Tay chân trẻ có nhiều ngấn, coi chừng mắc bệnh Michelin
Một số trẻ sơ sinh có quá nhiều ngấn trên tay chân, nhiều người nghĩ trẻ bụ bẫm nhưng thực tế trẻ mắc phải bệnh Michelin.
Bệnh này có thể dẫn đến biến dạng mặt, chẻ vòm hầu, dị tật não, chậm phát triển tâm thần... Loại bệnh khác do trẻ nhiễm phải trùng đơn nhân CMV, có thể gây tổn thương gan, tủy, mù mắt...
Khoa Thận - Máu - Nội tiết, Bệnh viện (BV) Nhi Đồng II TPHCM vừa tiếp nhận bé N.P.H., sáu tháng tuổi (ngụ Bình Dương) với biểu hiện khắp tứ chi đều có quá nhiều ngấn so với trẻ bình thường.
Mẹ của bé cho biết, khi lọt lòng, bé H. chỉ cân nặng 2,85kg nhưng tay chân bé xuất hiện nhiều ngấn, đối xứng. Sau sáu tháng, các ngấn ở tứ chi vẫn còn, trọng lượng cơ thể tăng vọt nên gia đình đưa đến các cơ sở y tế để tìm hiểu rõ nguyên nhân. Nhiều nơi chẩn đoán, bé bị béo phì và rối loạn chuyển hóa cơ thể.
Trẻ nhiễm CMV đang điều trị tại BV Nhiệt đới
Tại BV Nhi Đồng II, sau khi thăm khám, TS-BS Trần Thị Mộng Hiệp - Trưởng khoa Thận - Máu - Nội tiết nghi ngờ bé H. mắc bệnh Michelin. Các bác sĩ (BS) BV Nhi Đồng II tiến hành xét nghiệm, sinh thiết da và xác định, bệnh nhi bị rối loạn da vùng hạ bì, tạo thành những bó cơ trơn nằm rải rác cùng với các tế bào mỡ. Trẻ mắc bệnh do bị tổn thương nhiễm sắc thể số 1 hay số 7.
Theo BS Hiệp, sở dĩ y khoa gọi bệnh này là Michelin vì người mắc bệnh có hình dáng cơ thể giống như logo của hãng sản xuất lốp xe Michelin. Nhân vật này “bụ bẫm” với nhiều ngấn khắp tứ chi. Bệnh Michelin được tác giả Ross mô tả đầu tiên vào năm 1969. Hiện nay, tỷ lệ trẻ mắc bệnh này quá ít nên chưa có thống kê số người mắc trong cộng đồng. Cho đến nay, thế giới chỉ mới phát hiện 25 trường hợp. Vào năm 2010, tại Trung Quốc cũng đã chẩn đoán một trường hợp tương tự ở bé 10 tháng tuổi, nặng 20kg.
Gần đây, BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM đã tiếp nhận, điều trị cho bé P.H.K.Ng., bốn tuổi (ngụ Q.10, TPHCM) bị viêm võng mạc do nhiễm phải virus Cytomegalo (trùng đơn nhân - CMV). Trước đó, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt kéo dài, họng có giả mạc giống biểu hiện của bệnh bạch hầu. Sau khi xét nghiệm, các BS phát hiện, cháu Ng. bị biến chứng do nhiễm phải CMV, khiến tăng bạch cầu đơn nhân.
BS Phan Tứ Quí - Trưởng khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và chống độc trẻ em, BV Bệnh Nhiệt đới - cho biết, bệnh CMV có biểu hiện dễ nhầm với viêm họng, viêm amiđan, bạch hầu và có đến 80% dân số nhiễm phải virus này. Hầu hết người nhiễm virus này bệnh biểu hiện thoáng qua, triệu chứng không rõ ràng như: mệt mỏi, sưng hạch, sốt nhẹ, đau họng và tự khỏi. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân bị suy giảm sức đề kháng, suy giảm hệ miễn dịch, có thể bị biến chứng như: mù mắt, tổn thương gan - thận, suy đa cơ quan.
Với bệnh Michelin, BS Trần Thị Mộng Hiệp cho biết, bất thường về ngấn khắp tứ chi có thể tự khỏi sau một tuổi, tuy nhiên, ở một số trẻ có thể dẫn đến biến dạng mặt, chẻ vòm hầu, dị tật não, chậm phát triển tâm thần. Ngoài ra, dù tự hết nhưng nếu không điều chỉnh chế độ ăn, trẻ có thể chuyển sang bệnh béo phì dạng nặng. Lúc đó, việc điều trị béo phì không đơn giản, trẻ dễ bị thêm nhiều bệnh khác như: cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, mỡ máu…
Hiện Việt Nam chưa hoàn thiện khâu xét nghiệm, phân tích được các gen gây bệnh, do đó, việc chẩn đoán sớm bệnh Michelin vẫn còn khó khăn. Việc tầm soát bệnh Michelin từ bào thai cũng chưa thực hiện được. Do đó, nếu gặp trường hợp trẻ xuất hiện quá nhiều ngấn tứ chi, đối xứng nhau chi chít so với những trẻ bụ bẫm chỉ xuất hiện vài ngấn thì phụ huynh phải cho trẻ đi khám ngay.
BS Phan Tứ Quí cho biết, với những bệnh nhi bị biến chứng do nhiễm CMV thì việc điều trị rất tốn kém. Mỗi một ca điều trị kéo dài từ hai - ba tuần, và cứ hai ngày phải chích một lọ thuốc chống CMV, với giá từ bốn - năm triệu đồng.
Do đó, để phòng ngừa bệnh CMV, cần rửa sạch tay sau khi tiếp xúc với nước tiểu, nước bọt của trẻ nhiễm bệnh, nhất là sau khi thay tã, cho trẻ ăn, lau nước mũi, nước bọt hay cầm nắm đồ chơi của trẻ. Những phụ huynh có con nhỏ nhiễm CMV thì nguy cơ lây nhiễm cao hơn so với người không có con nhỏ bị nhiễm.
Theo BS Lê Thị Thu Hà - BV Từ Dũ TPHCM, trong số những trẻ nhiễm CMV khi sinh thì có khoảng 10% có triệu chứng của bệnh như: vàng da, xuất huyết điểm, gan lách to, viêm võng mạc, thiếu máu, mù mắt, điếc, chậm phát triển tâm thần, co giật, đầu nhỏ, mất khả năng phối hợp vận động; một số trẻ tử vong vì đông máu nội mạch lan tỏa, suy gan, nhiễm trùng. Thế nhưng, hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với phụ nữ mang thai nhiễm bệnh, do đó, BS chỉ theo dõi và nếu phát hiện
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình