Hotline 24/7
08983-08983

Trong đại dịch COVID-19, cần cảnh giác cao độ với đột quỵ

Trước thông tin bệnh nhân mắc COVID-19 sẽ có tỉ lệ đột quỵ cao hơn và nguy hiểm hơn khiến nhiều người lo lắng, nhất là người bệnh có sẵn các bệnh lý nền, BS.CK2 Trần Lê Thanh Tâm - khoa Nội thần kinh - Đột quỵ Bệnh viện Gia An 115 đã giải đáp chi tiết thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

1. COVID-19 làm gia tăng người bệnh đột quỵ?

Theo quan sát của BS, trong đại dịch COVID-19, tỷ lệ người bị đột quỵ tăng giảm như thế nào? Có thông tin rằng bệnh nhân đột quỵ trong đại dịch COVID-19 với tình trạng nặng hơn, trong đó tỷ lệ xuất huyết não nhiều hơn, điều này có đúng không ạ?

BS.CK2 Trần Lê Thanh Tâm: Đột quỵ não đã được ghi nhận ở những bệnh nhân mắc COVID-19, đặc biệt là những trường hợp nặng. Tuy nhiên, hiện cơ chế bệnh chưa rõ ràng có phải do viêm hệ thống và gây tăng đông sau nhiễm virus hay không. Đột quỵ liên quan nhiều cơ chế bệnh sinh, do đó cần nhiều nghiên cứu cỡ mẫu lớn hơn để xác định giả thuyết này.

Theo một nghiên cứu ở 2.050 bệnh nhân mắc COVID-19, tỉ lệ đột quỵ thiếu máu não chiếm 1% và xuất huyết não chiếm 0,2%. Sau khi khảo sát chẩn đoán thì 60% bệnh nhân đột quỵ nguyên nhân không liên quan COVID-19, và 6 ca đột quỵ nghĩ có liên quan COVID- 19 và cả 6 ca này đều bị thở máy trước khi đột quỵ xảy ra. Nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ độ quỵ ở bệnh nhân mắc COVID-19 dưới 2% và hầu hết những trường hợp này có yếu tố nguy cơ đột quỵ trước đó.

Theo khảo sát của Hội Tim mạch Hoa kỳ từ một số nghiên cứu đa quốc gia đa trung tâm ghi nhận những bệnh nhân mắc COVID-19 bị đột quỵ, tỉ lệ đột quỵ thiếu máu là 74,8%, xuất huyết não là 21% và huyết khối tĩnh mạch não là 4,2%. Đa số bệnh nhân đều có yếu tố nguy cơ mạch máu trước đó, chỉ có 24,4% không có yếu tố nguy cơ mạch máu. Và trong số bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não 44,5% bị tắc mạch máu lớn và 10% tắc mạch máu nhỏ.

BS.CK2 Trần Lê Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa Nội  thần kinh - Đột quỵ Bệnh viện Gia An 115

2. Dịch COVID-19 phức tạp, tầm soát đột quỵ sao cho an toàn?

Nghe đến đột quỵ, nhiều người lo lắng và muốn đi tầm soát nhưng đồng thời cũng e ngại dịch COVID-19. BS có thể đưa ra hướng dẫn: trong mùa dịch nên tầm soát đột quỵ hay không, làm sao để đảm bảo an toàn?

BS.CK2 Trần Lê Thanh Tâm: Đột quỵ là nguyên nhân tử vong hàng đầu thế giới, bệnh có thể để lại di chứng nặng nề cho bản thân, gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa và ngày càng gia tăng. Trước đây, bệnh nhân đột quỵ thường ở độ tuổi từ 50-60 trở lên nhưng nay xảy ra từ 40-45 tuổi, thậm chí ở độ tuổi 20-30. Tầm soát nguy cơ đột quỵ là cách chủ động bảo vệ bản thân, phát hiện sớm các nguy cơ để cải thiện/điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra đột quỵ.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, số ca nhiễm tăng lên nhanh chóng, mỗi người càng cần chú ý tự bảo vệ bản thân và gia đình của mình. Nghiêm túc thực hiện theo những hướng dẫn của Bộ Y tế 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế) chung sống an toàn với dịch bệnh.

Bệnh viện là nơi thường tập trung đông người, vậy làm thế nào để theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân và gia đình một cách tiện lợi, an toàn? Tốt nhất nên đến những bệnh viện, cơ sở y tế có các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn và có quy trình tiếp nhận, sàng lọc, khám bệnh, phân loại, cách ly theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế, Sở Y tế để đảm bảo an toàn, không dễ xảy ra lây nhiễm chéo.

>>> Xem thêm các bài viết về đột quỵ TẠI ĐÂY

3. Gói tầm soát đột quỵ cần có những xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh nào?

Gói tầm soát đột quỵ tại BV Gia An 115 gồm những xét nghiệm gì, bao lâu có kết quả, bệnh nhân có thể về trong ngày không ạ?

BS.CK2 Trần Lê Thanh Tâm: Bệnh viện Gia An 115 là một trong số ít bệnh viện tại TPHCM có thể tiếp nhận và điều trị đột quỵ với tất cả các kỹ thuật: điều trị nội khoa tích cực, thuốc tiêu sợi huyết, can thiệp mạch máu não, phẫu thuật não.

Gói khám tầm soát nguy cơ đột quỵ được đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh - Đột quỵ Bệnh viện Gia An 115 xây dựng khi thấy thực tế các bệnh nhân đột quỵ ngày càng trẻ, số bệnh nhân bị tàn tật do đột quỵ cũng có xu hướng tăng mạnh. Với gói khám này, Bệnh viện Gia An 115 hi vọng sẽ ngày càng có nhiều người dự phòng được đột quỵ.

Gói khám tầm soát nguy cơ đột quỵ được xây dựng với những chỉ định giúp phát hiện nguy cơ đột quỵ như Doppler động mạch cảnh, Doppler xuyên sọ, Chụp cộng hưởng từ não- mạch não… giúp phát hiện chính xác dị dạng bất thường mạch máu não như phình/hẹp/tắc, các bệnh lý liên quan đến động mạch cảnh… dễ dẫn đến đột quỵ nhồi máu não hay xuất huyết não.

Ngoài ra, trong gói khám còn giúp tầm soát các yếu tố nguy cơ đột quỵ qua các xét nghiệm máu như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu…. Quy trình quản lý mẫu bằng hệ thống ống nghiệm vận chuyển tự động, hạn chế tối đa lây nhiễm, đưa ra kết quả nhanh chóng và chính xác, bảo đảm an toàn trong suốt quá trình thực hiện.

Sau khi tầm soát, người khám sẽ được tư vấn kỹ lưỡng về phác đồ điều trị nếu có bệnh. Bạn hầu như không mất thời gian chờ đợi (đặc biệt là nếu bạn có đăng ký trước). Bạn có thể về trong ngày với đầy đủ thông tin cần thiết và được tư vấn tận tình.

Kỳ tới: Sau đột quỵ, lịch tái khám thế nào, có được đi máy bay, xe khách?

Tất cả những điều cần biết về “thời gian vàng” trong cấp cứu đột quỵ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X