Thói quen xấu cản trở sự phát triển trí tuệ của bé
Một số thói quen dưới đây chính là “thủ phạm” gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ.
- 1. Không ăn sáng. Bữa sáng chính là bữa ăn quan trọng nhất và cung cấp đầy đủ năng lượng cho hoạt động của trẻ trong một ngày. Tuy nhiên hiện nay, có rất nhiều trẻ không chịu ăn sáng và cha mẹ của những trẻ nhỏ này cũng không muốn ép con mình phải ăn. Họ không hề biết rằng, việc bỏ ăn sáng chính là một trong những nguyên nhân gây giảm thị lực cũng như giảm trí thông minh ở trẻ nhỏ.
-
Để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng người lớn nên bổ sung ngũ cốc, hoa quả tươi, cháo lúa mạch vào thực đơn của trẻ.
-
2. Bỏ qua việc kết hợp các loại thực phẩm nhiều màu sắc. Có một điều mà rất nhiều bậc cha mẹ không biết, đó chính là những loại thực phẩm có màu sắc khác nhau thường chứa những chất dinh dưỡng khác nhau. Khi bạn kết hợp những loại thực phẩm này sẽ giúp bé có thể hấp thụ đủ những chất dinh dưỡng khác nhau cho cơ thể. Hơn nữa, một bữa ăn nhiều màu sắc sẽ giúp bé thích ăn hơn là một bữa ăn có màu sắc đơn điệu.
-
Mỗi ngày, bạn nên cho bé ăn đủ 5 loại rau và hoa quả. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng việc ăn nhiều rau và hoa quả sẽ giúp cho có thể bé đủ sức đề kháng chống lại những căn bệnh như ung thư hay làm giảm hàm lượng cholesteron trong máu.
-
3. Cho trẻ dùng đồ ăn mặn. Đồ ăn mặn sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ. Thói quen cho con ăn quá nhiều đồ mặn có thể khiến bé bị mắc chứng huyết áp cao. Bởi vậy, khi chế biến đồ ăn cho con, các bậc phụ huynh nên chú ý khống chế lượng muối phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
-
4. Không hiểu rõ về những thực phẩm chứa mỡ có hại và có lợi. Sai lầm lớn của các bà mẹ khi chế biến đồ ăn cho trẻ chính là việc không hiểu rõ tác dụng của những loại thực phẩm như cá và rong biển. Trong những loại thực phẩm này có chứa hàm lượng Omega 3 có tác dụng tăng cao sức đề kháng, giảm thiểu các căn bệnh viêm nhiễm, hỗ trợ hệ tuần hoàm hoạt động tốt hơn và làm giảm lượng cholesteron trong máu.
-
Mỗi tuần, bạn không nhất thiết là cần phải cung cấp quá nhiều chất này cho các bé, chỉ cần một tuần ăn hai lần là đủ. Những loại thực phẩm này có thể chế biến thành những món ăn khác nhau cho bé đổi vị.
-
Liên quan đến mỡ, có một sai lầm lớn mà các bậc bà mẹ rất hay gặp phải, đó chính là sự phân biệt giữa mỡ động vật và mỡ thực vật. Nhiều người thường chỉ sử dụng mỡ thực vật chứ không dùng mỡ động vật. Tuy nhiên, trong mỡ thực vật cũng có chứa khá nhiều chất béo bão hòa, thường xuyên sử dụng loại mỡ này sẽ là không tốt bởi cơ thể sẽ mất đi sự cân bằng.
-
5. Không chú ý tới các sản phẩm hỗ trợ sự phát triển xương. Trẻ em đang trong thời kỳ phát triển chính là giai đoạn cần chú trọng đến sự phát triển của xương. Vậy nhưng nhiều người lớn thường không mấy chú ý đến vấn đề này và chỉ quan tâm tới việc bổ sung canxi cho trẻ khi cần thiết. Thay vào đó, vì muốn con ăn được nhiều hơn, họ hay làm các món ăn mà trẻ thích chứ không mấy quan tâm tới vấn đề trẻ cần phải ăn đủ chất.
AloBacsi.vn
Theo Gia Linh - Kiến thức
Theo Gia Linh - Kiến thức
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình