Thiếu nữ ngại giao tiếp có phải bị trầm cảm tuổi dậy thì?
Cháu 15 tuổi, rất sợ đến trường vì phải giao tiếp với thầy cô, bạn bè, chỉ thích ở một mình. Có phải cháu đang bị trầm cảm không? (Quyên).
Cháu thường cảm thấy rất buồn không lý do nhưng không thể tâm sự với ai. Đến trường học, cháu chỉ ngồi yên một chỗ, giờ ra chơi cũng không muốn chơi cùng các bạn. Về nhà, ăn cơm tối xong cháu chỉ muốn lên phòng đóng kín cửa và làm những gì mình thích, có khi ngồi không làm gì. Ở một mình như thế cháu thấy rất bình an. Thưa bác sĩ, như vậy có phải cháu bị trầm cảm không?
Trả lời:
Để chẩn đoán trầm cảm, người ta dựa trên một số dấu hiệu như sau:
- Mất ngủ, khó vào giấc ngủ, hay thức giấc giữa đêm không ngủ được nữa, hoặc thức dậy từ 2-3h sáng kèm theo bồn chồn khó chịu (có khi ngủ nhiều quá mức).
- Chán ăn, ăn ít, ăn không ngon, không thích ăn, sợ ăn (có khi ăn nhiều quá mức), sút cân.
- Ngại giao tiếp với người khác, trở nên ít nói bất thường, lười vận động.
- Cảm thấy bốn chồn lo âu, đứng ngồi không yên, đau đầu, đau mỏi toàn thân, đau ngực, táo bón, sợ lạnh.
- Cảm thấy mệt mỏi, suy nghĩ chậm chạp, buồn rầu, mất hứng thú làm việc, mất hứng thú giải trí hàng ngày (thể thao, xem tivi, sách báo, phim...). Cảm thấy xung quanh buồn rầu ảm đạm, thời gian kéo dài lê thê.
- Bi quan lo lắng về tương lai cho bản thân và gia đình, sợ điều xấu xảy ra cho bản thân và gia đình.
- Nghĩ rằng mình không xứng đáng với bản thân và xung quanh. Cho rằng mình phạm nhiều khuyết điểm, tội lỗi, không muốn tiếp xúc với ai.
- Nghĩ rằng mình không xứng đáng được ăn, không xứng đáng được sống, cho rằng mình là gánh nặng cho mọi người.
- Có ý nghĩ chết chóc, muốn tự sát bằng thuốc ngủ, treo cổ, nhảy lầu, đâm vào xe... hay đã có lần tự sát.
Hiện tại, cháu ngại giao tiếp với thầy cô, bạn bè. Đây là một trong những dấu hiệu của trầm cảm. Tuy nhiên, nếu chỉ có một dấu hiệu này thì cũng chưa thể khẳng định hoàn toàn. Nếu cháu có nhiều hơn hai trong số các dấu hiệu kể trên thì nên đi khám để được chẩn đoán và chữa trị.
Theo cô, tâm sinh lý của những cô gái tuổi mới lớn như các cháu thường bất ổn, dễ vui, dễ buồn vô cớ, có nhiều tâm sự nhưng lại không biết chia sẻ với ai. Nếu kéo dài tình trạng này và chẳng may cháu gặp những chuyện xấu, tâm sinh lý dễ rối loạn, biến thành trầm cảm.
Vì thế, cô nghĩ cháu nên tâm sự với một người cháu cảm thấy thoải mái nhất, có thể là cô bạn ngồi cùng bàn, hoặc mẹ... Nếu lúc đầu chưa quen, cháu có thể kể với họ những công việc hàng ngày cháu làm, kể cả ngày hôm đó cháu không làm gì cả và chỉ ở nhà một mình. Cháu đừng giữ kín trong lòng. Đặc biệt, cháu nên hạn chế tối đa tình trạng ở một mình.
Trả lời:
Để chẩn đoán trầm cảm, người ta dựa trên một số dấu hiệu như sau:
- Mất ngủ, khó vào giấc ngủ, hay thức giấc giữa đêm không ngủ được nữa, hoặc thức dậy từ 2-3h sáng kèm theo bồn chồn khó chịu (có khi ngủ nhiều quá mức).
- Chán ăn, ăn ít, ăn không ngon, không thích ăn, sợ ăn (có khi ăn nhiều quá mức), sút cân.
- Ngại giao tiếp với người khác, trở nên ít nói bất thường, lười vận động.
- Cảm thấy bốn chồn lo âu, đứng ngồi không yên, đau đầu, đau mỏi toàn thân, đau ngực, táo bón, sợ lạnh.
- Cảm thấy mệt mỏi, suy nghĩ chậm chạp, buồn rầu, mất hứng thú làm việc, mất hứng thú giải trí hàng ngày (thể thao, xem tivi, sách báo, phim...). Cảm thấy xung quanh buồn rầu ảm đạm, thời gian kéo dài lê thê.
- Bi quan lo lắng về tương lai cho bản thân và gia đình, sợ điều xấu xảy ra cho bản thân và gia đình.
- Nghĩ rằng mình không xứng đáng với bản thân và xung quanh. Cho rằng mình phạm nhiều khuyết điểm, tội lỗi, không muốn tiếp xúc với ai.
- Nghĩ rằng mình không xứng đáng được ăn, không xứng đáng được sống, cho rằng mình là gánh nặng cho mọi người.
- Có ý nghĩ chết chóc, muốn tự sát bằng thuốc ngủ, treo cổ, nhảy lầu, đâm vào xe... hay đã có lần tự sát.
Hiện tại, cháu ngại giao tiếp với thầy cô, bạn bè. Đây là một trong những dấu hiệu của trầm cảm. Tuy nhiên, nếu chỉ có một dấu hiệu này thì cũng chưa thể khẳng định hoàn toàn. Nếu cháu có nhiều hơn hai trong số các dấu hiệu kể trên thì nên đi khám để được chẩn đoán và chữa trị.
Theo cô, tâm sinh lý của những cô gái tuổi mới lớn như các cháu thường bất ổn, dễ vui, dễ buồn vô cớ, có nhiều tâm sự nhưng lại không biết chia sẻ với ai. Nếu kéo dài tình trạng này và chẳng may cháu gặp những chuyện xấu, tâm sinh lý dễ rối loạn, biến thành trầm cảm.
Vì thế, cô nghĩ cháu nên tâm sự với một người cháu cảm thấy thoải mái nhất, có thể là cô bạn ngồi cùng bàn, hoặc mẹ... Nếu lúc đầu chưa quen, cháu có thể kể với họ những công việc hàng ngày cháu làm, kể cả ngày hôm đó cháu không làm gì cả và chỉ ở nhà một mình. Cháu đừng giữ kín trong lòng. Đặc biệt, cháu nên hạn chế tối đa tình trạng ở một mình.
Ngoài thời gian đi học ở trường, về nhà cháu có thể giúp mẹ nấu cơm, xem tivi cùng cả nhà. Cháu không thích nói chuyện cũng được. Trước hết, hãy sinh hoạt và giải trí chung cùng gia đình đã. Rồi cô tin cháu sẽ tìm thấy những điểm chung để giao tiếp với mọi người. Hãy luôn nhớ rằng mọi người luôn yêu thương và sẵn sàng lắng nghe những câu chuyện của cháu.
Thân ái!
Thân ái!
Theo Chuyên gia tư vấn tâm lý Nguyễn Hương Lan
Tư vấn tổng đài tâm lý tình cảm 19006670 - VnExpress
Tư vấn tổng đài tâm lý tình cảm 19006670 - VnExpress
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình