Hotline 24/7
08983-08983

Phân biệt dấu hiệu đột quỵ với COVID-19 và triệu chứng sau tiêm vắc xin?

Trong dịch bệnh, tỷ lệ đột quỵ đã có sự thay đổi. Để tránh nhầm lẫn dấu hiệu bệnh đột quỵ với COVID-19 cũng như các tác dụng phụ sau tiêm vắc xin COVID-19, mời bạn cùng theo dõi những chia sẻ của TTND.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội quỵ Việt Nam, Nguyên giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện 108 trong bài viết sau.

1. Trong mùa dịch COVID-19, tỷ lệ đột quỵ thay đổi ra sao?

Dịch bệnh COVID-19 khiến chúng ta quên đi trong cuộc sống còn nhiều mặt bệnh nguy hiểm khác, trong đó có đột quỵ. Trước tiên xin hỏi BS, dịch bệnh tác động như thế nào đến tỷ lệ đột quỵ trong thời gian vừa qua?

GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Hiện nay, đột quỵ liên tục xảy ra và chiếm tỷ lệ rất cao, có thể dẫn đến tử vong và nguy cơ khuyết tật lớn. Theo dự đoán, xu hướng đột quỵ sẽ tiến triển trong những năm tới do tác động của đời sống, nhu cầu xã hội, môi trường và nhiều yếu tố khác.

Giữa đột quỵ và COVID-19 có liên quan đến nhau. Theo các thống kê, tỷ lệ người đột quỵ trong mùa dịch COVID-19 chiếm khoảng 56%. Do đó, chúng ta có thể thấy COVID-19 có liên quan đến đột quỵ với một tỷ lệ rất nhỏ, chủ yếu là đột quỵ thiếu máu não. Bởi người bệnh COVID-19 có nguy cơ bị đông máu, viêm mạch, tổn thương tim, đây là những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

2. “Thời gian vàng” quan trọng như thế nào với người đột quỵ?

Nhờ GS một lần nữa nhắc lại mốc “thời gian vàng” trong đột quỵ để quý độc giả hiểu rõ hơn! Đến bệnh viện trễ, điều trị muộn, người bệnh đột quỵ sẽ gánh chịu hậu quả như thế nào?

GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Riêng đột quỵ, thời gian là yếu tố rất quan trọng trong chữa trị. Tất cả các biện pháp đặc hiệu như tiêu huyết khối, can thiệp loại bỏ huyết khối đều cần có thời gian. Nếu bệnh nhân điều trị quá muộn, tổ chức não sẽ bị tổn thương.

Theo thống kê, khi não không được nuôi dưỡng trong 2 phút thì tổ chức não xung quanh sẽ chết, hoại tử. Thông thường, lưu lượng máu lên não khoảng 60 - 70%.

  • Nếu lưu lượng máu thấp dưới 10ml/100g não/phút, não sẽ không hoạt động và bị hoại tử.
  • Nếu lưu lượng máu từ 15 - 45ml/100g não/phút, tế bào não vẫn có thể chưa bị chết hoặc hoại tử nhưng sẽ không hoạt động được.

Do đó, bệnh nhân đột quỵ cần được đưa đến bệnh viện nhanh nhất có thể. Nếu càng đến muộn thì não càng hoại tử nhiều, để lại nhiều khuyết tật nặng nề và tỷ lệ tử vong cao hơn.

3. Xử lý ra sao khi người thân có dấu hiệu đột quỵ?

Nên xử trí ra sao khi người thân có dấu hiệu đột quỵ, thưa GS? Trong khi chờ xe cấp cứu, gia đình có thể làm gì và không nên làm gì? Đặc biệt, trong thời gian dịch bệnh, cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn khi đến bệnh viện, tránh tình trạng “bệnh chồng bệnh”, tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh?

GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Khi thấy người thân ngã hoặc đang ngủ mà có những dấu hiệu khác thường nghi ngờ đột quỵ, chúng ta có thể xử lý như sau:

  • Cố gắng để bệnh nhân nằm trên giường, nghiêng đầu sang một bên.
  • Nếu bệnh nhân có xu hướng co giật, cần cố định bệnh nhân lại.
  • Nếu bệnh nhân không lưu thông đường thở, tắc đờm dãi hoặc nôn trớ thì cần giải quyết đường thở lưu thông bằng cách kéo lưỡi ra.
  • Không nên cho bệnh nhân ăn bất cứ gì vì có thể sẽ dẫn đến tình trạng phổi hít, sặc vào phổi.
  • Không bế sốc, không đứng xung quanh bệnh nhân.
  • Gọi ngay cho cấp cứu để kịp thời đưa đến bệnh viện.

Người nhà cũng nên lưu ý rằng, không phải cái gì mình nghĩ tốt cho bệnh nhân đều là đúng mà có thể đem lại tác dụng ngược, làm nặng nề hơn tình trạng. Chẳng hạn như chúng ta nghĩ rằng cần phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện lớn mới có thể điều trị đột quỵ. Tuy nhiên, nếu bệnh viện đó quá xa, di chuyển lâu thì sẽ làm mất đi “thời gian vàng” - cơ hội để điều trị cho bệnh nhân. Theo đó, người nhà nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện có khả năng cấp cứu điều trị gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Hiện, các bệnh viện huyện đều có khả năng cấp cứu đột quỵ.

Đặc điểm của COVID-19 là rất dễ lây lan (qua đường hô hấp, tiếp xúc). Do đó, chúng ta cũng cần thực hiện đúng theo khuyến cáo 5K để tránh lây nhiễm chéo kể cả trên đường đến bệnh viện hoặc trong bệnh viện.

4. Mệt mỏi, chóng mặt: Tác dụng phụ của vắc xin COVID-19 hay dấu hiệu đột quỵ?

Mẹ em vừa được tiêm vắc xin COVID-19, sau đó bà mệt mỏi, chóng mặt. Đây có phải tác dụng phụ của vắc xin không, hay triệu chứng của đột quỵ ạ? Vì mẹ em có bệnh tiểu đường, mà những dấu hiệu này chung chung quá nên em cũng sợ.

Mong BS tư vấn giúp em, làm sao để phân biệt đâu là tác dụng phụ của vắc xin, đâu là dấu hiệu đột quỵ cần lưu ý. Em cảm ơn ạ. (Trần Thị Cẩm Tiên - tientran...@yahoo.com)

GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Hiện nay, tiêm ngừa vắc xin COVID-19 là việc làm rất quan trọng để bảo vệ chúng ta trong mùa dịch. Không chỉ riêng vắc xin COVID-19 mà bất kỳ vắc xin nào khi đưa vào cơ thể cũng sẽ gây ra một số phản ứng tại chỗ như đau, sưng đỏ chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi…

Để phân biệt giữa phản ứng phụ của vắc xin và dấu hiệu đột quỵ, chúng ta có thể dựa vào yếu tố sau:

  • Đột quỵ không có triệu chứng sốt.
  • Đột quỵ có triệu chứng yếu liệt nửa người, nói ngọng, nói khó, nói líu lưỡi, miệng méo hoặc rối loạn ý thức.

5. Khả năng phục hồi sau đột quỵ dựa vào yếu tố nào?

Khả năng phục hồi sau khi bị đột quỵ dựa vào những yếu tố nào, thưa GS? Bên cạnh điều trị, phục hồi theo hướng dẫn của GS, việc dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ có giúp ích gì cho người bệnh? (Ngọc Hương - bạn đọc hỏi qua fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời)

GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Các công trình nghiên cứu đã xác định, khả năng phục hồi của đột quỵ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

  • Vị trí tổn thương não.
  • Khối lượng tổn thương.
  • Thời gian đến bệnh viện.
  • Tuổi tác.
  • Các bệnh lý nền.

Đây là những yếu tố giúp chúng ta tiên lượng sự tiến triển, cũng như những di chứng của đột quỵ.

Sau đột quỵ, chúng ta có thể sử dụng thực phẩm chức năng, chẳng hạn như NattoEnzym. Các thực phẩm chức năng sẽ giúp chúng ta hạn chế việc hình thành cục máu đông và ổn định huyết áp. Tuy nhiên, với những trường hợp đột quỵ thiếu máu não thì không nên dùng thực phẩm chức năng này.

6. Tác dụng phòng ngừa đột quỵ của Nattokinase?

Nhờ BS hướng dẫn giúp em làm cách nào để phòng ngừa hiệu quả? Em muốn dùng NattoEnzym, trong đó thấy có Nattokinase, xin GS tư vấn cụ thể giúp em thành phần này có tác dụng ra sao trong việc phòng ngừa đột quỵ?

Đã có nghiên cứu nào về tính hiệu quả của nó chưa? Dựa vào tiêu chí nào để biết sản phẩm này có hiệu quả, an toàn hay không? Vì dùng một sản phẩm cho cơ thể mình nên em muốn kỹ một chút. Mong BS tư vấn giúp em ạ. (Nguyễn Văn Hậu - bạn đọc hỏi qua hotline AloBacsi 08983 08983)

GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Thực phẩm chức năng Nattokinase có chiết xuất từ đậu tương lên men của Nhật. Hiện, trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng của Nattokinase như tại châu Âu, châu Mỹ, Hàn Quốc, Việt Nam, riêng Nhật có khoảng trên 20 công trình nghiên cứu.

Bên cạnh đó, Nattokinase còn được sản xuất từ Nhật Bản và được đóng dấu JNKA dựa trên 4 tiêu chí đảm bảo an toàn:

  • Nattokinase phải lên men bằng lợi khuẩn Bacillus Subtilis.
  • Hàm lượng Nattokinase phải đạt trên 2.000 FU/ngày.
  • Hoạt tính Nattokinase phải đo bằng đơn vị FU.
  • Sản phẩm được chứng minh an toàn.

Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về sự an toàn của Nattokinase và sử dụng để phòng ngừa đột quỵ.

7. Không thể đi khám phình mạch máu do dịch bệnh, theo dõi ra sao tại nhà?

Tôi năm nay 31 tuổi, bị phình mạch máu rộng 5mm, cao 3,5mm, trong tình hình dịch bệnh tôi ngại đi khám. BS cho tôi hỏi như vậy có nguy hiểm không và liệu tôi có thể điều trị bằng cách nào tại nhà không? (Bình Minh)

GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Hiện, mạch máu của bạn đã có đường kính 3,5mm, đây là tình trạng phình mạch to và nguy cơ vỡ rất lớn. Do đó, khi dịch bệnh ổn định, bạn nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa để can thiệp mạch.

Nguyên nhân dẫn đến vỡ mạch thường do tăng huyết áp hoặc gắng sức. Do đó, trong thời gian chưa thể đến bệnh viện, bạn nên tránh tình trạng tăng huyết áp hoặc lao động gắng sức. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

8.  Đau ngực trái dữ dội là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Thưa BS, ba con bị đau ngực trái dữ dội, mỗi lần đau khoảng vài tiếng và khoảng 5 tháng nay thì ba con không bị tái lại cơn đau. Vậy ba con có nguy cơ bị bệnh gì không ạ, ba con hơi thừa cân ạ? (Hoàng Việt)

GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Đau ngực trái là biểu hiện ban đầu của bệnh liên quan đến tim. Đó là biểu hiện cơn đau ngực dữ dội điển hình hoặc không điển hình, thành cơn hoặc không thành cơn.

Theo những thông tin bạn chia sẻ, bạn nên đưa ba đến cơ sở bệnh viện có chuyên khoa tim mạch để tầm soát lại bằng các biện pháp như: điện tim, siêu âm tim, chụp cắt lớp lồng ngực, chụp động mạch vành… để kiểm tra xem tim có gặp vấn đề gì không.

Nếu bị thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, có thể dẫn đến tử vong và tàn tật cả đời. Hiện, ba của bạn còn bị thừa cân nên cần được tầm soát càng sớm càng tốt.

Đau ngực còn có thể là dấu hiệu của đau thần kinh liên sườn, viêm phổi,… Nếu xác định được căn nguyên thì chúng ta có thể dùng thuốc để dự phòng.

9. Tiền sử đột quỵ, tiêm vắc xin COVID-19 cần lưu ý gì?

Năm nay tôi 55 tuổi, được BS chẩn đoán là đột quỵ không rõ nguyên nhân sau tiêm ngừa COVID-19 3 tuần và đang điều trị online với BV S.I.S Cần Thơ. Vậy cho tôi hỏi đến thời điểm tiêm mũi thứ 2, tôi cần chuẩn bị gì để tiêm và tôi có thể dùng thêm NattoEnzym được không ạ? (Lương Lê)

GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Theo thống kê, sau mắc COVID-19 khoảng 10 ngày, chúng ta có thể xuất hiện biểu hiện cơ chế đông máu, dấu hiệu dẫn đến đột quỵ.

Theo đó, nếu bạn đã tiêm mũi 1 vắc xin COVID-19 và đã ổn định thì bạn vẫn có thể tiêm mũi 2 vắc xin cùng loại. Trước khi tiêm vắc xin, bạn sẽ được khám sàng lọc để kiểm tra tình trạng sức khoẻ nên hoàn toàn có thể yên tâm.

Bạn cũng có thể dùng NattoEnzym vì nó có thể giúp cho bạn dự phòng đột quỵ và có tác dụng hạn chế hình thành cục máu đông.

10. Nhồi máu cơ tim, có được dùng NattoEnzym không?

Nhờ sự tư vấn của BS Thông, mình phát hiện ra ba mình có triệu chứng nhồi máu cơ tim, được đưa đi cấp cứu kịp thời. Xin được chân thành cảm ơn Bác và mong BS tư vấn thêm là ba mình có thể dùng NattoEnzym không? (Hoài Thu)

GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Ba của bạn bị nhồi máu cơ tim, đó là một loại của đột quỵ. Đột quỵ tim chủ yếu là do tắc mạch. Do đó, NattoEnzym sẽ giúp cho ba bạn hạn chế tắc mạch và quá trình hình thành cục máu đông, búi xơ động mạch. Tuy nhiên, chúng ta nên dùng duy trì NattoEnzym trong thời gian dài và theo hướng dẫn của hãng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cảm ơn Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ngừa tai biến, đột quỵ Nattoenzym - Dược Hậu Giang đã đồng hành cùng chương trình!

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X