Trẻ thay răng: Xong hàm dưới, hàm trên vẫn biệt tăm!
Bé nhà tôi 8 tuổi. Cháu nhổ 2 răng cửa hàm trên (răng sữa) được 7 tháng rồi mà răng vĩnh viễn vẫn chưa lên, trong khi răng hàm dưới đã mọc rồi.
Bạn đọc Lê Thị Thúy (lengocb…@gmail.com) hỏi: Bé nhà tôi 8 tuổi. Cháu nhổ 2 răng cửa hàm trên (răng sữa) được 7 tháng rồi mà răng vĩnh viễn vẫn chưa lên, trong khi răng hàm dưới đã mọc rồi. Nghe mọi người nói trẻ chậm lên răng là do thiếu canxi, tôi đã mua cho cháu uống thêm canxi mà đến giờ răng của cháu vẫn chưa thấy đâu.
- BS.CK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TPHCM), trả lời: Thông thường, trẻ mới thay hàm dưới xong vài tháng sau đã thay răng hàm trên nhưng cũng có trường hợp phải chờ đến 1-2 năm. Điều này liên quan ít nhiều đến những can thiệp vào răng của bé.
Thường răng vĩnh viễn sẽ mọc sớm, mọc đẹp nếu như để chúng tự "đội" răng cửa lung lay rồi mới nhổ. Do đó, dù bé bị sâu răng, người ta vẫn cố gắng bảo tồn, ví dụ như đi trám răng, để chờ quá trình thay răng tự nhiên. Chỉ nên nhổ đi răng sữa khi răng vĩnh viễn đã mọc nhưng không chịu đội răng cũ lên mà mọc lệch hoặc răng sữa bị hỏng quá nặng, nhiễm trùng.
Việc nhổ sớm răng sữa là một trong những lý do có thể làm chậm quá trình mọc răng vĩnh viễn, do mầm răng ít nhiều bị ảnh hưởng. Vì vậy, bạn cố gắng chờ thêm 1-2 năm. Nếu quá thời gian này mà răng vĩnh viễn vẫn biệt tăm, bạn nên đưa bé đi khám.
Một điều cần chú ý nữa là hãy quan sát coi bé có thói quen dùng lưỡi chạm lên chỗ trống nơi răng sữa đã được nhổ đi hay không. Tác động từ bên ngoài cũng ảnh hưởng đến mầm răng và khiến răng vĩnh viễn chậm mọc.
- BS.CK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TPHCM), trả lời: Thông thường, trẻ mới thay hàm dưới xong vài tháng sau đã thay răng hàm trên nhưng cũng có trường hợp phải chờ đến 1-2 năm. Điều này liên quan ít nhiều đến những can thiệp vào răng của bé.
Thường răng vĩnh viễn sẽ mọc sớm, mọc đẹp nếu như để chúng tự "đội" răng cửa lung lay rồi mới nhổ. Do đó, dù bé bị sâu răng, người ta vẫn cố gắng bảo tồn, ví dụ như đi trám răng, để chờ quá trình thay răng tự nhiên. Chỉ nên nhổ đi răng sữa khi răng vĩnh viễn đã mọc nhưng không chịu đội răng cũ lên mà mọc lệch hoặc răng sữa bị hỏng quá nặng, nhiễm trùng.
Việc nhổ sớm răng sữa là một trong những lý do có thể làm chậm quá trình mọc răng vĩnh viễn, do mầm răng ít nhiều bị ảnh hưởng. Vì vậy, bạn cố gắng chờ thêm 1-2 năm. Nếu quá thời gian này mà răng vĩnh viễn vẫn biệt tăm, bạn nên đưa bé đi khám.
Một điều cần chú ý nữa là hãy quan sát coi bé có thói quen dùng lưỡi chạm lên chỗ trống nơi răng sữa đã được nhổ đi hay không. Tác động từ bên ngoài cũng ảnh hưởng đến mầm răng và khiến răng vĩnh viễn chậm mọc.
Theo Thu Anh - Người lao động
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình