- Khẩn trương đưa người bệnh đến chỗ râm mát, thoáng gió, tránh đông
người, cởi bỏ bớt và nới rộng quần áo, chườm nước lạnh ở hõm nách,
bẹn...
- Trường hợp nặng, người bệnh bất tỉnh nhân sự thì lập tức dùng ngón tay
cái lần lượt bấm mạnh huyệt nhân trung (ở điểm nối 1/3 trên với 2/3
dưới của rãnh mũi môi) và huyệt thập tuyên (ở đỉnh cao nhất của 10 đầu
ngón tay), có tác dụng khai khiếu (làm thức tỉnh) và tiết nhiệt (thải
nhiệt, giải nhiệt), giật tóc mai.
Dười đây là một số bài thuốc trị say nắng hiệu quả với lá tre:
Bài 1: Lá tre, lá sắn dây mỗi thứ một nắm, rửa sạch, vẩy khô, giã vắt lấy nước cốt cho người bệnh uống.
Bài 2: Bí xanh một miếng khoảng 150g, gọt vỏ, ép lấy nước, cho thêm vài hạt muối, chia 2 - 3 lần cho người bệnh uống.
Bài 3: Bột sắn dây 2 - 3 thìa canh hòa vào nước đun sôi để nguội, thêm đường chia 2-3 lần cho bệnh nhân uống ngay.
Bài 4: Mía tươi 2 đoạn, giã vắt lấy nước chia 2 - 3 lần cho bệnh nhân uống ngay.
Bài 5: Rau má, lá tre, lá hương nhu, củ sắn dây mỗi thứ 12g sắc uống ngày 1 thang, uống 3 thang.
Bài 7: Lá hương nhu tươi 50g (khoảng 1 nắm), muối ăn 1g. Cách dùng: Rửa sạch hương nhu, cho muối vào, giã nát, cho vào 150ml nước đun sôi để nguội, nghiền kỹ, dùng vải thưa sạch lọc vắt lấy nước uống cả một lần. Trẻ em tùy tuổi mà uống ít đi.
Sau đó 2-3 giờ, nếu bệnh nhân còn mệt, còn khát nước, cho uống thêm một lần nữa.
Bài 8: Lá tre tươi 30g, lá hương nhu tươi 30g, gừng tươi 3 lát. Tất cả đem rửa sạch, cho vào ấm sắc với 300ml nước còn 200ml, cho bệnh nhân uống cả một lần. Trẻ em tùy tuổi mà giảm liều lượng.
Bài 9: Lá tre tươi 12g, hương nhu tươi 16g, rau má tươi 12g, củ sắn dây 12g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm, sắc với 300ml nước lấy một nửa. Người lớn uống cả một lần, ngày uống hai lần. Trẻ em tùy tuổi uống ít hơn.