Hotline 24/7
08983-08983

Top 11 địa chỉ điều trị bệnh cường giáp uy tín tại Hà Nội

Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cường tuyến giáp và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Khi đề xuất phương pháp điều trị, bác sĩ sẽ xem xét tuổi, khả năng dị ứng hoặc tác dụng phụ của thuốc, các tình trạng khác như mang thai hoặc bệnh tim,…

I. Các phương pháp điều trị cường giáp

Có 3 phương pháp điều trị cường giáp:

- Điều trị nội khoa bằng thuốc.

- Liệu pháp điều trị phóng xạ bằng cách uống iod có gắn chất phóng xạ.

- Điều trị ngoại khoa bằng cách phẫu thuật tuyến giáp.

Mục đích của việc điều trị là đưa lượng hormone tuyến giáp trở lại bình thường để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe lâu dài và giảm các triệu chứng khó chịu do tình trạng gia tăng hormon giáp trong máu gây ra.

Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cường tuyến giáp và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Khi đề xuất phương pháp điều trị, bác sĩ sẽ xem xét tuổi, khả năng dị ứng hoặc tác dụng phụ của thuốc, các tình trạng khác như mang thai hoặc bệnh tim,…

1. Điều trị bằng thuốc

- Thuốc chẹn beta: Thuốc chẹn beta sẽ không làm tuyến giáp ngừng sản xuất hormone nhưng có thể giúp giảm triệu chứng cho đến khi các phương pháp điều trị khác có hiệu lực. Thuốc chẹn beta hoạt động nhanh chóng để làm giảm nhiều triệu chứng của cường tuyến giáp, chẳng hạn như run, tim đập nhanh và lo lắng. Đa phần người bệnh cảm thấy tốt hơn trong vòng vài giờ sau khi dùng thuốc chẹn beta.

- Thuốc kháng giáp: Thuốc kháng giáp methimazole (Thyrozol®) hoặc trong một số trường hợp hiếm gặp là propylthiouracil (PTU) có thể được kê đơn nếu bác sĩ chọn điều trị cường giáp bằng cách ngăn chặn khả năng tạo ra hormone mới của tuyến giáp. Methimazole hiện được ưa chuộng hơn do ít tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Các loại thuốc này có tác dụng kiểm soát tốt tuyến giáp hoạt động quá mức và không gây tổn thương vĩnh viễn cho tuyến giáp.

Trong khoảng 20% - 30% bệnh nhân mắc bệnh Basedow, điều trị bằng thuốc kháng giáp trong thời gian từ 18-24 tháng có thể thuyên giảm tình trạng bệnh kéo dài. Đối với những bệnh nhân bị bướu cổ dạng nốt độc hoặc nhiều nốt, thuốc kháng giáp đôi khi được sử dụng để chuẩn bị cho việc điều trị phẫu thuật hoặc bằng radioiodine.

Thuốc kháng giáp gây ra phản ứng dị ứng ở khoảng 5% bệnh nhân sử dụng. Các phản ứng nhỏ thường gặp là phát ban đỏ, nổi mề đay, có thể sốt và đau khớp. Hiếm gặp hơn (xảy ra ở 1/500 bệnh nhân), nhưng nghiêm trọng hơn là giảm số lượng bạch cầu. Việc giảm như vậy có thể làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của bạn.

Nếu người bệnh đang dùng một trong những loại thuốc này và bị sốt hoặc đau họng nên ngừng thuốc ngay lập tức và xét nghiệm máu kiểm tra số lượng bạch cầu vào ngày hôm đó. Số lượng bạch cầu sẽ trở lại bình thường nếu ngừng thuốc kháng giáp ngay lập tức. Nếu tiếp tục dùng một trong những loại thuốc kháng giáp này bất chấp số lượng bạch cầu thấp, sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, thậm chí đe dọa tính mạng.

Tổn thương gan là một tác dụng phụ cực kỳ hiếm gặp khác. Sử dụng PTU có thể gây ra một vấn đề về gan nghiêm trọng, đó là lý do tại sao thuốc này thường không được kê đơn. Nên ngừng methimazole hoặc PTU và gọi cho bác sĩ nếu bị vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, mệt mỏi nghiêm trọng hoặc đau bụng.

2. Liệu pháp phóng xạ

Một cách khác để điều trị tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức là làm tổn thương hoặc phá hủy các tế bào tuyến giáp tạo ra hormone tuyến giáp. Vì những tế bào tuyến giáp này cần i-ốt để tạo ra hormone tuyến giáp, chúng sẽ hấp thụ bất kỳ dạng i-ốt nào trong máu, dù i-ốt có phóng xạ hay không.

I-ốt phóng xạ trong điều trị này được sử dụng bằng đường uống, thường là trong một viên nang nhỏ chỉ dùng một lần. Khi vào cơ thể, i-ốt phóng xạ sẽ đi vào máu của bệnh nhân và nhanh chóng được các tế bào tuyến giáp hoạt động quá mức hấp thụ. Chất phóng xạ không được tế bào tuyến giáp hấp thụ sẽ được thải ra khỏi cơ thể qua mồ hôi, nước tiểu, phân trong khoảng thời gian vài ngày đến vài tuần. I-ốt phóng xạ phá hủy các tế bào tuyến giáp đã hấp thụ.

Kết quả là tuyến giáp hoặc nhân giáp thu nhỏ kích thước, và nồng độ hormone tuyến giáp trong máu trở lại bình thường. Đôi khi bệnh nhân vẫn bị cường giáp, nhưng thường ở mức độ nhẹ hơn trước.

I-ốt phóng xạ đã được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân trong hơn 60 năm và đã được chứng minh là an toàn. Điều quan trọng là không có sự gia tăng rõ ràng về ung thư ở những bệnh nhân cường tuyến giáp được điều trị bằng i-ốt phóng xạ. Kết quả ở Hoa Kỳ, hơn 70% người lớn phát triển bệnh được điều trị bằng i-ốt phóng xạ. Ngày càng nhiều trẻ em trên 5 tuổi cũng đang được điều trị an toàn bằng thuốc phóng xạ.

Hầu như tất cả những người được điều trị bằng i-ốt phóng xạ sau này đều bị suy giáp vì các tế bào sản xuất hormone tuyến giáp đã bị phá hủy. Tuy nhiên, so với cường giáp, suy giáp dễ điều trị hơn và ít gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài. Người bị suy giáp hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh tình bằng thuốc hormone tuyến giáp hàng ngày.

Các bác sĩ không sử dụng liệu pháp phóng xạ ở phụ nữ dự định hoặc đang mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú. I-ốt phóng xạ có thể gây hại cho tuyến giáp của thai nhi và có thể truyền từ mẹ sang con trong sữa mẹ.

3. Phẫu thuật tuyến giáp

Bệnh cường giáp có thể được chữa khỏi vĩnh viễn bằng cách phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc hầu hết tuyến giáp. Sau khi tuyến giáp được cắt bỏ, nguồn gốc gây bệnh không còn nữa và bệnh nhân có thể sẽ trở thành suy giáp.

Cũng như suy giáp phát triển sau khi điều trị bằng liệu pháp phóng xạ, nồng độ hormone tuyến giáp của người bệnh có thể được khôi phục bình thường bằng cách điều trị mỗi ngày một lần với thuốc bổ sung hormone tuyến giáp.

Xem thêm: Chi phí thực hiện các xét nghiệm kiểm tra suy giáp

II. Các địa chỉ điều trị bệnh cường giáp

1. Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Địa chỉ:

- Cơ sở 1: Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

- Cơ sở 2: Ngõ Thái Thịnh II, phường Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội

Liên hệ: (024) 6288 5158

Website: https://www.benhviennoitiet.vn/

Thời gian làm việc:

- Thứ 2 đến thứ 6: 6h00 - 17h00

- Thứ 7, Chủ nhật: 7h30 - 17h00

- Ngoài giờ: 18h00 - 19h30 (tại Tứ Hiệp)

2. Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Địa chỉ: Số 1A, Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội

Liên hệ: (024) 3576 4558

Website: https://benhvienlaokhoa.vn/

Thời gian làm việc:

- Thứ 2 đến thứ 6: 7h30 - 16h30

- Thứ 7: 7h30 - 12h00.

3. Khoa Nội tiết - Đái tháo đường - Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.

Liên hệ: (024) 3869 3731

Website: http://bachmai.gov.vn/

Thời gian làm việc:

- Khu khám thường: Từ thứ 2 đến thứ 7

+ Buổi sáng: 6h30 - 12h00

+ Buổi chiều: 13h30 - 18h00

- Khu khám chữa bệnh theo yêu cầu: Hoạt động các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, Chủ nhật

+ Buổi sáng: 6h30 - 12h00

+ Buổi chiều: 13h30 - 18h00

4. Bệnh viện Thanh Nhàn

Địa chỉ: Số 42, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Liên hệ:

- Điện thoại: (024) 3971 4363

- Hotline: 0911 224 099

Email: bvtn@hanoi.gov.vn

Website: www.thanhnhanhospital.vn

Thời gian làm việc:

- Thứ 2 đến thứ 6: 7h30 - 19h30

- Thứ 7, Chủ nhật: 7h30 - 12h00

- Cấp cứu: 24/24.

5. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 

Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội 

Liên hệ: 024 3574 7788 

Email: benhviendaihocyhanoi@hmuh.vn

Website: http://www.benhviendaihocyhanoi.com/

Thời gian làm việc:

- Thứ 2 đến thứ 6: 7h30 - 17h00

- Thứ 7: 7h30 - 12h00

- Chủ nhật: Nghỉ.

6. Bệnh viện Đa khoa Chữ Thập Xanh

Địa chỉ: Số 33 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Liên hệ:

- Điện thoại: 0966 969 033

- Tổng đài đặt hẹn: 1900 638 367

Email: info@benhvienchuthapxanh.vn

Website: https://benhvienchuthapxanh.vn/

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến Chủ nhật: 7h30 - 20h00.

Xem thêm: Các địa chỉ bệnh viện điều trị bệnh cường giáp uy tín tại Hà Nội

7. Phòng khám nội tiết PGS.TS.BS Trần Thị Thanh Hóa

Địa chỉ: Số 60, Ngách 26, Thái Thịnh 2, quận Đống Đa, Hà Nội.

Liên hệ: 0913 581 737 trước khi tới khám

Thời gian làm việc:

- Thứ 2 đến thứ 6: 17h00 - 18h30

- Thứ 7 là từ 6h30 - 11h00

- Chủ nhật là từ 6h30 - 16h00.

8. Phòng khám nội tiết - PGS.TS.BS Hoàng Kim Ước

Địa chỉ: Số A6 Lô 15, KĐT Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Thời gian làm việc:

- Thứ 2 đến thứ 6: 17h30 - 19h30

- Thứ 7: 7h00 - 17h00.

9. Phòng khám Nội tiết ThS.BS Nguyễn Huy Cường

Địa chỉ: Số 1 ngõ 133 Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội.

Liên hệ: (024) 3857 0930; 0962518666 hoặc 0923472125 để hẹn trước.

Thời gian làm việc:

- Thứ 2 đến thứ 6:

+ Buổi sáng: 7h30 - 12h00

+ Buổi chiều: Khám theo lịch đã hẹn

- Thứ 7, Chủ nhật:

+ Buổi sáng: 7h30 - 12h00

+ Buổi chiều: Nghỉ

- Ngày Lễ: Nghỉ.

10. Phòng khám Nội tiết Đức Minh 

Địa chỉ: Số 48, ngách 26, Thái Thịnh 2, Phường Thịnh Quang, Quận Đống Đa, Hà Nội

Liên hệ: (024) 3562 0206 - 0913 307 890

Thời gian làm việc:

- Thứ 2 đến thứ 7: 7h00 - 17h00

- Chủ nhật: 7h00 - 11h30.

11. Phòng khám nội tiết BS.CK2 Phạm Văn Choang

Địa chỉ: Phòng 2B, khu tập thể Yên Lãng, phường Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội

Liên hệ: (024) 3853 3901 để đặt lịch khám.

Thời gian làm việc: 7h00 - 17h00 hằng ngày.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X