Hotline 24/7
08983-08983

Telfor điều trị viêm mũi dị ứng tác dụng kéo dài, không gây buồn ngủ

Đây là một trong những đánh giá của BS.CK2 Lê Đình Hưng - Trưởng khoa Tai mũi họng - Bệnh viện E đưa ra trong buổi sinh hoạt chuyên môn tại khoa diễn ra sáng ngày 19/12/2022 với chủ đề “Cập nhật chẩn đoán và điều trị viêm mũi dị ứng”.

1. Viêm mũi dị ứng gia tăng trong bối cảnh ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Bắt đầu bài báo cáo, BS.CK2 Lê Đình Hưng nêu ra một bức tranh toàn cảnh cho thấy, viêm mũi dị ứng không chỉ ảnh hưởng đến mũi mà nằm trong các bệnh cảnh toàn thân với hen phế quản, mề đay kèm theo. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống. Việc điều trị có hai vấn đề cơ bản, đó là tránh dị nguyên và kiểm soát triệu chứng.

Đi sâu vào vấn đề, chuyên gia nêu con số cụ thể, tần suất viêm mũi dị ứng ở châu Âu cũng như châu Á chiếm khoảng 20%, nghĩa là trong 10 người sẽ có ít nhất 2 người mắc căn bệnh này. Ngày nay, bệnh có chiều hướng gia tăng trong bối cảnh ô nhiễm môi trường, khói bụi ngày càng nhiều.

“Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng có rất nhiều, nhưng khu trú thành trong 2 nhóm chính. Một là dị nguyên đường thở (mạt bụi nhà, lông chó mèo, súc vật, nấm mốc, bụi bông và phấn hoa…), phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Hai là dị nguyên đường ăn (trứng, đậu phộng, lúa mì, sữa…), mặc dù ít gặp hơn dị nguyên đường thở nhưng lại xảy ra ở trẻ em nhiều hơn” - BS.CK2 Lê Đình Hưng cho biết.

Buổi sinh hoạt chuyên môn tại khoa Tai mũi họng - Bệnh viện E (Hà Nội) diễn ra vào sáng 19/12/2022

Chia sẻ về phân loại viêm mũi dị ứng theo kinh điển, chuyên gia cho biết bệnh có 3 loại, bao gồm theo mùa, quanh năm và nghề nghiệp. Tuy nhiên, tập trung chủ yếu vào viêm mũi dị ứng quanh năm và viêm mũi dị ứng theo mùa. BS.CK2 Lê Đình Hưng nhấn mạnh, việc phân biệt hai tình trạng này sẽ giúp ích trong quá trình điều trị. Nếu là viêm mũi dị ứng quanh năm, điều trị sẽ vất vả hơn, việc dùng thuốc cũng kéo dài hơn. Trong khi đó, viêm mũi dị ứng theo mùa sẽ tuân theo quy luật điều trị trước khi bắt đầu vào mùa, giúp bệnh nhân kiểm soát triệu chứng tốt hơn.

Còn theo phân loại mới nhất của ARIA 2016, viêm mũi dị ứng phân loại thành từng đợt (triệu chứng dưới 4 ngày/ tuần hoặc dưới 4 tuần liên tiếp) và dai dẳng (triệu chứng trên 4 ngày/ tuần và trên 4 tuần liên tiếp). Viêm mũi dị ứng nhẹ (ngủ - làm việc, học tập bình thường, không triệu chứng khó chịu, không ảnh hưởng đến hoạt động, sinh hoạt hằng ngày) và viêm mũi dị ứng trung bình - nặng (gồm một trong nhiều yếu tố như ngủ không bình thường, ảnh hưởng đến hoạt động, sinh hoạt hằng ngày, cản trở làm việc, học tập, triệu chứng khó chịu).

2. Telfor với hoạt chất Fexofenadin: Chi phí thấp, không gây buồn ngủ, tác dụng kéo dài

Theo BS.CK2 Lê Đình Hưng, chẩn đoán viêm mũi dị ứng không khó, chỉ cần dựa vào tiền sử dị ứng (hỏi bệnh bản thân - gia đình), thăm khám lâm sàng, dựa trên các triệu chứng cơ năng (“tam chứng” gồm hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi) và thực thể (qua nội soi sẽ thấy niêm mạc nề, nhợt, có thể có hoặc không có polyp kèm theo).

Bên cạnh đó, viêm mũi dị ứng nằm trong bệnh cảnh chung của toàn thân, vì vậy, ngoài tam chứng còn có thể có những biểu hiện kèm theo như mắt, phế quản, polyp mũi, dị ứng thức ăn hoặc viêm da dị ứng, hen suyễn.

“Về cơ bản, qua lâm sàng chúng ta có thể chẩn đoán 99% các vấn đề dị ứng. Một số trường hợp có thể cần đến cận lâm sàng như test lẩy da để chẩn đoán xác định cũng như tìm được nguyên nhân. Điều này thường được kết hợp thực hiện với chuyên khoa Miễn dịch dị ứng” - Trưởng khoa Tai mũi họng - Bệnh viện E nhận định.

Trong điều trị viêm mũi dị ứng, điều quan trọng đầu tiên là tránh dị nguyên. Tuy nhiên, chuyên gia đánh giá, thực tế điều này không dễ dàng, bởi dị nguyên đường thở rất phổ biến trong không khí và không phải lúc nào cũng tránh được.

“Khi đã xảy ra các phản ứng dị ứng, ở pha sớm có thể sử dụng thuốc làm bền vững tế bào mast, thuốc kháng histamin. Tuy vậy, ở pha chậm, các thuốc trên không còn tác dụng, chúng ta phải sử dụng những thuốc chống viêm, ví dụ như thuốc kháng cholinlergic, kháng leukotrien, corticoid, thuốc chống sung huyết. Như vậy, chúng ta có đến 5-6 thuốc có thể sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng. Nhưng việc dùng thuốc còn dựa trên cá nhân hóa từng bệnh nhân để phối hợp, vận dụng với mục tiêu là hiệu quả nhất và an toàn nhất” -  BS.CK2 Lê Đình Hưng nhận định.

Chuyên gia đánh giá cao Fexofenadin (Telfor) trong điều trị viêm mũi dị ứng

Trong đó, thuốc kháng histamin H1 có lịch sử từ lâu đời, từ thế hệ 1 đến thế hệ 2 và gần đây xuất hiện các thế hệ mới. Về cơ bản, hiện nay rất ít dùng thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 bởi các tác dụng phụ. Đối với thuốc kháng histamin H1 thế hệ mới cần đáp ứng những yêu cầu lý tưởng như không gây buồn ngủ; Dùng 1 lần ngày; Tác dụng nhanh và kéo dài 24 giờ; Không tương tác với các thuốc khác, thức ăn và rượu; Thêm tác dụng chống viêm và kháng dị ứng khác.

Ngoài ra, lý tưởng nữa là có thể tăng liều tùy chỉ định cần thiết; Không ảnh hưởng tới thần kinh trung ương (an toàn trên lái xe, phi công); Không chuyển hóa qua gan; An toàn và hiệu quả khi dùng lâu dài; An toàn trên trẻ em.

BS.CK2 Lê Đình Hưng cho rằng, không có loại thuốc nào đáp ứng được tất cả các yêu cầu lý tưởng này. Song tốt nhất là nên lựa chọn thuốc có càng nhiều yêu cầu lý tưởng này càng tốt. Và trong nhóm thế hệ mới, hiện nay sau gần 30 năm ra đời (năm 1996), Fexofenadin vẫn được đánh giá cao trong điều trị viêm mũi dị ứng.

“Fexofenadin là thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2, có hai tác động chính, đó là ngăn chặn các thụ thể histamin và giảm sản xuất các thụ thể histamin. Tác dụng chống dị ứng kéo dài đến 24 giờ sau khi kết thúc điều trị. Không qua hàng rào máu não, điều này đã được FDA cho phép dùng được cho cả phi công. Đặc biệt, thuốc không gây nghiện” - BS.CK2 Lê Đình Hưng nhấn mạnh.

Chuyên gia dẫn chứng một kết quả nghiên cứu trên Fexofenadin cho thấy, thuốc không ảnh hưởng giấc ngủ tương đương với thảo dược và khác biệt hẳn so với nhóm kháng histamin thế hệ 1. Một tổng kết của nghiên cứu khác cũng cho thấy, Fexofenadin là một trong hai loại thuốc không gây buồn ngủ. Trong khi ngay cả những thế hệ mới như Levocetirizin vẫn còn gây buồn ngủ, an thần cao hơn so với Fexofenadin. Vì vậy, chuyên gia nhận định, đây là thuốc kháng histamin rất tốt trong điều trị dị ứng.

Hai nghiên cứu cho thấy tác dụng của Fexofenadin được chuyên gia dẫn chứng trong bài báo cáo

Hiện, về dạng bào chế, hầu hết thuốc kháng histamin dạng viên dùng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên, với các dạng siro có thể dùng cho lứa tuổi nhỏ hơn. “Như vậy, vấn đề thuộc về dạng bào chế. Thuốc kháng histamin thế hệ mới như Fexofenadin có thể dùng được cho trẻ em, tuy nhiên hiện chưa có dạng siro trên thị trường” - chuyên gia nói.

Trong các thuốc kháng histamin chứa hoạt chất Fexofenadin, chuyên gia đánh giá cao Telfor của Dược Hậu Giang, bởi “chi phí thấp hơn nhiều so với các dòng truyền thống trước đó sử dụng, dùng 1 viên/ ngày, tác dụng kéo dài và không gây buồn ngủ”.

3. Kháng histamin dùng cho các giai đoạn bệnh, corticoid cho tình trạng vừa và nặng

Ngoài thuốc kháng histamin, chuyên gia cũng đề cập đến corticoid - một trong những thuốc hữu hiệu điều trị viêm mũi dị ứng, bởi vừa chống viêm, vừa chống dị ứng, và đặc biệt kiểm soát được cả pha sớm và pha muộn. Tuy nhiên, vấn đề là corticoid có nhiều tác dụng phụ không mong muốn (viêm loét dạ dày, tăng huyết áp, loãng xương, tiểu đường, đục thủy tinh thể, suy giảm miễn dịch...), nhất là khi sử dụng kéo dài đường toàn thân.

Vì vậy, BS.CK2 Lê Đình Hưng khuyến cáo, nguyên tắc chung là ưu tiên corticoid tại chỗ (xịt mũi) hơn đường toàn thân. Ưu điểm của loại này là kiểm soát được hầu hết các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như chảy mũi, ngạt mũi, ngứa, hắt hơi… và ít tác dụng phụ, có thể dùng được kéo dài (3-6 tháng). Tuy nhiên, nhược điểm là đắt và vẫn có một số tác dụng phụ như rát mũi, chảy máu mũi, nấm.

Một biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng khác cũng được đề cập đến trong bài báo cáo là miễn dịch liệu pháp. Đây là phương pháp sử dụng dị nguyên gây viêm mũi dị ứng, đưa vào cơ thể người bệnh liều lượng nhỏ, tăng dần, kéo dài để kích thích cơ thể tăng cường sản xuất kháng thể chống lại dị nguyên và sau cùng là tạo miễn dịch bền vững đối với dị nguyên.

Ưu điểm lớn nhất của liệu pháp này là điều trị đúng với cơ chế bệnh sinh, có thể giải quyết được triệt để bệnh. Nhưng còn nhiều nhược điểm là đắt, kỳ công, mất thời gian (2-5 năm, thậm chí là 10 năm) và tiền bạc. Hơn nữa, người bệnh còn có nguy cơ đối diện với tác dụng phụ như sốc phản vệ, dị ứng mề đay. “Hiện, theo tôi được biết, với những điều kiện này, ở Việt Nam chưa có nơi nào thực hiện tốt liệu pháp này” - chuyên gia cho biết.

Cuối bài báo cáo, BS.CK2 Lê Đình Hưng tóm tắt lại vấn đề, hiện nay chúng ta có nhiều thuốc để điều trị viêm mũi dị ứng. Điều quan trọng là bệnh nhân có triệu chứng nào, sử dụng thuốc điều trị triệu chứng đó.

“Chẳng hạn, thuốc kháng histamin sử dụng được cho tất cả các giai đoạn bệnh, hiệu quả trên các triệu chứng ngứa mắt, ngứa mũi, chảy nước mũi. Corticoid chỉ dùng trong trường hợp phản ứng vừa và nặng trở lên, ưu tiên dùng tại chỗ. Trong trường hợp bệnh nhân giảm ngửi bắt buộc phải sử dụng corticoid đường uống, lưu ý dùng ngắn ngày. Nếu bệnh nhân ngạt mũi thì dùng chống sung huyết tại chỗ là tốt nhất” - chuyên gia nhấn mạnh.

Đại diện AloBacsi tặng hoa cho BS.CK2 Lê Đình Hưng - Trưởng khoa Tai mũi họng - Bệnh viện E

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X