Trẻ có nguy cơ bị tự kỉ, trầm cảm nếu mẹ vừa xem điện thoại vừa cho con bú
Kết quả nghiên cứu này đã thức tỉnh và gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với hành vi vừa xem điện thoại vừa cho con bú của rất nhiều bà mẹ trên thế giới.
Theo Health Sina, nhóm nhà nghiên cứu của Đại học California, Mỹ, khuyến cáo những người mẹ vừa cho con bú vừa sử dụng điện thoại sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển bình thường của não trẻ.
Thói quen tưởng như vô hại này khiến trẻ gặp phải một số vấn đề về tâm lý khi trưởng thành, ví dụ như không thích chơi đùa cùng các bé khác, bị bệnh trầm cảm, tự kỉ…
Vì sao lại như vậy?
Rối loạn giấc ngủ
Phó giáo sư Yolanda Reid Chassaiakos (Đại học California) cho biết, trẻ em mặc dù không trực tiếp nhìn màn hình nhưng nếu mẹ vừa cho con bú vừa xem tivi thì bé vẫn bị tác động bởi âm thanh và ánh sáng từ thiết bị điện tử này.
Yolanda nhấn mạnh, âm thanh và hình ảnh của màn hình di động sẽ ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ, nếu thường xuyên trẻ dễ rơi vào tình trạng bị rối loạn giấc ngủ.
Ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ
"Khi mẹ cho con bú là khoảng thời gian quan trọng giúp hình thành sự gắn kết giữa người mẹ và em bé. Lúc này, mẹ có thể giao tiếp với em bé bằng mắt, hay thậm chí có thể phát hiện ra những dấu hiệu sức khỏe bất thường của con.
Nhưng nếu người mẹ chỉ chăm chú vào điện thoại khi đang cho con bú thì khó có thể gắn kết hay nói chuyện với đứa con của mình, và có thể bỏ qua những “thông điệp quan trọng” mà em bé đang cố gắng gửi tới mẹ", đây là lời khẳng định của BS Kateyune Kaeni - nhà tâm lí học chuyên ngành tâm thần sản phụ khoa của Trung tâm Y tế Valley Pomona, California, Mỹ.
Tiến sỹ Kaeni cũng lý giải thêm rằng, đôi khi những bà mẹ sẽ bỏ quên đứa con của mình trong giây lát nếu nhận được một tin nhắn hay một email quan trọng, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc giao tiếp bằng mắt với trẻ.
Cụ thể, tiến sỹ Kaeni khẳng định giao tiếp bằng mắt với mẹ giúp xoa dịu và mang lại cho bé cảm giác an toàn, đặc biệt là trong những tháng đầu đời, khi bé tiếp xúc môi trường sống khác biệt so với trong bụng mẹ.
Thậm chí, chính việc sử dụng điện thoại quá nhiều khiến nhiều người mẹ trẻ rơi vào cảnh lúng túng không biết phải cho con bú thế nào cho đúng cách. Đó là điều y tá Terry Bretscher tại Trung tâm Y tế Pomona Valley thừa nhận.
Cô cũng nói rằng nhiều lúc mình cùng những y tá khác đã phải hướng dẫn những bà mẹ quen dùng điện thoại này cách cho con bú thế nào là đúng và hợp lý, "dĩ nhiên chúng tôi luôn yêu cầu họ phải bỏ điện thoại xuống đã" - Terry vừa cười vừa nói.
Cô cũng bổ sung cho luận điểm của tiến sỹ Kaeni rằng mỗi khi được bú sữa thì trẻ sẽ luôn nhìn vào khuôn mặt của mẹ để tìm kiếm một mối liên kết, nếu các bà mẹ lại liếc nhìn màn hình điện thoại dù chỉ trong giây lát cũng đủ làm hỏng những khoảnh khắc đó.
Các vấn đề về tâm lý khi trưởng thành
Thời điểm mẹ cho con bú chính là lúc để hai mẹ con tăng cường tình cảm. Theo Phó giáo sư Yolanda, sự phát triển não bộ của trẻ một phần quan trọng là nhờ sự kích thích sự tiếp xúc và giao lưu bằng mắt từ người thân. Việc mẹ vừa cho con bú vừa sử dụng điện thoại có thể tăng nguy cơ khiến bé mắc phải một số các vấn đề về tâm lý khi trưởng thành bao gồm trầm cảm, tự kỉ …
Thay vì ân cần trò chuyện, tập cho con quen với những câu nói thì mẹ lại chăm chăm nhìn vào màn hình điện thoải vi tính. Về lâu dài, đứa trẻ sẽ quen dần với sự im lặng, không thích chơi đùa cùng người khác, thậm chí trở nên lãnh cảm với thế giới xung quanh.
Kết quả nghiên cứu này đã thức tỉnh và gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với hành vi rất nhiều bà mẹ trên toàn thế giới. Nhiều người nghĩ rằng khi cho con bú có thể tranh thủ xem mạng xã hội, gọi điện, nhắn tin cho người thân, bạn bè hoặc xử lý công việc. Họ không ngờ việc làm này lại gây tác động xấu đến sự phát triển bình thường của não trẻ.
Nhưng xét đến cùng, một trong những nguyên nhân chính khiến con mắc bệnh tâm lý là bởi mức độ quan tâm của cha mẹ đối với con cái (Không xét đến các trường hợp bẩm sinh, nguy cơ từ môi trường..). Tất cả những gì mẹ làm đều ảnh hưởng đến hành vi và suy nghĩ của trẻ.
Việc mẹ quá bận rộn hoặc thường xuyên sử dụng điện thoại cũng như các thiết bị thông minh khác mà không có thời gian quan tâm đến con đều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy, nhóm chuyên gia khuyên các bà mẹ có con nhỏ nên tắt điện thoại và các thiết bị thông minh khi chăm sóc bé để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau.
Cha mẹ nên cho bé sử dụng tivi hay điện thoại thế nào cho phù hợp? Theo Hiệp hội Nhi Khoa Mỹ, phụ huynh nên cố gắng tạo cho con nhiều thời gian chơi sáng tạo thay vì chơi với tivi hay điện thoại. Đối với trẻ từ 2-5 tuổi mỗi ngày nên chỉ tiếp xúc với màn hình điện
tử khoảng 1 giờ. Trong đó, các chương trình không quảng cáo sẽ tốt hơn
cho trẻ bởi chúng không gây cho bé sự kích thích cao độ. Ở giai đoạn từ 2-5 tuổi, bé chưa thể phân biệt được thế giới thực với hình ảnh ảo trong hoạt hình. Bởi vậy nếu cho trẻ tiếp xúc với tivi quá nhiều sẽ khiến con thiếu đi những kỹ năng cơ bản ngoài đời sống thực tế và lầm tưởng với cuộc sống trong phim hoạt hình. Đối với trẻ từ 6 tuổi trở lên, Hiệp hội nhi khoa khuyến cáo cha mẹ nên tự quy định thời gian sử dụng thiết bị điện tử cho bé. Mỗi ngày ngoài các hoạt động ở trường, làm bài tập, giao tiếp, thể dục và ngủ thì thời gian nhỏ còn lại bé sẽ được xem các thiết bị điện tử. Thêm vào đó, cha mẹ nên hưởng dẫn con sử dụng các thiết bị này một cách sáng tạo, giúp ích cho việc học tập thay vì chỉ mang tính giải trí. Hạn chế con tiếp xúc với những bộ phim mang tính bạo lực hay có tính khiêu dâm hoặc có xu hướng tiếp xúc với người xấu trên mạng xã hội. |
Theo Dũng Linh - Chất lượng Việt Nam
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình