Tay cong, xương méo do gãy xương cẳng tay, có cần nắn lại?
Cháu nhà em bị gãy cẳng tay và được nắn lại xương với bó bột, sau đó thì tay bé bị cong và xương hơi bị méo. Xin hỏi BS gia đình nên làm thế nào?
Thưa BS, cháu nhà em bị gãy cẳng tay và được nắn lại xương với bó bột tại BV Nhi Đồng 1. Sau 2 tuần tái khám, BS cho phép hạ bột khúc khuỷu tay sau khi xem kết quả chụp X Quang xương thẳng vào vị trí (lúc hạ bột bé bị té đập tay xuống đất 2 lần).
Đến tuần thứ 3, em được hẹn cắt bột và chụp lại X Quang sau khi tháo bột thì tay bé bị cong và xương hơi bị méo. BS điều trị chỉ định 2 giải pháp:
- Gây mê nắn xương lại
- Để tự nhiên tay bé sẽ lành sau 1- 2 năm nữa.
Quan điểm gia đình muốn để tự nhiên nhưng cũng hơi lo lắng sau này tay bé có hết cong không? Và nếu quyết định nắn lại xương cho bé thì khi tháo bột lần nữa tay bé có gặp lại tình trạng như hiện tại (bị cong).
Theo em nghiên cứu trên các forum và website của nhi đồng, các mẹ đều gặp tình trạng tháo bột tay bé bị cong ạ. Nếu như ban gập tay độ cong <15 độ thì tay bé sẽ thẳng sau thời gian 6 - 12 tháng. Cám ơn BS đã đọc thư của em !
(Trương Yến Ngân - yenngan...@gmail.com)
Chị Yến Ngân thân mến,
Gãy xương cẳng tay (bao gồm 2 xương là xương trụ và xương quay) ở trẻ em là dạng gãy thường gặp và dễ gây nên sự bất đồng giữa nhân viên y tế và thân nhân bệnh nhân nhất. Lí do là gãy xương vùng này khó nắn chỉnh 1 cách ngay ngắn như gãy xương ở các vùng khác do vùng này có nhiều nhóm cơ đối kháng co kéo nhau; dẫn đến xương dễ bị lệch ở nhiều mức độ.
Tuy nhiên, may mắn là ở trẻ em có hiện tượng tự điều chỉnh rất tốt. Có nghĩa là xương vùng này khi nắn chỉnh tuy 2 mặt xương gãy không thật áp nhau, 2 thân xương lệch nhau (gập góc) dưới 20 độ thì cơ thể bé vẫn có khả năng trở lại như bình thường (thẳng lại) sau 6-12 tháng, thậm chí 24 tháng.
Do đó, trường hợp con chị chúng tôi cũng hoàn toàn đồng ý với phương án các bác sĩ đưa ra:
1. Nếu gia đình quá lo lắng, cách tốt nhất là nắn bó bột lại cho bé, bé tránh được thời gian tự điều chỉnh quá lâu, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của bé và người nhà. Tuy nhiên cách này cũng có nguy cơ là xương tiếp tục không được thẳng như đã giải thích phía trên, dù khả năng đó ít do sau 3 tuần thì xương gãy đã có tạo xương, vững hơn và khó di lệch hơn so với lúc gãy ban đầu.
2. Theo dõi như trên và nếu thấy xương di lệch thì tiến hành nắn bó bột. Nếu không di lệch thêm thì chơ đợi như đã nêu.
Đến tuần thứ 3, em được hẹn cắt bột và chụp lại X Quang sau khi tháo bột thì tay bé bị cong và xương hơi bị méo. BS điều trị chỉ định 2 giải pháp:
- Gây mê nắn xương lại
- Để tự nhiên tay bé sẽ lành sau 1- 2 năm nữa.
Quan điểm gia đình muốn để tự nhiên nhưng cũng hơi lo lắng sau này tay bé có hết cong không? Và nếu quyết định nắn lại xương cho bé thì khi tháo bột lần nữa tay bé có gặp lại tình trạng như hiện tại (bị cong).
Theo em nghiên cứu trên các forum và website của nhi đồng, các mẹ đều gặp tình trạng tháo bột tay bé bị cong ạ. Nếu như ban gập tay độ cong <15 độ thì tay bé sẽ thẳng sau thời gian 6 - 12 tháng. Cám ơn BS đã đọc thư của em !
(Trương Yến Ngân - yenngan...@gmail.com)
Chị Yến Ngân thân mến,
Gãy xương cẳng tay (bao gồm 2 xương là xương trụ và xương quay) ở trẻ em là dạng gãy thường gặp và dễ gây nên sự bất đồng giữa nhân viên y tế và thân nhân bệnh nhân nhất. Lí do là gãy xương vùng này khó nắn chỉnh 1 cách ngay ngắn như gãy xương ở các vùng khác do vùng này có nhiều nhóm cơ đối kháng co kéo nhau; dẫn đến xương dễ bị lệch ở nhiều mức độ.
Tuy nhiên, may mắn là ở trẻ em có hiện tượng tự điều chỉnh rất tốt. Có nghĩa là xương vùng này khi nắn chỉnh tuy 2 mặt xương gãy không thật áp nhau, 2 thân xương lệch nhau (gập góc) dưới 20 độ thì cơ thể bé vẫn có khả năng trở lại như bình thường (thẳng lại) sau 6-12 tháng, thậm chí 24 tháng.
Do đó, trường hợp con chị chúng tôi cũng hoàn toàn đồng ý với phương án các bác sĩ đưa ra:
1. Nếu gia đình quá lo lắng, cách tốt nhất là nắn bó bột lại cho bé, bé tránh được thời gian tự điều chỉnh quá lâu, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của bé và người nhà. Tuy nhiên cách này cũng có nguy cơ là xương tiếp tục không được thẳng như đã giải thích phía trên, dù khả năng đó ít do sau 3 tuần thì xương gãy đã có tạo xương, vững hơn và khó di lệch hơn so với lúc gãy ban đầu.
2. Theo dõi như trên và nếu thấy xương di lệch thì tiến hành nắn bó bột. Nếu không di lệch thêm thì chơ đợi như đã nêu.
Theo BS.CK2 Trương Anh Mậu
Phó Khoa bỏng chỉnh hình - BV Nhi đồng 2
Phó Khoa bỏng chỉnh hình - BV Nhi đồng 2
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình