Thời tiết nồm ẩm, tiêu đờm, giảm ho cho trẻ bằng cách nào?
Ẩm ướt - tình trạng đặc trưng của trời nồm miền Bắc khi bước vào tháng 2, tháng 3 khiến trẻ dễ mắc các bệnh đường hô hấp với triệu chứng ho đờm. Vậy cần làm gì để bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong tiết trời “ẩm ương” này?
1. Vì sao trẻ thường mắc ho đờm khi trời nồm ẩm?
Những ngày ẩm ướt do trời nồm ở Hà Nội với đặc biệt thời tiết lạnh, độ ẩm trong không khí cao khiến trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp đi kèm triệu chứng ho có đờm khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng, xót xa.
Trẻ nhỏ thường bị “tấn công” trong thời tiết này là do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện với đường thở ngắn, mềm và hẹp cộng thêm tính chất hiếu động, thích vui chơi ngoài trời nên dễ bị các loại virus, vi khuẩn tấn công gây tổn thương niêm mạc, khí quản và phế quản, nhiễm trùng đường hô hấp. Từ đó tiết ra chất tiết dịch và chất nhầy trong đường hô hấp dưới gây ra tình trạng ho đờm ở trẻ.
“Thực tế, ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể để tống xuất đờm nhớt, vi trùng ra bên ngoài, giúp đường thở được thông thoáng, bảo vệ đường hô hấp khi khí quản bị kích thích hay viêm. Vì vậy, nếu bé có triệu chứng ho đờm nhưng vẫn chơi ngoan, không quấy khóc hay bỏ ăn, bố mẹ có thể tự chăm sóc con ở nhà song hành cùng với việc giảm đờm ho.
Trước tiên, cần xây dựng, thực hiện đều đặn các thói quen có lợi như giữ ấm cho trẻ với trang phục phù hợp, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, không kiêng khem. Đặc biệt là uống nhiều nước, chia thành nhiều cữ nhỏ trong ngày, không đợi đến khi khát mới uống, đây là nguồn năng lượng dồi dào vừa giúp trẻ giảm đờm hiệu quả vừa ngăn ngừa tình trạng mất nước - yếu tố tác động tiêu cực làm tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn” - Thầy thuốc ưu tú, TS.BS Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô hấp - Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết.
Bên cạnh đó, nếu trẻ ho đờm gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, các bậc phụ huynh có thể cân nhắc sử dụng thuốc ho. An toàn và hiệu quả nhất theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế là thuốc ho thảo dược phù hợp với độ tuổi.
Khi lựa chọn thuốc trị ho cho trẻ, mẹ cân nhắc các tiêu chí quan trọng, đó là sản phẩm cần phải được chứng minh hiệu quả và an toàn, có cơ sở khoa học cụ thể, rõ ràng, được sản xuất bởi một công ty dược phẩm uy tín với hệ thống dây chuyền sản xuất chặt chẽ, hệ thống kiểm soát chất lượng cao và giá cả phải chăng, phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình.
Trong quá trình sử dụng, cần dùng thuốc theo cân nặng và tuổi của trẻ. Thông thường, hướng dẫn về liều lượng được đề cập trên nhãn thuốc, hãy đọc và tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Hãy đảm bảo rằng bạn đã kiểm tra các thành phần một cách cẩn thận nhất.
Các bậc phụ huynh lưu ý, không nên tự ý cho bé dùng kháng sinh trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ và nên cẩn trọng khi áp dụng bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc. Nếu con trẻ đang bị ho đờm dai dẳng, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ, để tìm ra nguyên nhân và được hướng dẫn cách chăm sóc cũng như dùng thuốc phù hợp giúp bé mau khỏe.
2. Các điểm lưu ý để phòng bệnh hô hấp ở trẻ em khi trời nồm ẩm
1. Thưa BS, thời tiết nồm ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe, nhất là hệ hô hấp của trẻ ạ? Những bệnh về hô hấp dễ mắc phải trong điều kiện thời tiết như thế này?
Thời tiết nồm ẩm là môi trường lý tưởng cho các mầm bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và vi nấm sinh sôi phát triển. Các bệnh lý hàng đầu thường phát sinh trong kiểu thời tiết này bao gồm: Cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi, viêm đường hô hấp. Bên cạnh đó, nồm ẩm cũng làm tăng mức độ trầm trọng của một số bệnh đường hô hấp mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản…
2. Một trong những triệu chứng khiến các phụ huynh lo lắng nhất trong thời điểm này là trẻ ho, nhất là ho có đờm, vì điều này sẽ khiến con quấy khóc do đau họng, chán ăn, ngủ không ngon giấc. Xin hỏi BS, hướng xử lý đúng cách khi trẻ ho do trời nồm? Chúng ta có thể nhận biết dấu hiệu nguy cấp (biến chứng) của bệnh qua tiếng ho của trẻ không ạ?
Tiếng ho của trẻ luôn làm các ông bố, bà mẹ nặng lòng nhất. Nhiều người lầm tưởng, trẻ càng ho nhiều là bệnh càng nặng, ngược lại ho ít bệnh sẽ nhẹ hơn. Điều này không đúng, bởi mức độ nặng nhẹ của đường hô hấp không liên quan đến việc ho ít hay ho nhiều.
Ở những trường hợp trẻ bị viêm hô hấp trên (nhóm bệnh nhẹ) thường ho rất nhiều, vì các điểm kích thích gây ho phần lớn rơi vào đường hô hấp trên. Ngược lại, đối với viêm đường hô hấp dưới, có nhiều trường hợp viêm phổi rất nặng nhưng bé lại ho không nhiều, thậm chí không ho, vì ở phổi điểm cảm nhận ho rất ít, đặc biệt ở trẻ sơ sinh lại càng ít hơn.
Thay vào đó, mẹ cần theo dõi toàn diện để có hướng xử trí đúng mức. Nhất là khi trẻ ngủ li bì, khó đánh thức, trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi bỏ bú, bú kém bú ít hơn 1/2 lượng sữa bình thường, trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên không uống được, nôn tất cả mọi thứ, co giật cần phải đưa đi cấp cứu ngay.
Ngoài ra, khi trẻ khó thở (thở co lõm lồng ngực, khi trẻ hít vào phần dưới lồng ngực bị hóp vào hoặc kéo lõm bất thường) đây là dấu hiệu của viêm phổi nặng phải đưa trẻ đi khám ngay.
Hoặc nếu trẻ thở nhanh, cha mẹ cũng cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt, tránh biến chứng nặng. Mẹ có thể đếm nhịp thở của con bằng đồng hồ có kim giây trong 1 phút, cứ một lần nhấp nhô được tính là 1 nhịp, sau đó so sánh với ngưỡng thở nhanh theo từng độ tuổi.
Cụ thể, bé dưới 2 tháng tuổi là 60 lần/phút trở lên, 2 tháng đến 11 tháng tuổi là 50 lần/phút trở lên, 12 tháng-5 tuổi là 40 lần/phút trở lên, trên 5 tuổi là 30 lần/phút trở lên gọi là thở nhanh, cần đưa trẻ đi khám để điều trị kịp thời. Đây là dấu hiệu sớm nhất cảnh báo trẻ có khả năng bắt đầu bị sưng phổi.
Ngược lại, nếu cha mẹ thấy trẻ không có các dấu hiệu nguy hiểm trên thì có thể tự chăm sóc con tại nhà, nhưng cần lưu ý cho bé ăn uống đầy đủ, chia thành nhiều bữa trong ngày, chuẩn bị các món ăn mềm, dễ nuốt, uống đủ nước để giúp long đờm đồng thời tránh được tình trạng mất nước khiến bệnh trở nặng hơn.
Bên cạnh đó, mẹ nên làm thông thoáng mũi cho trẻ, đặc biệt trẻ dưới 3 tháng tuổi, vì bé rất dễ nghẹt mũi. Đồng thời có thể sử dụng thêm các thuốc kèm theo. Nếu trẻ sốt có thể dùng paracetamol theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ ho nhiều gây khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt thì có thể sử dụng thuốc ho có nguồn gốc từ thảo dược an toàn, phù hợp với lứa tuổi, đây cũng là khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế Việt Nam.
Cuối cùng, các bậc phụ huynh đừng nên lơ là với sức khỏe của con. Hãy theo dõi thường xuyên, bởi mặc dù trên nguyên tắc 70-75% các trường hợp trẻ cảm ho thông thường sẽ khỏi trong vòng 10-14 ngày, nhưng vẫn còn đến 20-25% có thể diễn tiến viêm phổi cần điều trị tích cực. Do đó, nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng như đã nói trên cần đưa đi bệnh viện ngay lập tức. Thậm chí nếu con ho trên 7 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm cũng cần đi khám để kiểm tra nguyên nhân, có giải pháp điều trị kịp thời.
3. Thưa BS, trời nồm ẩm, không khí ẩm ướt nên nhà em thường hạn chế mở cửa để bảo vệ sức khỏe, nhưng ngược lại vì đại dịch COVID-19 được khuyến cáo tránh không gian kín, để thoáng mát… Vậy em cần làm gì, vệ sinh nhà cửa thế nào giảm bớt sự nồm ẩm trong nhà, hạn chế kích thích đường hô hấp thưa BS? Sai lầm nào bố mẹ cần tránh khi chăm sóc con vào thời điểm trời nồm ẩm như hiện nay ạ?
Hiện tượng nồm ẩm rất thường gặp tại các tỉnh phía Bắc, không chỉ ảnh hưởng xấu tới nhà cửa, máy móc,… mà còn tác động trực tiếp tới sức khỏe con người. Trong thời điểm này, mặc dù bên ngoài không mưa nhưng vẫn thường xuyên có đọng nước trên bề mặt vật dụng, sàn nhà nên cần có những biện pháp để phòng chống, bao gồm:
Thứ nhất, thường xuyên vệ sinh để nhà cửa cũng như các vật dụng luôn khô ráo, như vậy sẽ giúp hạn chế sự phát triển của mầm bệnh như virus, vi khuẩn, vi sinh vật khác gây hại cho sức khỏe.
Thứ hai, sử dụng máy điều hòa đặt ở chế độ khô là phương pháp giải quyết tình trạng nồm ẩm rất hiệu quả, không khí cũng bớt độ ẩm, nhà cửa khô ráo hơn.
Thứ ba, nếu có điều kiện có thể mua thêm máy hút ẩm để giảm bớt độ ẩm trong nhà. Nếu không có điều kiện, ngoài việc vệ sinh lau chùi nhà cửa thường xuyên thì bạn có thể sử dụng các mẹo như để rổ than dưới gầm giường, bàn ghế; những chỗ thường xuyên lắng đọng nước để giấy báo cũ hoặc sử dụng vôi để góc nhà cũng giúp giảm thiểu tình trạng nồm ẩm.
Thứ tư, để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình, nhất là trẻ nhỏ trong thời tiết này cần lưu ý vấn đề vệ sinh, tắm rửa đầy đủ. Đặc biệt, không nên phơi đồ trong nhà và mặc quần áo còn ẩm ướt. Nếu quần áo không kịp khô có thể sử dụng bàn ủi để sấy khô, rồi mới cho trẻ mặc tránh nhiễm lạnh.
Thứ năm, vấn đề cho trẻ mặc đủ ấm cũng là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu trong thời điểm này. Và cuối cùng, rửa tay và khẩu trang đầy đủ cho bé, đây là phương pháp hiệu quả ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp, trong đó có cả COVID-19.
Trời nồm ẩm, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên giúp hạn chế khả năng mắc bệnh cho trẻ (Ảnh minh họa)
4. BS ơi, cháu tôi bị viêm phổi, 2 ngày gần đây ho có đờm đục chứ không trong như mấy bữa trước. Như vậy có phải dấu hiệu bệnh chuyển nặng không? Mấy bữa nay trời ẩm ướt mà cháu đang bị viêm phổi thì nên chăm sóc, vệ sinh cá nhân sao cho đúng để bệnh nhanh khỏi?
Bé bị viêm phổi và được điều trị tại nhà nghĩa là đang ở mức độ nhẹ hoặc vừa. Trường hợp này, tôi nghĩ các bác sĩ cũng đã kê đơn thuốc kháng sinh cho bé.
Ho ít hay ho nhiều không phải là dấu hiệu để phản ánh mức độ bệnh tiến triển nặng hay nhẹ, mà bố mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến mức độ khó thở của bé, đây là vấn đề quan trọng cần lưu ý. Một số dấu hiệu cho thấy bé bị viêm phổi nhưng đáp ứng kém với điều trị đó là:
• Khó thở: Nếu bé bị viêm phổi đang điều trị tại nhà mà bố mẹ thấy con thở nhanh hơn lúc trước, thở co lõm lồng ngực (khi hít vào vào phần dưới lồng ngực của em bé bị lõm và hóp vô) thì cần đưa con đến bệnh viện ngay lập tức.
• Sốt cao, khó chịu, ăn uống, sinh hoạt không tốt: Nếu bé xuất hiện các triệu chứng này, bố mẹ cũng cần đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm.
• Thông thường, viêm phổi nếu được điều trị tốt tại nhà thì có đến 70-80% bé sẽ khỏi bệnh dù với những loại kháng sinh rất đơn giản và rẻ tiền. Tuy nhiên vẫn còn có khả năng 20-30% các trường hợp vẫn sẽ diễn tiến nặng hơn, không đáp ứng điều trị. Do đó, dù được BS cho đầy đủ thuốc tại nhà chúng ta cũng phải theo dõi sát con để lỡ bé xuất hiện một số triệu chứng nặng như ngủ li bì khó đánh thức, bỏ bú, bú kém, co giật phải đưa đến bệnh viện khám ngay.
Trẻ ho ít hay ho nhiều không phải là dấu hiệu bệnh nặng - nhẹ, thay vào đó phụ huynh nên theo dõi kỹ hơn các triệu chứng khác như thở co lõm lồng ngực, thở nhanh, trẻ li bì… (Ảnh minh họa)
Đối với trẻ bị viêm phổi được điều trị tại nhà, các bậc phụ huynh cần ghi nhớ một số điểm dưới đây:
• Quan trọng nhất là phải cho bé uống kháng sinh đầy đủ, đủ cả về hàm lượng và liều lượng, ngay cả khi tình trạng bệnh đã tiến triển tốt cũng không được ngưng thuốc sớm hơn liệu trình đã chỉ định của bác sĩ. Cần sử dụng đúng các loại thuốc mà bác sĩ đã kê đơn. Đây là điều tiên quyết giúp các bé khỏi bệnh và tránh có những biến chứng tái phát về sau. Hơn nữa, nếu ngưng kháng sinh sớm, vi trùng sẽ không được tiêu diệt tiệt căn nên nguy cơ tái phát sẽ rất lớn.
• Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé trong giai đoạn này, không nên kiêng ăn. Nhiều công trình nghiên cứu trong nước cho thấy rằng, đa số các bé sau viêm phổi dù là nặng hay nhẹ thì nguy cơ bị suy nhược rất cao, thậm chí là suy nhược thật sự. Vì vậy, dù trong giai đoạn đang mắc bệnh hay đã khỏi bệnh thì cần cho bé ăn uống tăng cường, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để bé nhanh chóng hồi phục.
• Cần cho bé uống đầy đủ nước, vừa giảm ho, long đờm tốt hơn, vừa tránh vấn đề mất nước khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
• Nếu bé ho, tốt nhất nên cho sử dụng các loại thuốc ho có nguồn gốc từ thảo dược, an toàn và phù hợp với lứa tuổi của bé. Các loại thảo dược này có thể có nguồn gốc từ phương Tây hoặc Việt Nam. Chẳng hạn những sản phẩm có nguồn gốc từ lá thường xuân như Cozz Ivy cũng rất an toàn cho bé trong thời điểm này.
• Tái khám là vấn đề rất quan trọng khi chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà. Thường các bác sĩ sẽ hẹn bố mẹ đưa con quay trở lại khám vào ngày thứ 2 khi bé bị viêm phổi. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên nhớ lịch hẹn này, ngay cả khi bé đã cải thiện tốt, bởi 48 giờ là thời điểm lý tưởng nhất để bác sĩ đánh giá được các bé có đáp ứng điều trị hay không. Nếu có sẽ tiếp tục cho các bé uống đủ liều để được khỏi hẳn. Nếu không đáp ứng điều trị thì sau 48 giờ có thể phải đổi thuốc, không nên uống kéo dài một loại thuốc không đủ hiệu quả.
• Bé mắc bệnh trong thời tiết nồm ẩm như thế này, bố mẹ cần giữ vệ sinh cơ thể cho bé tốt thì mới giảm thiểu được nguy cơ bệnh nhiễm trùng. Không nên kiêng tắm mà cần lựa thời điểm ấm nhất trong ngày, vệ sinh cho bé trong phòng kín gió, tránh cho bé ngâm mình trong thau/ chậu nước. Tốt nhất, nên tắm từng phần cho bé, nghĩa là khi làm vệ sinh phần nào thì bộc lộ phần đó, sau khi làm vệ sinh xong mặc lại quần áo cho bé và tiếp tục ở những bộ phận khác.
5. Con tôi được 26 tháng, hôm trước thì bé có dấu hiệu ho khan, nhưng bữa nay thì chuyển sang ho có đờm, nhiều nhất là vào buổi sáng. Đi khám ở gần nhà thì BS nói là viêm họng nhưng uống thuốc không khỏi, đi khám bệnh viện thì BS nói bé bị viêm phế quản.
Liệu có cách nào phân biệt ho đờm do viêm họng hay viêm phế quản để có hướng điều trị đúng thưa BS? Giờ con nhiều đờm nên tôi sốt ruột quá, xin hỏi việc tiêu đờm ở 2 tình huống này có khác nhau không ạ?
Trong một số bệnh, ban đầu là ho khan sau đó chuyển sang ho có đờm. Đây là diễn tiến tự nhiên của bệnh, vì vậy bố mẹ đừng ngạc nhiên khi giai đoạn đầu bé ho khan nhưng giai đoạn sau lại ho có đờm.
Nếu bé thật sự chỉ cảm ho hay viêm phế quản thông thường thì đa số là do virus. Thường với những trường hợp này, bé sẽ khỏi trong vòng vòng 10-14 ngày nếu được chăm sóc tốt như tôi đã nêu ở trên. Nhưng cần lưu ý, một em bé trên 3 tuổi có biểu hiện ho đờm, đặc biệt là khò khè mà bác sĩ chẩn đoán viêm phế quản thì cần cảnh giác có khả năng bé mắc hen suyễn - bệnh này đòi hỏi theo dõi và điều trị hoàn toàn khác.
Không thể dựa trên một triệu chứng ho đơn lẻ để xác định nguyên nhân. Thực tế, đối với trẻ em việc phân biệt giữa ho khan và ho có đờm càng khó khăn hơn. Bởi lẽ trẻ không biết khạc đờm nên người lớn rất khó để phân biệt đâu là ho khan đâu là ho có đờm. Hơn nữa, như đã nói ở trên, tình trạng ban đầu có thể ho khan, nhưng sau đó là ho đờm có thể gặp trong nhiều bệnh khác nhau, như nhiễm trùng đường hô hấp hay hen suyễn, nên ranh giới đôi khi cũng rất khó để phân định một cách chính xác.
Vì vậy, khi bé bị ho đờm hay ho khan thì cách xử trí cũng không khác biệt nhiều. Điều quan trọng là cho bé uống nước đầy đủ, điều này có lợi cho cả 2 loại ho. Nếu bé ho khan, khi uống nước đầy đủ niêm mạc vùng hô hấp sẽ được làm ẩm đúng mức, như vậy sẽ giảm thiểu được những kích thích từ bên ngoài giúp các bé giảm ho. Đối với bé ho có đờm, nếu được uống nước đầy đủ hiệu quả của nó hoàn toàn tương đương với việc phải ra tiệm thuốc tây mua thuốc long đờm thời thượng rất đắt tiền.
Trên thị trường có nhiều loại thuốc ho nhưng tạm chia thành 2 nhóm chính dựa trên cơ chế tác động:
Một là nhóm thuốc ức chế ho mà thành phần thường là những dẫn xuất từ á phiện (có thể dùng những biến thể khác để ức chế ho và tránh tác dụng gây nghiện). Khi sử dụng những loại thuốc này ức chế lên hệ thống thần kinh làm bệnh nhân không có biểu hiện ho nữa.
Ở trẻ em thường dùng những loại thuốc có thành phần là thuốc kháng histamin. Ngoài công dụng chống dị ứng, những loại thuốc này cũng giúp ức chế ho mặc dù ở mức độ nhẹ. Song đối với các trường hợp trẻ ho có đờm, nếu sử dụng không đúng những loại thuốc ức chế ho sẽ lợi bất cập hại. Bởi tác dụng ức chế ho của thuốc nên trẻ không ho được, đờm dãi không tống xuất ra ngoài, thậm chí khối đờm cô đặc hơn, điều này khiến trẻ bị tắc đờm, bệnh dai dẳng kéo dài và có thể nặng hơn.
Do đó, bố mẹ cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc ức chế ho, nhất là khi chúng ta không biết con là ho khan hay ho có đờm. Chưa kể những loại thuốc ức chế ho này vốn không phù hợp cho trẻ nhỏ, thường phải từ 6-7 tuổi trở lên.
Hai là nhóm thuốc có khả năng long đờm hay loãng đờm: Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng như Bộ y tế Việt Nam, đối với trẻ em không nên sử dụng những loại thuốc ức chế ho mạnh - vốn dĩ chỉ dành cho người lớn.
Thay vào đó, các bậc phụ huynh nên sử dụng những loại thuốc ho có nguồn gốc từ thảo dược, an toàn phù hợp với lứa tuổi của các bé. Ở Việt Nam có rất nhiều bài thuốc dân gian, ví dụ như tắc chưng đường phèn... cũng rất tốt, dễ tìm thấy trong cuộc sống.
Hơn nữa, hiện nay trong xu hướng hội nhập, chúng ta tiếp nhận được nhiều thành tựu của y học tây phương, trong đó có những bài thuốc ho dân gian rất hiệu quả, chẳng hạn như thuốc ho có thành phần từ lá thường xuân - thảo dược được sử dụng rộng rãi từ hàng ngàn năm nay và đã chứng minh hiệu quả và tính an toàn, đặc biệt đối với trẻ em.
6. Thời tiết nồm ẩm cộng với đại dịch COVID-19 phức tạp, cho trẻ tập thể dục, ra ngoài trời cần lưu ý những gì để không bị mắc bệnh? Bảo vệ đường hô hấp sao cho đúng? Có cần cho trẻ súc họng, tắm rửa mỗi khi ra ngoài về không thưa BS?
Tập thể dục là điều cần thiết, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Tuy nhiên, khi thời tiết lạnh, trời nồm ẩm như hiện nay thì nên tránh tập thể dục vào cùng một khoảng thời gian máy móc như trước.
Thay vào đó, nên chọn thời điểm nhiệt độ trong ngày ấm áp để tập sẽ tốt hơn. Nên mặc trang phục phù hợp để vận động dễ dàng cũng như đảm bảo được độ ấm cho cơ thể. Trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 còn phức tạp, nếu tập ở những địa điểm công cộng thì cần tuân thủ nguyên tắc mang khẩu trang. Sau khi tập thể dục, việc quan trọng cần làm ngay là rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
Lưu ý, nên tránh tập vào các khoảng thời gian mà mật độ lưu thông đường phố cao, nhất là sinh sống ở nơi nhiều xe cộ qua lại, điều này có thể gây hại nhiều hơn lợi, nếu hít phải khí thải của các phương tiện.
Bên cạnh đó, nên súc miệng bằng nước muối ngày 2 lần/ ngày (nếu trời lạnh thì súc nước ấm) cũng góp phần giảm thiểu khả năng bị viêm họng hay các bệnh viêm đường hô hấp.
7. Thưa BS, hiện nay có những loại thuốc tiêu đờm nào cho trẻ ạ? Loại nào cần kê đơn, loại nào có thể mua mà không cần chỉ định của BS? Với mỗi giai đoạn phát triển (dưới 2 tuổi; từ 2-5 tuổi; từ 6 - 12 tuổi…) bố mẹ cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc tiêu đờm cho trẻ ạ?
Vấn đề sử dụng thuốc tiêu đờm cũng đang được khá nhiều người quan tâm. Trên thị trường Việt Nam cũng như trên thế giới có rất nhiều loại thuốc tiêu đờm khác nhau nhưng đa phần đều có ưu điểm và tính hạn chế nhất định của nó. Vì vậy, rất tiếc là hiện nay chưa thể tìm được một loại thuốc long đờm thật sự lý tưởng để sử dụng được cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên trong vấn đề điều trị long đờm thì chúng ta nên lưu ý một số điều sau đây:
• Thứ nhất cần điều trị nguyên nhân. Khi nguyên nhân được giải quyết thì tình trạng tăng tiết đờm mới được giảm thiểu. Chẳng hạn nếu bé bị ho có đờm do viêm phổi thì việc điều trị kháng sinh sẽ giúp giảm đờm. Hoặc nếu bé bị hen suyễn khi được sử dụng các thuốc hen suyễn, do tính chất kháng viêm cũng sẽ giúp bé loãng đờm và long đờm hiệu quả hơn.
• Thứ hai đừng quên cho bé uống nước đầy đủ.
• Đa phần các loại thuốc long đờm đều khá an toàn và được xếp vào nhóm thuốc có thể sử dụng mà không cần kê toa. Tuy nhiên có một số nhóm thuốc long đờm đặc biệt có giới hạn về lứa tuổi. Trong tình huống này nếu phụ huynh có dự định mua cho con uống tại nhà thì cần nói rõ tuổi của bé với dược sĩ để được tư vấn loại thuốc long đờm phù hợp.
8. Trẻ bị ho đờm, mắc bệnh hô hấp, khi điều trị cha mẹ cần nhớ những nguyên tắc nào để điều trị triệt để, tránh mầm bệnh còn lưu trong cơ thể lâu hơn ạ? Nên cho trẻ dùng Cozz Ivy trong bao lâu, kể cả sau khi đã thuyên giảm các triệu chứng thưa BS?
Cozz Ivy chứa chiết xuất của lá thường xuân - một loại thảo dược an toàn, có nguồn gốc từ y học Tây phương và đã chứng minh được tính hiệu quả, an toàn trong việc giảm ho cho cả người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên.
Bệnh là vấn đề không ai muốn, nhưng nếu lỡ mắc bệnh thì phải điều trị đến nơi đến chốn. Muốn làm được điều này, bố mẹ cần lưu ý:
• Điều trị trúng nguyên nhân.
• Cần sử dụng thuốc đầy đủ theo khuyến cáo, kể cả thuốc kê đơn của bác sĩ hay các loại thuốc mua không cần toa. Cho bé uống đúng số lần, ngay cả trường hợp bé đáp ứng tốt cũng không nên tự ý ngưng thuốc mà cần điều trị cho hết liệu trình để vi khuẩn bị “tiêu diệt” sạch sẽ. Có như vậy thì mới giảm được biến chứng và nguy cơ tái phát.
• Song song đó, để tránh nguy cơ tái phát đừng quên nâng đỡ sức đề kháng của bé bằng dinh dưỡng, miễn dịch (chủng ngừa) tránh tác động xấu từ môi trường xung quanh tới cơ thể.
Về Cozz Ivy, theo tôi được biết đây là thuốc ho của Dược Hậu Giang có dẫn xuất từ dược thảo an toàn, đó là lá thường xuân. Đây là loại thảo dược thường được sử dụng ở các nước phương Tây, châu Âu, đã được chứng minh hiệu quả trong các trường hợp ho có đờm ở trẻ em. Ngoài việc giảm ho, qua một số công trình nghiên cứu lá thường xuân còn có tác dụng giúp việc làm loãng đờm tốt hơn, kháng viêm, giãn phế quản, từ đó tống xuất đờm dễ dàng hơn.
Như vậy, khi trẻ bị ho có đờm, việc sử dụng Cozz Ivy với thành phần lá thường xuân cũng phù hợp. Theo thông tin từ nhà sản xuất, thuốc này có thể sử dụng cho trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên. Với liều lượng khuyến cáo nếu bé dưới 5 tuổi nên uống nửa muỗng cà phê (2,5ml) 1 lần và 3 lần 1 ngày. Còn bé trên 5 tuổi trở lên thì 1 lần sử dụng 5ml, 3 lần 1 ngày.
Kính mời quý độc giả cùng đón xem những nội dung tiếp theo trong chuyên đề https://alobacsi.com/benh-ho-o-tre-em/
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình