Thuốc chữa sốt co giật ở trẻ em
Sốt co giật là một bệnh hay gặp ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi (chủ yếu ở lứa tuổi từ 12 - 18 tháng), khi bị sốt cao, chiếm tỷ lệ khoảng 5%.
Đại đa số bệnh khỏi hoàn toàn, không tái phát và không trở thành bệnh động kinh sau này.
CÓ BỆNH NHƯNG KHÔNG TIỆN ĐI BÁC SĨ? HÃY VÀO ALOBACSI!
Sốt co giật không đồng nghĩa với động kinh, do đó cần phân biệt giữa sốt co giật và bệnh động kinh bởi hai loại bệnh này khác nhau nên việc điều trị sẽ khác nhau. Trong trường hợp sốt co giật, cơn giật chỉ xuất hiện khi có sốt cao, cơn thường ngắn, tạm thời và không có biến chứng, có thể có một cơn duy nhất hoặc vài cơn tuỳ từng trường hợp. Ngược lại, ở bệnh nhân động kinh, một số cơn đầu tiên xuất hiện khi sốt nhưng những cơn sau đó xuất hiện ngay cả khi không sốt. Sốt co giật được chia làm 2 loại: sốt co giật đơn giản và phức tạp.
Ở sốt co giật đơn giản, khi bệnh nhân bị sốt cao thường xuất hiện cơn co cứng - co giật hai bên; thời gian ngắn (dưới 15 phút); không liệt vận động sau cơn; hay gặp; xuất hiện ở những trẻ bình thường; không có dấu hiệu kịch phát trên điện não đồ ngoài cơn (điện não đồ ngoài cơn bình thường).
Ở sốt co giật phức tạp thì xuất hiện co giật một bên; thời gian kéo dài hơn 15 phút hoặc tái phát với khoảng cách giữa các cơn ngắn; có liệt sau cơn; xuất hiện ở những trẻ phát triển thần kinh không bình thường và có bất thường kịch phát trên điện não đồ ngoài cơn.
Do đó việc điều trị sốt co giật phải theo chỉ định của bác sĩ cho từng trường hợp bệnh nhân. Tuy nhiên, có thể nói sơ qua việc điều trị bệnh này để bạn đọc tham khảo:
Khi trẻ bị sốt, cần kiểm soát chặt chẽ để thân nhiệt trẻ không vượt quá 37,5oC bằng cách: cởi bỏ bớt quần áo, đặt trẻ ở trong phòng thoáng khí; chườm mát toàn thân; đặt viên đạn hạ sốt vào hậu môn cho trẻ để dự phòng sốt tăng lên (liều lượng thuốc và thời gian đặt thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ); nếu với tất cả các phương pháp trên đều không có hiệu quả, cơn giật kéo dài trên 5 phút, cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để dùng thuốc cắt cơn giật.
Khi hạ sốt có thể dùng cho trẻ paracetamol và aspirin xen kẽ nhau với liều phù hợp lứa tuổi, mặt khác cần điều trị nguyên nhân gây sốt.
Trên thực tế việc kiểm soát chặt chẽ thân nhiệt không dễ dàng vì nhiệt độ có thể tăng lên rất nhanh. Do đó trong một số trường hợp nếu trẻ xuất hiện hai hay nhiều cơn co giật khi sốt cao, có thể cho trẻ uống thuốc chống co giật trong thời gian từ 18 - 24 tháng. Thuốc hay được sử dụng là: valproate de sodium (depakine) hoặc phenobarbital (gardenal). Tuy nhiên, các thuốc chống co giật cũng có các tác dụng phụ, do đó khi dùng phải hết sức thận trọng.
- Valproate de sodium: uống trước bữa ăn, uống vào giờ nhất định, tránh quên hoặc bỏ thuốc đột ngột. Thuốc gây buồn ngủ, lú lẫn (hiếm gặp), rối loạn tiêu hoá gặp trong giai đoạn đầu của điều trị (hạn chế bằng tăng liều dần); tăng cân do ăn ngon miệng; giảm tiểu cầu (mức độ nhẹ); tăng nhẹ men gan; dị ứng da (hiếm); viêm gan huỷ hoại tế bào gan rất nặng nhưng không liên quan đến liều lượng, thường xuất hiện trong 6 tháng đầu của điều trị, hay gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi dùng đa trị liệu (phối hợp nhiều loại thuốc).
- Phenobarbital: uống vào một giờ nhất định, tránh quên hoặc bỏ thuốc đột ngột. Thuốc có tác dụng không mong muốn là ngủ gà, rối loạn chức năng nhận thức, kích động ở trẻ em; còi xương và nhuyễn xương (vì thoái dáng vitamin D); nhiễm độc da.
Đại đa số các cơn co giật do sốt cao đều khỏi hoàn toàn, không tái phát khi trẻ trên 5 tuổi, không để lại di chứng và không gây biến chứng động kinh sau này. Khoảng 4% các trường hợp có nguy cơ trở thành bệnh động kinh sau này, thường gặp ở thể sốt co giật phức tạp, có bất thường về phát triển tâm thần vận động, hoặc gia đình có tiền sử bệnh động kinh.
CÓ BỆNH NHƯNG KHÔNG TIỆN ĐI BÁC SĨ? HÃY VÀO ALOBACSI!
AloBacsi.vn (Theo BS. Nguyễn Thị Thúy – SK&ĐS)
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình