Hotline 24/7
08983-08983

Người bệnh nền “đứt thuốc” trong mùa dịch, nguy cơ đột quỵ thế nào?

Việc “đứt thuốc” trong thời gian dài giãn cách xã hội vì dịch COVID-19 cùng với sự e ngại khi tái khám dù, hiện nay đã bước vào giai đoạn “bình thường vô tình đẩy người bệnh đứng trước nguy cơ đột quỵ.

1. Người bị bệnh nền, nguy cơ đột quỵ ra sao?

Theo Tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), những cơn đột quỵ đang là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 trên thế giới và là nguyên nhân nằm trong top đầu gây tàn tật ở người trưởng thành. Hiện có khoảng 17 triệu người mắc đột quỵ mỗi năm, với khoảng 6 triệu người tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng nặng nề.

Đột quỵ là hậu quả của tổng hòa nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ, trong đó 3 yếu tố nguy cơ hàng đầu đưa đến đột quỵ chính là những bệnh nền như: đái tháo đường, cao huyết áp, tăng cholesterol.

Cụ thể, việc tăng đường huyết ở người đái tháo đường sẽ làm tổn thương mạch máu và đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, tăng tích tụ các mảng xơ vữa trong lòng mạch, gây tắc nghẽn, từ đó có thể đưa đến đột quỵ.

Không chỉ vậy, những người mắc đái tháo đường thường kèm theo bệnh tăng huyết áp - đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ. Tăng huyết áp làm tăng áp lực thường xuyên của dòng máu lên trên thành mạch làm cho thành mạch bị dãn dần ra và xuất hiện những tổn thương.

Những tổn thương này xuất hiện ngày càng tăng ở các mạch máu não, nếu áp lực dòng máu đột ngột tăng cao (gặp trong những cơn cao huyết áp ác tính) có thể làm cho mạch máu bị vỡ ra gây xuất huyết não.

Nếu bị những tổn thương nhỏ, hệ thống tiểu cầu và các sợi fibrin sẽ đến để vá lại vết thương và hình thành các cục máu đông, cộng thêm tình trạng rối loạn mỡ máu, thừa cholesterol thường gặp ở những người cao huyết áp làm cho thành mạch bị dày lên, lâu dần dẫn đến bít tắc các mạch máu. Dù là tình trạng vỡ hay bít tắc các mạch máu não đều làm ngừng trệ việc cung cấp máu, gây ra thiếu máu cục bộ tại não và xuất hiện những triệu chứng đột quỵ.

Trong khi đó, tăng cholesterol trong máu có thể khiến cho chất béo tích tụ trong động mạch. Điều này làm cho các động mạch bị thu hẹp và cứng lại, khiến máu khó lưu thông hơn. Tăng cholesterol cũng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông - “thủ phạm” gây ra đột quỵ nhồi máu não.

Nếu hình dung mạch máu não như hệ thống ống nước thì tiểu đường khiến thành ống giòn, dễ vỡ. Tăng cholesterol làm cho lòng ống bám nhiều rong rêu, rác rến, lỡ may một đống rác to đùng trôi tới (cục máu đông) mắc kẹt ở đoạn ống nước hẹp, ống nước lập tức bị nghẹt (nhồi máu não), hoặc đột nhiên dòng nước chảy qua quá mạnh (tăng huyết áp), ống nước sẽ bị tan vỡ (xuất huyết não).

2. Người bệnh nền “đứt thuốc” trong mùa dịch, làm sao phòng ngừa đột quỵ?

Sử dụng thuốc đúng và đủ theo chỉ định của bác sĩ là một trong những vấn đề quan trọng giúp ngăn ngừa biến chứng ở người mắc bệnh mạn tính như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường hay rối loạn lipid máu.

Tuy nhiên, tình trạng giãn cách xã hội trong thời gian dài vì dịch COVID-19 đã việc nhận thuốc cũng trở nên khó khăn hơn, nhiều trường hợp còn rơi vào hoàn cảnh “đứt thuốc”. Dù hiện nay đã bước sang giai đoạn “bình thường mới” nhưng sự hiện diện của COVID-19 vẫn khiến người bệnh e ngại tái khám. Trong khi đó, những yếu tố căng thẳng, stress luôn bủa vây. Đây là điều kiện thuận lợi khiến người bệnh đối diện với những biến chứng luôn rình rập, trong đó có đột quỵ.

Làm sao để phòng ngừa đột quỵ hiệu quả trong tình huống này?
Khi việc giãn cách xã hội kết thúc, nên ưu tiên làm gì để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là giảm nguy cơ đột quỵ?

Để giải đáp thắc mắc này của bạn đọc, AloBacsi đã mời Thầy thuốc Nhân dân.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Nguyên Giám đốc Trung tâm đột quỵ - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tham gia chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Người bệnh nền “đứt thuốc” trong mùa dịch, nguy cơ đột thế nào?”.

Chương trình sẽ được phát sóng vào lúc 14g, thứ 7, ngày 23/10/2021 trên AloBacsi.com, Youtube AloBacsi, Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời.

Ngay từ bây giờ, bạn đọc có câu hỏi và băn khoăn về vấn đề này hãy gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua website AloBacsi.vn, email kbol@alobacsi.vn, Inbox câu hỏi trực tiếp qua Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời để chuyên gia trả lời trực tiếp trong chương trình.

Cảm ơn Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ngừa tai biến, đột quỵ Nattoenzym - Dược Hậu Giang đã đồng hành cùng chương trình!

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X