 15 - 20% phụ nữ không mang thai và 20 - 40% phụ nữ mang thai.

Viêm âm đạo do vi khuẩn

Viêm âm đạo do vi khuẩn là viêm âm đạo lây nhiễm phổ biến nhất. Nguyên nhân là do sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại và suy giảm vi khuẩn có lợi Lactobacillus trong môi trường âm đạo. Yếu tố nguy cơ đối với bệnh thường liên quan trực tiếp tới vấn đề quan hệ tình dục không an toàn.

Viêm âm đạo do ký sinh trùng

Viêm âm đạo do Trichomonas (ký sinh trùng nguyên sinh có roi) thường lây truyền qua đường tình dục. Nhiễm Trichomonas có thể làm tăng nguy cơ phụ nữ mắc các bệnh đường tình dục như lậu, giang mai, HIV…

Do vệ sinh vùng kín chưa đúng cách

Vệ sinh vùng kín chưa đúng cách, nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt, hậu sản, thai nghén cũng là yếu tố dẫn tới viêm âm đạo:

  • Sử dụng sản phẩm dung dịch vệ sinh có độ pH không phù hợp, chứa nhiều hóa chất tạo màu, tạo mùi…
  • Thụt rửa sâu âm đạo.
  • Sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh để tắm rửa.
  • Thực hiện các thủ thuật y khoa không đảm bảo vô trùng.
Vệ sinh vùng kín chưa đúng cách dẫn tới viêm âm đạo

 

Triệu chứng của bệnh viêm âm đạo

Dịch âm đạo tiết bất thường

Bình thường dịch tiết âm đạo có màu trắng như lòng trắng trứng, hơi dai và có mùi tanh nhẹ. Nếu dịch tiết có sự biến đổi về thể chất, màu sắc và mùi như màu vàng, xanh, vón cục, mùi hôi, tanh nồng… thì đây thường là dấu hiệu cảnh báo âm đạo bị viêm.

Đau rát khi giao hợp

Trong quan hệ tình dục, sự hưng phấn kích thích các hormone, dịch tiết tiết ra làm trơn âm đạo, giúp việc quan hệ trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi âm đạo bị viêm, bạn thường cảm thấy khó nhập cuộc và đau rát khi “yêu”.

Ra máu bất thường, ngứa âm đạo

Tình trạng máu kinh chảy ít hơn hoặc tiết bất thường hoặc máu kinh ra nhiều kèm những cơn đau dữ dội, máu có màu đen sẫm… có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm âm đạo do nấm, ung thư cổ tử cung.

Ngoài ra, ngứa ngáy xung quanh vùng kín cũng là một trong những dấu hiệu của viêm âm đạo, thường bắt gặp nhất khi viêm âm đạo do nấm men hoặc do Trichomonas.

Vùng kín ra máu bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm âm đạo do nấm

Các câu hỏi thường gặp về viêm âm đạo

Viêm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?

Viêm âm đạo khi mang thai không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị từ sớm. Trường hợp viêm kéo dài tới lúc sinh, trẻ sinh ra có nguy cơ bị dính nấm vào niêm mạc miệng, viêm da hoặc sinh non. Do đó, mẹ bầu nên thăm khám phụ khoa định kỳ, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.

Viêm âm đạo khi mang thai không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị từ sớm

Chữa viêm âm đạo tốn nhiều thời gian không?

Thời gian điều trị viêm âm đạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, thể trạng người bệnh, loại thuốc điều trị… Nếu được chẩn đoán và xử lý sớm, thời gian khỏi bệnh sẽ nhanh hơn. Bên cạnh đó, để rút ngắn thời gian chữa trị, bạn nên kết hợp sử dụng thuốc và thay đổi chế độ sinh hoạt, vệ sinh, ăn uống theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Bị viêm âm đạo cần chú ý gì trong ăn uống và sinh hoạt không?

Khi bị viêm âm đạo và đang trong quá trình điều trị, bạn không nên ăn đồ cay nóng, hải sản và sử dụng chất kích thích. Thay vào đó, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, tỏi… để bổ sung vitamin và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Uống nhiều nước và tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Điều trị viêm vùng kín đúng cách, an toàn

Người bệnh cần kiên trì và tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn từ bác sĩ sản khoa. Ngoài sử dụng thuốc, bạn nên:

- Vệ sinh âm hộ hàng ngày, sau mỗi lần đi tiểu, đại tiện, quan hệ tình dục, thời kỳ kinh nguyệt. Tốt nhất nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ 1 - 2 lần/ngày để phòng ngừa viêm âm đạo.

- Lựa chọn sản phẩm dung dịch vệ sinh thích hợp, an toàn, dịu nhẹ. Sản phẩm vệ sinh vùng kín cần đảm bảo tiêu chí như: Làm sạch nhẹ nhàng, khử mùi hôi, góp phần dưỡng da, giảm ngứa, ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa. Nồng độ pH từ 3.8 - 4.5 phù hợp với sinh lý âm đạo của phụ nữ Á Đông.  

- Luôn giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch.

- Không sử dụng khăn, vật lạ đưa sâu vào trong âm đạo để vệ sinh.

- Tránh mặc quần chật, bó sát, thường xuyên thay quần lót để đảm bảo vùng kín luôn khô thoáng, sạch sẽ.

- Băng vệ sinh phải đảm bảo sạch, đủ thấm và còn thời gian sử dụng. Thay băng vệ sinh mỗi 4 - 5 tiếng 1 lần.

- Không nên dùng xà bông hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín.

- Không nên dùng nước bẩn có chứa nhiều vi sinh vật như nước ao hồ, kênh rạch… để tắm rửa.

Nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ 1 - 2 lần/ngày để phòng ngừa viêm âm đạo

 

 

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X