Hotline 24/7
08983-08983

TOP 5 không được quên khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để tránh ngộ độc

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là việc làm phổ biến ở hầu hết các gia đình. Tuy nhiên, bảo quản thế nào cho đúng để phòng tránh ngộ độc thực phẩm? Câu trả lời được ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành - Phó Trưởng khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân 115 chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Rửa tay trước khi chế biến thức ăn phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, chúng ta cần chú ý những vấn đề nào, thưa BS?

ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành trả lời: Để dự phòng tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra, khi chọn thực phẩm, cần biết rõ nguồn gốc của loại thực phẩm đó, đảm bảo đạt yêu cầu là thực phẩm sạch, được chế biến trong môi trường hợp vệ sinh. Trong quá trình vận chuyển, phải để thực phẩm sống tách biệt với thực phẩm chín.

Trước khi chế biến, cần làm sạch các loại thực phẩm, chế biến dưới nhiệt độ thích hợp để đảm bảo không còn vi khuẩn tồn tại trong thức ăn.

Thức ăn sau khi không dùng hết phải được bảo quản hợp lý. Cụ thể, thực phẩm sau 2 giờ nấu chín, có thể bảo quản ở ngăn lạnh của tủ lạnh để tránh tình trạng vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, một trong những nguyên tắc phòng tránh ngộ độc thực phẩm là rửa sạch tay trước khi chế biến món ăn.

Tách riêng thực phẩm chín và thực phẩm sống khi bảo quản trong tủ lạnh

Ngay cả khi ăn tại nhà chúng ta vẫn có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Vậy, quá trình bảo quản thực phẩm tác động thế nào đến nguy cơ gặp phải tình trạng này ạ?

ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành trả lời: Tủ lạnh ví như kho hàng chứa được nhiều thứ. Hiện nay, tại các gia đình, tất cả những thực phẩm ăn không hết đều được bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên, việc đưa quá nhiều thực phẩm bảo quản ở thời điểm khác nhau trong tủ lạnh, có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến ngộ độc khi sử dụng.

Do đó, đối với thực phẩm trữ trong tủ lạnh, cần nắm rõ nên trữ vào thời điểm nào và bảo quản trong bao lâu. Giữa thực phẩm chín và thực phẩm sống để trong tủ lạnh cần phân biệt rõ ràng. Từ đó, có thể hạn chế nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.

3 điều cần tuân thủ khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Bảo quản thực phẩm cần tuân thủ những nguyên tắc nào, thưa BS? Yếu tố thời tiết (nắng nóng hầm hập, mưa bão, trời trở lạnh)… ảnh hưởng thế nào đến việc bảo quản thực phẩm ạ?

ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành trả lời: Những loại thực phẩm để dưới thời tiết nắng nóng, dễ bị ôi thiu, bởi vì đó là môi trường tốt cho các loại vi khuẩn phát triển. Để bảo quản thực phẩm đã nấu chín, cần tuân thủ:

Thứ nhất, đối với thực phẩm được nấu chín trên 100˚C, để ở ngoài khoảng 2 giờ và bảo quản tủ lạnh khi thức ăn vừa nguội. Tránh việc để ở ngoài 4 - 5 tiếng, sau đó trữ tủ lạnh sẽ gây hại cho sức khỏe khi sử dụng.

Thứ hai, chia rõ ngăn bảo quản đồ chín sạch và ngăn để thực phẩm tươi sống trong tủ lạnh.

Thứ ba, thực phẩm phải đóng trong hộp riêng để giữ nhiệt độ phù hợp. Từ đó, ngăn cách việc phát triển qua lại của các loại vi khuẩn. Bởi vì, vi khuẩn có thể tồn tại trên bề mặt đồ vật và rau tươi ngay cả khi đã rửa.

Thực phẩm đã nấu chín sau 2 tiếng phải cất vào tủ lạnh

Một số ý kiến cho rằng, chỉ cần thực phẩm được nấu chín và bảo quản kỹ trong tủ lạnh, không hư hỏng hay có mùi ôi thiu thì vẫn có thể sử dụng được. Vậy, đối với thực phẩm đã được nấu chín, giới hạn có thể bảo quản trong tủ lạnh là bao lâu thưa BS?

ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành trả lời: Đối với những loại thực phẩm cấp đông, đảm bảo duy trì nhiệt độ để bảo quản lâu dài. Theo khuyến cáo, những thực phẩm được bảo quản dưới 4˚C, vi khuẩn sẽ ít phát triển.

Tuy nhiên, hầu hết không thể áp dụng được quy định này. Thông thường tủ lạnh có 2 ngăn, ngăn đông và ngăn mát. Những loại thực phẩm được bảo quản trong ngăn đông, cấp đông mức âm độ C có thể bảo quản lâu dài. Còn đối với các loại thực phẩm để ngăn mát, nhiệt độ không đảm bảo dưới 4˚C, vi khuẩn có thể phát triển. Với thói quen ỉ lại vào việc bảo quản trong tủ lạnh, thực phẩm đem ra sử dụng không được hâm chín, chắc chắn sẽ dẫn đến ngộ độc.

Theo khuyến cáo, những thực phẩm đã nấu chín phải đảm bảo cất vào tủ lạnh sau 2 tiếng, ngay cả khi thức ăn chưa nguội hoàn toàn. Thức ăn bảo quản trong tủ lạnh không được để quá 24 giờ, nếu để quá lâu trong môi trường tủ lạnh, vi khuẩn vẫn có thể phát triển.

Vì vậy, những thực phẩm bảo quản ngăn mát được khuyến cáo nên đựng vào hộp riêng lẻ và đặt ở vị trí gần quạt, đạt nhiệt độ bảo quản ngăn mát từ âm 1,7 ˚C - âm 5 ˚C.

4 nguyên tắc phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Thực phẩm bảo quản ở ngăn mát, bảo quản ở ngăn đông, tốt nhất nên sử dụng trong bao lâu để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm ạ?

ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành trả lời: Để đảm bảo có một bữa ăn ngon miệng, hợp vệ sinh, đầy đủ dinh dưỡng, tránh bị ngộ độc thực phẩm cần tuân thủ nguyên tắc:

Một là chọn lựa thực phẩm tươi sống, rõ nguồn gốc

Hai là không để lẫn lộn thực phẩm sống và thực phẩm chín khi chế biến

Ba là thực phẩm nên được bảo quản đúng cách, thời gian và nhiệt độ thích hợp

Bốn là rửa tay sạch với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để dự phòng nhiều nhóm bệnh.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X