Trẻ chậm liền thóp, có sao không BS Ngọc Bình ơi?
Trong chương trình tư vấn chiều ngày 14/5/2019, BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình hướng dẫn cho các ông bố bà mẹ biết chăm sóc thóp trẻ sơ sinh cũng như biết cách cứu vãn nếu chẳng may bé lỡ bị "đầu bẹp cá trê". Mời bạn đọc theo dõi.
NỘI DUNG TƯ VẤN
Xin BS cho biết, sọ của bé sơ sinh khác với sọ của người lớn ở những điểm nào ạ?
Sau khi sinh, xương sọ của trẻ sơ sinh chưa nối liền với nhau mà giữa chúng có những khoảng không, gọi là khớp nối. Những điểm trũng giữa những khớp nối gọi là thóp. Thóp giúp xương sọ được mềm dẻo trong quá trình sinh nở và phù hợp với sự phát triển của xương sọ khi trẻ lớn dần lên. Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, đầu trẻ non mềm, có chỗ phập phồng nhẹ được gọi là thóp.
Thóp trẻ sơ sinh là điểm mềm trên đầu của trẻ. Có hai loại thóp: một ở phía trước đầu gọi là thóp trước và và một ở sau đầu gọi là thóp sau. Tuy chỉ chiếm một diện tích nhỏ nhưng lại là bộ phận quan trọng phản ánh tình trạng sức khoẻ của trẻ.
Sọ của bé sơ sinh khác với sọ của người lớn là xương sọ trẻ nối liền nhau bằng những thóp.
Một số cha mẹ sinh con lần đầu, cảm thấy lo lắng khi phát hiện một đường rãnh ở đầu của bé. Nhờ BS mô tả đường rãnh đó như thế nào là bình thường?
Một số cha mẹ sinh con lần đầu, cảm thấy lo lắng khi phát hiện một đường rãnh ở đầu của trẻ, khi để ngón tay lên đó sẽ cảm nhận nhịp đập của thóp sợ não của trẻ không được bảo vệ. Tuy nhiên, cha mẹ đừng quá lo lắng vì não của trẻ tạm thời chưa được liền xương, nhưng được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc: lớp mềm (mô liên kết, trải khắp các rãnh não), mạng nhện (tạo cơ sở cho vị trí của các mạch máu) và lớp cứng (bao vỏ não cứng và đàn hồi).
Ngoài ra, khoảng không gian giữa các lớp bọc đầy chất lỏng thực hiện vai trò giảm chấn động và da là lớp bảo vệ cuối cùng trước những chấn động ngoại biên.
Bao lâu thì trẻ sẽ liền thóp, thưa BS?
Khi trẻ mới sinh ra, thóp và các khe khớp giúp hộp sọ tăng thể tích khi não bé phát triển. Bình thường thóp sau liền ngay sau sinh nhưng có thể kéo dài đến tháng thứ 3 sau sinh ở các bé đủ tháng. Thóp trước thường liền từ 12 tháng đến 18 tháng đến khi trẻ 2 tuổi các khớp sẽ liền đủ.
Có cách nào giúp thóp nhanh liền và xương sọ mau cứng không ạ?
Sau khi sinh xương sọ trẻ sẽ dần phát triển và thời gian đóng thóp kín hoàn toàn thường trước 24 tháng.
Thóp trẻ sơ sinh đóng sớm có thể do nhiều lý do như: bẩm sinh, não hoặc xương đầu cốt hóa sớm hoặc mẹ bị phơi nhiễm tia X-quang trong thời gian dài và hậu quả của việc này là làm cản trở não phát triển và giảm trí tuệ của trẻ.
Thóp trẻ sơ sinh đóng muộn chứng tỏ khả năng xương chậm cốt hóa cho chức năng của tuyến giáp kém hoặc trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, có thể do não to lên bất thường.
Thóp và khe xương khép lại sớm hay muộn sẽ phản ánh quá trình phát triển xương đầu của trẻ. Khép lại quá sớm hoặc quá muộn đều là biển hiện của bệnh lý. Do đó, khi đủ thời gian các thóp sẽ liền mà không cần tác động thêm của cha mẹ để thóp mau liền và xương sọ mau cứng. Với những trường hợp trẻ sau 2 tuổi nhưng vẫn còn thóp phía trước thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ khám và kiểm tra, đánh giá cụ thể tình trạng phát triển của trẻ.
Như thế nào là chậm liền thóp? Thóp lâu liền ảnh hưởng như thế nào đến trẻ ạ?
Chậm liền thóp là tình trạng thóp và khe xương không đóng và mở rộng ra theo tuổi của trẻ thì đó cũng là hiện tượng khác thường, chứng tỏ xương chậm cốt hóa do chức năng của tuyến giáp trạng kém, do bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, hay não to lên khác thường gây nên.
Từng có bạn đọc AloBacsi hỏi về trường hợp bé 3 tuổi vẫn chưa liền thóp. Theo BS, bé đã vài tuổi mà chưa liền thóp là đang gặp tình trạng gì, cách khắc phục như thế nào ạ?
Bé 3 tuổi vẫn chưa liền thóp thì đó cũng là hiện tượng khác thường, chứng tỏ khả năng xương chậm cốt hóa do chức năng của tuyến giáp trạng kém hoặc bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng hoặc não to lên khác thường gây nên. Tuy nhiên, cũng có 1 số trường hợp ngoại lệ do cơ địa của trẻ như trẻ phát triển thể lực tốt, ăn ngủ, sinh hoạt, cân nặng bình thường như các trẻ khác đồng trang lứa.
Cách tốt nhất là đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa Nhi khám xem tình trạng phát triển của trẻ, nếu có gì bất thường thì bác sĩ có hướng xử trí thích hợp.
Trong những năm đầu đời, cha mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt, để đảm bảo cân nặng của bé phù hợp với tuổi. Việc đảm bảo cân đối dinh dưỡng, ăn thức ăn đầy đủ nhóm sẽ đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Khi cân nặng phù hợp lứa tuổi thì kích thước vòng đầu, hộp sọ sẽ lớn lên và não phát triển.
Ngược lại, một số người lo lắng là đóng thóp sớm làm bé không thông minh? BS có ý kiến thế nào ạ?
Nếu thóp trẻ đóng lại quá sớm có thể là não nhỏ, hoặc xương đầu cốt hóa quá sớm, hạn chế sự phát triển của đại não. Vì thế mà trí tuệ trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau tùy theo sự phát triển của trẻ.
Đa số thóp trẻ đóng lại quá sớm thường do trẻ bẩm sinh thiếu chất hoặc do khi mang thai, mẹ thường xuyên chụp X-quang gây nên; cũng có thể sau khi bị viêm não, đại não ngừng phát triển mà gây nên nhưng cũng có một số trẻ liền thóp sớm nhưng não vẫn đang tiếp tục phát triển, vòng đầu vẫn có thể to lên như những đứa trẻ cùng tuổi.
Tuy nhiên, nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa Nhi khám và kiểm tra, đo kích thước vòng đầu và đánh giá khả năng vận động của trẻ xem có phù hợp độ tuổi không để BS chẩn đoán chính xác và có hướng xử trí thích hợp.
Mẹo dân gian hướng dẫn rằng nếu thường xuyên xoa đầu cho bé theo hình tròn vòng quanh đầu thì sọ của bé sẽ tròn, đẹp. Theo BS điều này có đúng? BS có thể cung cấp những cách để giúp bé có dáng đầu tròn đẹp, tránh tình trạng “đầu bẹp cá trê”?
Mẹo dân gian hướng dẫn rằng nếu thường xuyên xoa đầu cho bé theo hình tròn vòng quanh đầu thì sọ của bé sẽ tròn, đẹp điều này không đúng.
Nếu
trẻ sinh ra không bị bất thường về cấu trúc xương của xương sọ thì trẻ
trước 3 tháng tuổi để giúp trẻ có đầu tròn, đẹp bằng cách:
- Cho trẻ nằm ngửa và đặt khăn hay chặn ở hai bên đầu để giữ cho bé ngủ thẳng lưng.
- Dùng gối kê đầu trẻ phù hợp
- Khi trẻ ngủ nên thường xuyên thay đổi tư thế nằm của trẻ quay phải, quay trái và nằm ngửa liên tục.
- Khi mẹ cho trẻ bú, nên cho con bú ở hai bên ngực đều nhau, tránh để mặt của trẻ quay về một hướng trong thời gian dài.
- Cho trẻ nằm ngửa và đặt khăn hay chặn ở hai bên đầu để giữ cho bé ngủ thẳng lưng.
- Dùng gối kê đầu trẻ phù hợp
- Khi trẻ ngủ nên thường xuyên thay đổi tư thế nằm của trẻ quay phải, quay trái và nằm ngửa liên tục.
- Khi mẹ cho trẻ bú, nên cho con bú ở hai bên ngực đều nhau, tránh để mặt của trẻ quay về một hướng trong thời gian dài.
Khi cho trẻ bú, mẹ nên đổi bên thường xuyên, như vậy sẽ giúp làm giảm áp lực lên bầu ngực mà còn giúp hạn chế tình trạng bẹp đầu cho bé hiệu quả. Ảnh: Internet
Nếu bé lỡ bị “đầu bẹp cá trê” rồi thì có cách nào cứu vãn không ạ?
Để giúp trẻ dưới 3 tháng tuổi cải thiện đầu bẹp cá trê bằng cách:
Cha mẹ phải thường xuyên thay đổi tư thế ngủ của trẻ sơ sinh bằng cách: xoay đầu bé sang bên phải ở giấc ngủ này và để đầu bé xoay bên trái ở giấc ngủ tiếp theo hay ngược lại cả ngày lẫn đêm.
- Khi bé nằm ngửa, cha mẹ nên xoay mặt trẻ qua phía đối diện.
- Khi cho trẻ bú, mẹ nên đổi bên thường xuyên, như vậy sẽ giúp làm giảm áp lực lên bầu ngực mà còn giúp hạn chế tình trạng bẹp đầu cho bé hiệu quả.
- Cha mẹ hạn chế cho trẻ nằm võng hoặc ngồi trong xe đẩy trẻ em.
- Cha mẹ có thể treo đong đưa chùm vải hay hoa nhiều màu hoặc dùng nói chuyện để khuyến khích trẻ xoay mặt qua hai bên.
Trẻ trên 3 tháng tuổi, lỡ bị đầu bẹp cá trê thì không thể cải thiện.
Theo BS Bình, trẻ dưới 3 tháng tuổi không nên cho nằm gối. Để thay thế gối cho trẻ nhỏ, cha mẹ dùng một chiếc khăn mềm xếp 1 - 2mm cho trẻ kê đầu. Ảnh: Internet
Nhờ BS hướng dẫn cách chọn lựa gối cho bé sơ sinh ạ? Nên dùng chất liệu gì? Độ dày của gối sẽ được điều chỉnh như thế nào theo thời gian?
- Da của trẻ sơ sinh hết sức nhạy cảm nên dễ bị kích ứng với một số chất liệu trong gối. Vì vậy, cha mẹ cần lựa chọn cho trẻ những chiếc gối rõ nơi xuất xứ để không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trước khi cho trẻ sử dụng, sau khi mua về nên giặt sạch để loại bỏ đi hết bụi bẩn, sợi vải thừa có trên gối.
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi không nên cho nằm gối. Để thay thế gối cho trẻ nhỏ, cha mẹ dùng một chiếc khăn mềm xếp 1 - 2mm cho trẻ kê đầu.
- Thông thường khi trẻ được 2 tuổi mới bắt đầu tập cho trẻ nằm gối.
- Mẹ chọn gối ngủ cho trẻ nên chọn gối phù hợp là chiều rộng của gối bằng độ dài vai bé hoặc lớn hơn một chút là thích hợp nhất.
- Chọn chất liệu gối: Chọn chất liệu mềm mại nhưng không quá mềm vì khi trẻ nằm dễ bị lún, gây ngạt thở khi trẻ ngủ nếu gối cứng sẽ ảnh hưởng không tốt đến hộp sọ của trẻ. Cha mẹ nên chọn những cửa hàng uy tín với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.
Chăm sóc thóp trẻ sơ sinh như thế nào?
- Cho trẻ đội nón sau sinh để giúp giữ ấm thân nhiệt ổn định cho trẻ.
- Cho trẻ tắm nắng vào mỗi buổi sáng 15 phút vào lúc 6-8 giờ để phòng chống còi xương.
- Không cho trẻ ăn dặm quá sớm trước 6 tháng tuổi.
- Không để vật nhọn chạm vào thóp trẻ.
- Thóp trẻ sơ sinh là bộ phận cơ thể rất nhạy cảm. Nếu có bất kỳ vấn đề bất thường ở thóp như thóp bị phồng, bị lõm, quá lớn, quá nhỏ, đóng sớm hoặc đóng muộn,... thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ khám, kiểm tra và có hướng xử trí thích hợp.
- Cho trẻ đội nón sau sinh để giúp giữ ấm thân nhiệt ổn định cho trẻ.
- Cho trẻ tắm nắng vào mỗi buổi sáng 15 phút vào lúc 6-8 giờ để phòng chống còi xương.
- Không cho trẻ ăn dặm quá sớm trước 6 tháng tuổi.
- Không để vật nhọn chạm vào thóp trẻ.
- Thóp trẻ sơ sinh là bộ phận cơ thể rất nhạy cảm. Nếu có bất kỳ vấn đề bất thường ở thóp như thóp bị phồng, bị lõm, quá lớn, quá nhỏ, đóng sớm hoặc đóng muộn,... thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ khám, kiểm tra và có hướng xử trí thích hợp.
Xin trân trọng cảm ơn BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình đã dành thời gian tư vấn cho bạn đọc AloBacsi. Hẹn gặp lại bác sĩ trong chương trình lần sau!
Thực hiện: Phương Nguyên - Ảnh: Hoàng Long
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình