Tái trật khớp vai sau chấn thương dù đã được nắn, có cần phẫu thuật không?
Bị trật khớp vai trước 20 tuổi và trên 45 tuổi việc điều trị giống hay khác? Vì sao ngày xưa ít mổ khi tổn thương sụn của khớp vai, ngày nay mổ nội soi có ưu điểm gì? TS.BS Tăng Hà Nam Anh và BS.CK2 Võ Châu Duyên giải đáp vấn đề này.
Nếu bị trật khớp vai trước 20 tuổi, 90% quý vị sẽ bị trật trở lại. Đối với các bệnh nhân bị trật khớp vai trước 20 tuổi, họ đi phẫu thuật. Ngày xưa họ không đi mổ vì sợ mổ mở. Bây giờ, phương pháp phẫu thuật nội soi được tiến hành đã giúp giải quyết vấn đề này.
Phẫu thuật nội soi là một trong các cuộc cách mạng trong việc phẫu thuật khớp vai. Xung quanh khớp cơ vai là nhiều khối cơ hệ thần kinh và mạch máu. Nếu chúng ta mổ mở một đường, nó sẽ gây ảnh hưởng đến khớp vai.
Nội soi bằng đầu đũa nhỏ có thể đi xuyên qua giữa các lớp cơ, bác sĩ thấy sụn bị bong ra. Người trước 20 tuổi bị bong sụn đó ra sẽ không lành lại đúng vị trí. Do đó, bác sĩ sẽ đóng neo và khâu lại. Neo và chỉ tan trong xương, không cần phải mổ để lấy ra. Tỷ lệ thành công của phương pháp phẫu thuật này lên đến gần chín mươi mấy phần trăm. Thành ra, nó ngăn cản tình trạng trật khớp vai.
Đối với người trên 45 tuổi bị trật khớp vai, cần chụp MRI sớm vì 50% người này có kèm theo rách gân chóp xoay. Nếu rách gân chóp xoay, chúng ta phải đi mổ lại để ngăn cản tình trạng trật khớp vai. Đối với nhóm người này, trật khớp vai không phải là vấn đề. Vấn đề chính là rách gân chóp xoay, nó sẽ dẫn đến tình trạng teo cơ, yếu vai và đau dai dẳng.
Trong độ tuổi giữa 20 và 45, chúng ta bị trật sau đó nó tự lành lại bởi vì nó chỉ rách bao khớp. Sụn thì chắc. Bạn bị trật một lần, tuần sau bạn bị trật trở lại vì bao khớp chưa lành lại. Do đó, sau khi trật khớp vai, người ta cần cố định khớp vai lại 3 tuần để bao khớp lành. Sau đó, mới cho bệnh nhân tập lại.
Còn nếu bạn với tay lên, vô tình làm cho khớp vai bị trật một lần nữa, lời khuyên cho bạn là đi khám, bác sĩ sẽ cố định khớp vai cho bạn. Bác sĩ sẽ xem xét ở độ tuổi như vậy bạn có nguy cơ bị trật khớp nữa không, nếu như bạn có nguy trật lần nữa ví dụ như còn trẻ tuổi, bác sĩ cho chụp MRI thấy sụn viền bị bong ra, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân đi mổ nội soi để khâu lại sụn viền.
Nếu chỉ là rách bao khớp đơn thuần, bác sĩ sẽ cho bạn cố định khớp bằng băng đeo tay để khớp vai lành lại.
Khi lành khớp vai, bạn sẽ hạn chế nguy cơ trật khớp vai lần nữa nhưng nếu bạn từ 40, 45 và 50 tuổi trở lên, họ sẽ cho chụp MRI để xem có rách gân chóp xoay hay không. Nếu có rách gân chóp xoay, họ sẽ có chỉ định đi mổ để khâu lại gân chóp xoay. Khi khâu lại gân chóp xoay, sẽ hạn chế nguy cơ tái trật gân trở lại. Lúc đó, bác sĩ sẽ nội soi vào bên trong và chỉnh sửa toàn bộ.
Câu hỏi này rất rộng nhưng dữ liệu quá thiếu, chúng tôi đưa ra hướng chung là như vậy. Bệnh nhân nên đi khám một bác sĩ chuyên về khớp vai.
BS.CK2 Võ Châu Duyên:
Tình trạng của bạn nhiều khả năng là bệnh trật khớp vai tái hồi: đã bị trật một lần nhưng có nguy cơ bị trật lần sau. Tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, chúng tôi đã thực hiện phương pháp phẫu thuật nội soi khâu sụn viền trật khớp vai tái hồi cho bệnh nhân đã hơn 10 năm rồi.
Hiệu quả của bệnh nhân tái khám cho thấy dấu hiệu khá rõ rệt. Tuy nhiên, một số bệnh nhân khá phân vân mổ nội soi vì chi phí phẫu thuật khá cao, khoảng vài chục triệu, đối với một số người cũng khá lớn.
Nếu các bạn không có đủ điều kiện hay không muốn mổ nội soi, có thể có phương pháp mổ hở. Bác sĩ sẽ dùng một khúc xương, có thể xương ở vùng mỏm quạ hay xương ở vùng mào chậu để họ làm cho ổ chảo xương cánh tay của các bạn to hơn một chút. Lúc đó, nguy cơ trật sẽ giảm. Tỷ lệ thành công của kỹ thuật mổ mở cũng không thấp hơn so với mổ nội soi là bao. Đó cũng là lựa chọn cho người có bệnh lý trật khớp vai tái hồi.
Trọng Dy (ghi)
Trích: Ngoài chấn thương, còn nguyên nhân nào khác dẫn đến đau khớp vai?
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình