Dấu hiệu nhận biết đột quỵ và triệu chứng cảnh báo đột quỵ tái phát
Nhận biết dấu hiệu đột quỵ cũng như xử trí đúng cách khi xuất hiện những triệu chứng này để đến cơ sở y tế trong thời gian vàng là điều tiên quyết để cứu sống người bệnh. Những lời khuyên từ GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông sẽ hữu ích với bạn khi chẳng may xảy ra tình huống này.
1. Vì sao nhận biết sớm dấu hiệu đột quỵ mang ý nghĩa “sống còn” cho người bệnh?
Nhận biết sớm dấu hiệu đột quỵ mang ý nghĩa như thế nào trong việc điều trị cũng như quá trình phục hồi sau này thưa BS?
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Trong đột quỵ, “Time is Brain” - Não là thời gian. Chỉ 2 phút sau khi não không được nuôi dưỡng hoặc nuôi dưỡng kém thì tổ chức não sẽ bị hoại tử. Chúng ta phải cứu sống não bằng cách đảm bảo cung lượng máu lên não và bác sĩ sẽ thực hiện điều đó.
Do đó, chúng ta đến bệnh viện muộn bao nhiêu thì tổ chức não càng bị hoại tử bấy nhiêu. Đó là ý nghĩa của thời gian vàng: thời gian để cứu não.
2. Dấu hiệu nhận biết đột quỵ - FAST là gì?
Truyền thông thường nhắc đến dấu hiệu đột quỵ với FAST. Xin BS giải thích rõ hơn về ý nghĩa của mỗi chữ cái trong từ này ạ?
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: FAST là tiêu chuẩn nhận biết đột quỵ của thế giới, rất dễ nhớ:
F là Face (mặt): Người bệnh xệ một bên mặt, méo miệng.
A là Arm (tay): Tê yếu, liệt một bên tay, chân.
S là Speech (ngôn ngữ): Nói khó, nói ngọng.
T là Time (thời gian): Khi thấy những dấu hiệu này hãy gọi ngay cấp cứu (115) hoặc đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất có khả năng chẩn đoán, điều trị đột quỵ để đảm bảo thời gian vàng.
3. Ngoài FAST, còn dấu hiệu nào cảnh báo sớm đột quỵ?
Ngoài FAST, theo GS còn dấu hiệu nào giúp nhận biết sớm hơn đột quỵ? Những triệu chứng này thường xuất hiện bao lâu trước khi xảy ra cơn đột quỵ thựa sự, thưa GS?
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: FAST là dấu hiệu cơ bản cảnh báo đột quỵ. Nếu chúng ta đưa đến bệnh viện sớm sẽ hạn chế được khối máu tụ, tổ chức não bị tổn thương.
Ngoài ra còn rất nhiều dấu hiệu khác, trong đó có 5 dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ thường gặp trong thực hành lâm sàng như đột nhiên tê bì, yếu nửa người (tay, chân); đột nhiên nói khó, vụng về; đột nhiên mờ một mắt hoặc cả hai; khó cử động; đột nhiên đau đầu dữ dội.
4. Các bước sơ cấp cứu người bị đột quỵ
Những dấu hiệu như GS vừa chia sẻ, đôi khi người nhà còn nhầm lẫn. Vậy trong trường hợp có triệu chứng nghi ngờ, thì người thân tự kiểm tra cho người nhà như thế nào để biết chắc đây là đột quỵ, thưa GS?
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Khi thấy người nhà tự nhiên tiếp xúc khó, tê yếu tay chân thì nên:
- Đặt người bệnh lên giường, tư thế thoải mái, đầu hơi cao 25-30 độ.
- Nếu người bệnh nôn thì xoay đầu về một bên để nôn ra ngoài.
- Nếu người bệnh bị tụt, kẹt lưỡi, thở khó thì phải dùng kéo lưỡi ra.
Người bệnh cắn răng thì có thể dùng cuộn gạc, khăn kẹp lại một bên để không bị cắn vào lưỡi. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, người bệnh còn có thể lên cơn co giật.
Đây là những động tác chúng ta có thể thực hiện, đồng thời liên hệ ngay cấp cứu 115 hoặc đến cơ sở y tế.
Bên cạnh đó, không được cho người bệnh ăn - uống bất kỳ thứ gì, kể cả nước uống, thuốc huyết áp. Lưu ý, không cạo gió, xoa bóp… Có những trường hợp chúng tôi tiếp nhận, người nhà nhầm lẫn với cảm mạo nên cạo gió, bế xốc lên, sau cùng người bệnh lại nặng thêm.
Nhiều người đặt ra câu hỏi, vì sao không cho bệnh nhân, uống thuốc huyết áp? Trong đột quỵ, đột quỵ thiếu máu não chiếm khoảng 80-85%, chúng ta cần giữ huyết áp đó để đủ cung lượng máu lên não, có thể đẩy cục máu đông lên vị trí khác. Người ta đã xác định, trong đột quỵ thiếu máu não, huyết áp (tâm thu) tối đa trên 230mmHg mới xử lý, nhưng phải từ từ, không làm hạ ngay lập tức.
Nếu chúng ta vì quá lo sợ, cho người bệnh uống thuốc huyết áp thì rất nguy hiểm, khi đó không đủ cung lượng máu lên não. Bởi tăng huyết áp đó là cơ thể tăng huyết áp phản ứng để đủ cung lượng máu lên não. Đó là lý do chúng ta không nên cho người bệnh uống thuốc hạ huyết áp.
Đột quỵ chảy máu não có sự khác biệt, mặc dù cũng cần hạ huyết áp xuống nhưng không được để quá thấp. Vì vậy, tốt nhất là nhanh chóng gọi cấp cứu 115 hoặc nếu không liên hệ được thì gọi taxi đến cơ sở y tế gần nhất có khả năng chẩn đoán, điều trị đột quỵ.
Trong quá trình di chuyển, không bế sốc người bện, lồng tay đưa nhẹ nhàng đưa lên ghế và cắt cử người nhà theo dõi. Nếu ở vùng sâu, vùng xa, không có taxi thì có thể cáng võng đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất. Sau đó, y bác sĩ sẽ giúp sơ cứu và nếu không có khả năng điều trị sẽ được chuyển đến bệnh viện tuyến trên. Nhưng lưu ý, phải càng nhanh, càng sớm sẽ càng tốt.
FAST - dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
5. Phân biệt thiếu máu lên não và đột quỵ?
Thưa BS, tôi 42 tuổi, bị thiếu máu lên não, vậy tôi có nguy cơ đột quỵ không? Thi thoảng tôi có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt và có cả tê bì chân tay nữa. Vậy làm sao để phân biệt triệu chứng do thiếu máu lên não hay đột quỵ? Xin cảm ơn BS. (Nguyễn Thảo Trang - quyen211...@gmail.com)
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: 42 là đã bước vào giai đoạn tuổi trung niên. Tuổi cao (trung niên và cao tuổi) là một trong những yếu tố nguy cơ của đột quỵ. Thực tế, hiện nay 42 tuổi cũng đã có nguy cơ, nhất là khi đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa.
Tuy nhiên, một số dấu hiệu bạn mô tả đau đầu, chóng mặt, hoa mắt và tê bì chân tay… có thể lẫn trong rất nhiều bệnh lý. Ví dụ như rối loạn giấc ngủ, căng thẳng, đái tháo đường… Nhưng nếu đã có tuổi cùng với bệnh nền (tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch…) và xuất hiện những triệu chứng trên thì trước mắt cần nghĩ đến đột quỵ và đi khám để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân. Chúng ta đừng để nhầm lẫn rồi chần chừ.
6. Gia đình có tiền sử đột quỵ, dùng NattoEnzym được không?
Độ tuổi nào thì dùng NattoEnzym được thưa BS? Nhà tôi có chú và bố từng mất vì đột quỵ. Vì vậy, các anh em trong nhà cung đều lo sợ căn bệnh này nên muốn phòng ngừa. (Nguyễn Như - Hà Nội)
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Tiền sử gia đình có người bị đột quỵ, thì đó là yếu tố nguy cơ của căn bệnh này.
Nattokinase trong NattoEnzym và NattoEnzym Red Rice giúp hỗ trợ, phòng ngừa đột quỵ qua cơ chế, giúp giảm sự hình thành huyết khối (cục máu đông) bằng cách ngăn chặn quá trình biến Fibrinogen thành Fibrin. Hoặc khi đã hình thành huyết khối thì sẽ có tác dụng làm tiêu cục huyết khối.
Gia đình bạn có yếu tố nguy cơ, tôi nghĩ là bạn có thể dùng NattoEnzym và NattoEnzym Red Rice để dự phòng đột quỵ. Tuy nhiên phải xác định lại, chú và bố bạn bị đột quỵ loại gì, đột quỵ chảy máu não hay thiếu máu não, tìm ra nguyên nhân để từ đó ngăn ngừa cho hợp lý.
7. NattoEnzym và NattoEnzym Red Rice khác nhau thế nào?
NattoEnzym và NattoEnzym Red Rice khác nhau thế nào? Tôi thấy có 2 loại nên chưa biết nên dùng loại nào thì tốt? Mong được BS tư vấn. Xin cảm ơn.
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: NattoEnzym giúp chúng ta dự phòng cục máu đông, được làm từ những hạt đậu tương, lên men tự nhiên bằng lợi khuẩn Bacillus. NattoEnzym và NattoEnzym Red Rice đều chứa enzym nattokinase giúp chúng ta giải quyết, hỗ trợ dự phòng cục máu đông, ổn định huyết áp, làm cho thành mạch trơn láng. Riêng NattoEnzym Red Rice còn có thêm men gạo đỏ, có tác dụng chống vữa xơ động mạch, hạn chế các rối loạn chuyển hóa lipid.
Đối với đột quỵ thiếu máu não, khi tăng huyết áp làm bong mảng vữa xơ gây tắc mạch. Do đó, khi sử dụng NattoEnzym Red Rice giúp chúng ta có thêm giải pháp chống vữa xơ động mạch, hạ lipid máu, đem lại hiệu quả tốt hơn.
8. NattoEnzym có hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ tái phát?
Thưa BS, xin hỏi người đã bị đột quỵ não hiện đã đỡ rồi nhưng giờ vẫn bị run tay chân, giảm xúc giác, vậy có dùng NattoEnzym được không, thưa BS? (Đỗ Đăng Dương)
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: NattoEnzym không chỉ giúp chúng ta dự phòng đột quỵ mà còn tránh tái phát bởi những cơ chế như tôi đã nói ở trên: giảm sự hình thành cục máu đông, duy trì ổn định huyết áp, nếu dùng NattoEnzym Red Rice thì còn giúp hạn chế mảng xơ vữa động mạch. Với người đột quỵ, thường xảy ra run tay. Nhưng NattoEnzym không chữa run tay, mà nó giúp dự phòng đột quỵ.
Tôi nghĩ rằng, đã có đột quỵ thì cần xác định đó là đột quỵ thiếu máu não, hay chảy máu não. NattoEnzym chủ yếu giúp chúng ta dự phòng đột quỵ thiếu máu não. Tuy nhiên, đối với người đột quỵ chảy máu não, khi đã điều trị ổn định và nếu có thêm những yếu tố như vữa xơ động mạch, đái tháo đường… thì vẫn có thể sử dụng NattoEnzym.
9. Dấu hiệu nhận diện đột quỵ tái phát
Tôi biết FAST xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân là dấu hiệu đột quỵ. Vậy, khi tái phát đột quỵ, liệu chúng ta có cảm nhận được không, thưa BS? (Hoan Trần)
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Trong đột quỵ để lại nhiều di chứng với mức độ khác nhau. Nhẹ thì vẫn có cảm giác, có thể tập tễnh đi lại… Nặng thì hôn mê, rối loạn ý thức, để lại di chứng tàn tật nặng nề.
Như vậy, đối với người đột quỵ nặng, rối loạn nhận thức thì rất khó phân biệt dấu hiệu tái phát đột quỵ. Còn trường hợp nhẹ vẫn có thể phân biệt được. Ví dụ, tay chân của người bệnh hiện đã yếu liệt, nếu đột quỵ tái phát sẽ thấy tình trạng này nặng hơn, hoặc đang tập nói và có tiến triển tốt nhưng đột nhiên nói ngọng… Đây là những dấu hiệu nhận biết đột quỵ tái phát.
Trong trường hợp đột quỵ nặng, người bệnh rất khó nhận biết được dấu hiệu tái phát, khi đó gia đình phải quan sát kỹ hơn. Chẳng hạn, người bệnh đang điều trị, tập luyện nhẹ nhàng với sự hỗ trợ của gia đình thì đột nhiên không nói được, đau đầu quá mức, chân tay yếu nặng hơn.
10. Đau nửa đầu có liên quan đến đột quỵ?
Tôi đọc các bài viết thì thấy đau nửa đầu có liên quan đến đột quỵ. Vậy mình nên làm gì trong trường hợp này, thưa BS?
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Đau nửa đầu (migraine) là tình trạng mang yếu tố gia đình, thường xuất hiện ở nữ, trẻ tuổi. Nhất là khi gặp những yếu tố nguy cơ như sau sinh, gia đình có người thân (bố, mẹ, anh, chị…) bị đau nửa đầu.
Đau nửa đầu là đau thành từng cơn. Những pha đau đầu của migraine co thắt mạch và giãn mạch. Và khi co thắt mạch sẽ dẫn đến thiếu máu não. Người ta đã xác định, những người bị đau nửa đầu lâu dài, nếu không được điều trị có thể dẫn đến đột quỵ. Mặc dù nguy cơ xa nhưng nó vẫn có khả năng xảy ra bởi những cơn thiếu máu não.
Do đó, nếu bạn bị đau nửa đầu thì cần phải điều trị, trong đó dự phòng là chính. Thầy thuốc sẽ phải tìm hiểu rất nhiều vấn đề liên quan gia đình, yếu tố sinh hoạt, thời tiết, nội tiết tố người phụ nữ… Khi đã xác định đó là đau nửa đầu thì phải xử lý tình trạng này, từ đó giúp dự phòng đột quỵ tốt hơn.
11. Vì sao người đái tháo đường dễ bị đột quỵ?
Tôi vẫn chưa hiểu cơ chế đái tháo đường liên quan thế nào đến đột quỵ. Mong rằng BS giải đáp để tôi hiểu rõ hơn. Xin cảm ơn. (Thanh Quyên)
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Đái tháo đường là nguy cơ chủ yếu dẫn đến đột quỵ. Bởi đái tháo đường làm tổn thương thành mạch, tạo thành mảng bám, mảng vữa xơ, từ đó các thành phần trong máu bám vào đó và khi bong ra sẽ dẫn đến đột quỵ thiếu máu não.
Hơn nữa, máu của người đái tháo đường có độ quánh nhiều hơn, nên tuần hoàn vi thể bên ngoài ngoại vi của nó giảm đi, người bệnh có thể tê bì tay chân và có thể tắc mạch ngoại vi, dẫn đến đột quỵ.
Đái tháo đường cũng làm tăng huyết áp - yếu tố nguy cơ quan trọng của đột quỵ. Đái tháo đường làm độ đặc quánh của máu tăng, cung lượng máu từ não đến các nơi khác không đủ nên tim phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến tăng huyết áp. Khi thành mạch bị tổn thương, tim phải làm việc tăng lên dẫn đến vừa tăng huyết áp, vừa tổn thương thành mạch - một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Cảm ơn Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ngừa tai biến, đột quỵ Nattoenzym - Dược Hậu Giang đã đồng hành cùng chương trình!
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình