Thuốc giảm viêm, giảm đau ở người cao tuổi: Dùng sao cho đúng?
Đau là triệu chứng thường hay gặp ở người cao tuổi do các bệnh lý về xương khớp. Vì vậy, thuốc giảm đau là loại thuốc được dùng thường xuyên và phổ biến nhất.
Có nhiều loại thuốc giảm đau khác nhau:
Các thuốc giảm đau bậc 1 là Paracetamol và các thuốc thuốc chống viêm không steroid (viết tắt là NSAID, gồm có: aspirin, ibuprofen, diclofenac...) là loại được hay dùng nhất vì mua ở nhà thuốc dễ dàng không cần đến toa của bác sĩ. Chính vì thuốc giảm đau bậc 1 có thể mua dễ dàng, sử dụng rộng rãi và dùng ngày càng tăng liều đã đưa đến tỷ lệ tai biến do thuốc này ngày càng tăng ở nhiều nước trên thế giới.
1. Paracetamol: an toàn hơn aspirin hoặc các thuốc NSAID khác ở chỗ Paracetamol không gây hại dạ dày. Tuy nhiên, phải lưu ý độc tính của nó đối với gan. Người ta ghi nhận đã có khá nhiều trường hợp ngộ độc Paracetamol dẫn đến hoại tử tế bào gan, đặc biệt ở người cao tuổi hoặc ở người có chức năng gan hoạt động kém. Vì vậy, nên lưu ý:
- Không được dùng Paracetamol để tự điều trị cảm sốt, giảm đau quá 10 ngày ở người lớn và quá 5 ngày ở trẻ con, trừ khi được bác sĩ hướng dẫn.
- Đối với người lớn, liều thông thường không nên quá 3g/ngày (mỗi lần chỉ nên dùng 500mg - 1000mg, một ngày không quá 3 lần). Riêng người cao tuổi nên dùng liều thấp hơn do chức năng gan đã kém.
- Người uống rượu nhiều không nên dùng bừa bãi Paracetamol vì cả hai đều có hại cho gan, do đó nếu kết hợp sẽ làm tăng độ nguy hại lên nhiều lần.
2. Đối với thuốc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) cần lưu ý tác dụng phụ ở 2 nhóm người:
- Người bị hen suyễn hoặc người có cơ địa dễ bị dị ứng nên lưu ý không dùng thuốc aspirin hoặc các NSAID khác. Bởi vì loại thuốc giảm đau này có thể gây co thắt phế quản. Làm khởi phát cơn hen, làm triệu chứng hen suyễn nặng thêm đến mức có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- Người đang có bệnh lý về tim mạch nên tránh dùng các thuốc NSAID nói chung (ngoại trừ aspirin liều thấp có tác dụng ngừa huyết khối được bác sĩ tim mạch chỉ định dùng để ngừa đau thắt ngực, nhồi máu tim). Nếu tự ý dùng thuốc NSAID có thể làm tăng nguy cơ suy tim ở người cao tuổi đang dùng thuốc lợi tiểu để trị bệnh tăng huyết áp.
Nếu tình trạng đau không cải thiện hoặc cải thiện sau đó lại tái phát khi dùng thuốc giảm đau bậc 1, người cao tuổi nên đến cơ sở điều trị để được bác sĩ khám, xác định nguyên nhân và giúp chọn loại thuốc giảm đau thích hợp. Không nên tự ý dùng bất cứ loại thuốc giảm đau nào mà mình không rõ hoặc dùng loại thuốc giảm đau bậc cao hơn, bậc 2 hoặc bậc 3, có thể bị nghiện thuốc và xảy ra tai biến nguy hiểm.
XEM THÊM:
>>> Những vấn đề liên quan đến việc dùng thuốc ở người cao tuổi
>>> Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau ở người cao tuổi
Các thuốc giảm đau bậc 1 là Paracetamol và các thuốc thuốc chống viêm không steroid (viết tắt là NSAID, gồm có: aspirin, ibuprofen, diclofenac...) là loại được hay dùng nhất vì mua ở nhà thuốc dễ dàng không cần đến toa của bác sĩ. Chính vì thuốc giảm đau bậc 1 có thể mua dễ dàng, sử dụng rộng rãi và dùng ngày càng tăng liều đã đưa đến tỷ lệ tai biến do thuốc này ngày càng tăng ở nhiều nước trên thế giới.
1. Paracetamol: an toàn hơn aspirin hoặc các thuốc NSAID khác ở chỗ Paracetamol không gây hại dạ dày. Tuy nhiên, phải lưu ý độc tính của nó đối với gan. Người ta ghi nhận đã có khá nhiều trường hợp ngộ độc Paracetamol dẫn đến hoại tử tế bào gan, đặc biệt ở người cao tuổi hoặc ở người có chức năng gan hoạt động kém. Vì vậy, nên lưu ý:
- Không được dùng Paracetamol để tự điều trị cảm sốt, giảm đau quá 10 ngày ở người lớn và quá 5 ngày ở trẻ con, trừ khi được bác sĩ hướng dẫn.
- Đối với người lớn, liều thông thường không nên quá 3g/ngày (mỗi lần chỉ nên dùng 500mg - 1000mg, một ngày không quá 3 lần). Riêng người cao tuổi nên dùng liều thấp hơn do chức năng gan đã kém.
- Người uống rượu nhiều không nên dùng bừa bãi Paracetamol vì cả hai đều có hại cho gan, do đó nếu kết hợp sẽ làm tăng độ nguy hại lên nhiều lần.
2. Đối với thuốc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) cần lưu ý tác dụng phụ ở 2 nhóm người:
- Người bị hen suyễn hoặc người có cơ địa dễ bị dị ứng nên lưu ý không dùng thuốc aspirin hoặc các NSAID khác. Bởi vì loại thuốc giảm đau này có thể gây co thắt phế quản. Làm khởi phát cơn hen, làm triệu chứng hen suyễn nặng thêm đến mức có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- Người đang có bệnh lý về tim mạch nên tránh dùng các thuốc NSAID nói chung (ngoại trừ aspirin liều thấp có tác dụng ngừa huyết khối được bác sĩ tim mạch chỉ định dùng để ngừa đau thắt ngực, nhồi máu tim). Nếu tự ý dùng thuốc NSAID có thể làm tăng nguy cơ suy tim ở người cao tuổi đang dùng thuốc lợi tiểu để trị bệnh tăng huyết áp.
Nếu tình trạng đau không cải thiện hoặc cải thiện sau đó lại tái phát khi dùng thuốc giảm đau bậc 1, người cao tuổi nên đến cơ sở điều trị để được bác sĩ khám, xác định nguyên nhân và giúp chọn loại thuốc giảm đau thích hợp. Không nên tự ý dùng bất cứ loại thuốc giảm đau nào mà mình không rõ hoặc dùng loại thuốc giảm đau bậc cao hơn, bậc 2 hoặc bậc 3, có thể bị nghiện thuốc và xảy ra tai biến nguy hiểm.
XEM THÊM:
>>> Những vấn đề liên quan đến việc dùng thuốc ở người cao tuổi
>>> Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau ở người cao tuổi
BS.CK1 Cao Thanh Ngọc
Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn
Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình