Tái tạo nhũ hoa sau phẫu thuật ung thư: Xóa bỏ “rào cản” tâm lý cho chị em
Ung thư vú là căn bệnh thường gặp nhất của phụ nữ Việt Nam. Nếu 10 - 15 năm trước, vị trí này thuộc về ung thư cổ tử cung thì nay ung thư vú đã “vươn lên” dẫn đầu. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh cao nhưng có khoảng 30 - 40% trường hợp ung thư vú có thể ngăn ngừa được.
Đây là thông tin được các chuyên gia đưa ra trong chương trình giao lưu thầy thuốc - bệnh nhân với chuyên đề “Các phương pháp điều trị ung thư vú” do Hội Bác sĩ gia đình TPHCM phối hợp BV Ung Bướu TPHCM và Phòng khám Ung Bướu Singapore - Việt Nam tổ chức vào sáng ngày 27/5.
Ông Nguyễn Trần Hiếu - giám đốc điều hành Phòng khám Ung Bướu Singapore - Việt Nam chia sẻ khai mạc chương trình
Gen ung thư vú bên ngoại dễ di truyền cho con, cháu
Dù là ngày cuối tuần nhưng hội trường Ủy ban Nhân dân Quận Bình Thạnh đã chật kín ngay từ sáng sớm. Hàng trăm cô bác, anh chị quan tâm đến căn bệnh này tụ hội về hội trường những mong được bác sĩ chia sẻ, trao đổi nhiều kiến thức quý giá. Điều đáng mừng là không chỉ có chị em phụ nữ quan tâm đến căn bệnh này mà các quý ông cũng đến tham dự để biết cách phòng ngừa cho chính mình và người thân trong gia đình.
Bởi theo BS Trần Vương Thảo Nghi, Phòng khám Ung Bướu Singapore - Việt Nam, ung thư vú không chỉ ở phụ nữ mà cả đàn ông cũng bị. Cứ 8 người thì có 1 người có nguy cơ mắc ung thư vú. Tất cả các độ tuổi trong cuộc đời phụ nữ đều có khả năng bị ung thư vú “ghé thăm” và nguy cơ mắc bệnh tăng theo độ tuổi, từ 20-29 tuổi tỷ lệ mắc là 1/2000 người, từ 30-39 tuổi là 1/229, từ 40-49 tuổi là 1/68, từ 60 - 69 tuổi thì tỷ lệ này ở mức 1/26.
Dù là ngày cuối tuần nhưng hội trường Ủy ban Nhân dân Quận Bình Thạnh đã chật kín ngay từ sáng sớm. Hàng trăm cô bác, anh chị quan tâm đến căn bệnh này tụ hội về hội trường những mong được bác sĩ chia sẻ, trao đổi nhiều kiến thức quý giá. Điều đáng mừng là không chỉ có chị em phụ nữ quan tâm đến căn bệnh này mà các quý ông cũng đến tham dự để biết cách phòng ngừa cho chính mình và người thân trong gia đình.
Bởi theo BS Trần Vương Thảo Nghi, Phòng khám Ung Bướu Singapore - Việt Nam, ung thư vú không chỉ ở phụ nữ mà cả đàn ông cũng bị. Cứ 8 người thì có 1 người có nguy cơ mắc ung thư vú. Tất cả các độ tuổi trong cuộc đời phụ nữ đều có khả năng bị ung thư vú “ghé thăm” và nguy cơ mắc bệnh tăng theo độ tuổi, từ 20-29 tuổi tỷ lệ mắc là 1/2000 người, từ 30-39 tuổi là 1/229, từ 40-49 tuổi là 1/68, từ 60 - 69 tuổi thì tỷ lệ này ở mức 1/26.
Đông đảo người dân đến tham dự hội thảo, chăm chú lắng nghe những chia sẻ của các chuyên gia
BS Nghi cho biết thêm, hiện nay trên thế giới các chuyên gia cũng chưa tìm ra nguyên nhân chính xác mắc bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, các yếu tố như phụ nữ trên 50 tuổi, không sinh con/ không cho con bú sữa mẹ, dùng nội tiết tố (thuốc tránh thai, thuốc điều trị da liễu...), tiền sử gia đình và di truyền góp phần làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
“Đặc biệt, gần đây các nghiên cứu đã cho thấy nếu người thân bên ngoại mang gen BRCA gây ung thư vú thì bản thân người phụ nữ cũng dễ gặp phải căn bệnh này hơn” - BS Nghi cho biết.
Có khoảng 30 - 40% trường hợp ung thư vú có thể ngăn ngừa được. Trong đó, việc sàng lọc tầm soát đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa. BS Nghi lưu ý, với các chị em trên 40 tuổi nên chụp nhũ ảnh, siêu âm vú định kỳ hoặc tự kiểm tra vú đều đặn để phát hiện khối u, đưa ra phương án điều trị kịp thời.
Với những người mang gen BRCA hiện nay đã có phương pháp làm xét nghiệm gen nhằm phát hiện ung thư sớm. Tuy nhiên, TS Nghi khẳng định các bác sĩ không khuyến khích làm xét nghiệm tìm gen đột biến đại trà mà chỉ những người có người thân trong gia đình (mẹ, chị, em ruột, dì ruột) bị ung thư ở tuổi rất trẻ (dưới 35 tuổi), trong gia đình có nhiều người bị ung thư hoặc có người bị ung thư vú cả hai bên mới cần làm xét nghiệm.
BS Trần Vương Thảo Nghi, Phòng khám Ung Bướu Singapore - Việt Nam. Ảnh: Phòng khám Ung bướu Singapore - Việt Nam.
Tái tạo nhũ hoa giúp tìm lại vẻ đẹp cho bệnh nhân ung thư vú
“Ung thư vú được phát hiện sớm thì tỷ lệ sống càng cao, nếu ở giai đoạn 0 - 1 tỷ lệ này khoảng 98-100%, ở giai đoạn 2 tỷ lệ sống khoảng 88%, giai đoạn 3 khoảng 52% và giai đoạn 4 tỷ lệ sống rất thấp, chỉ còn khoảng 16%” - BS Nghi đưa ra con số cụ thể.
Tùy giai đoạn ung thư vú mà bác sĩ có những chỉ định phương pháp điều trị phù hợp từng người như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp hormone, ghép tế bào gốc tủy xương, thuốc điều trị trúng đích.
Với khối u nhỏ, sẽ thực hiện phẫu thuật bóc tách. Nếu ung thư lan rộng, sẽ tiến hành đoạn (cắt bỏ hoàn toàn tuyến vú gồm da, núm vú, tuyến sữa).
“Nỗi sợ lớn nhất của người bệnh ung thư vú khi tiến hành điều trị là có phải cắt vú không, tóc có rụng không... Đây là các yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ của các chị em. Tuy nhiên, khoa học ngày càng phát triển, hiện đã có phương pháp phẫu thuật vừa điều trị vừa thẩm mỹ cho người bệnh. Do đó, việc phẫu thuật điều trị ung thư vú không còn quá “đáng sợ” như trước”.
Hơn nữa, quan điểm điều trị ung thư hiện nay đã khác trước rất nhiều. Các bác sĩ, chuyên gia không chỉ chăm chăm vào việc loại khối u ra sao mà còn giúp bệnh nhân điều chỉnh tâm lý, từ từ chấp nhận việc mắc bệnh, đưa ra kế hoạch điều trị... để giảm gánh lo âu, yên tâm điều trị cho người bệnh” - BS Nghi cho biết.
Đồng quan điểm với BS Nghi, BS.CK2 Trần Việt Thế Phương - Phó Trưởng khoa Ngoại IV - BV Ung Bướu cho hay, phẫu thuật cắt bỏ mô ung thư là phương pháp điều trị quan trọng nhất trong chiến lược phối hợp các phương pháp điều trị gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, nội tiết... Phẫu thuật ung thư vú thường gồm 2 loại chính là phẫu thuật bảo tồn vú và phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú.
Tuyến vú không chỉ mang chức năng sinh học mà còn mang chức năng thẩm mỹ. Do đó, ngày nay với kỹ thuật tiên tiến và dụng cụ phụ trợ tốt, việc điều trị tốt bệnh và bảo đảm thẩm mỹ khôi phục lại hình dáng, kích thước vùng ngực và cả núm, quầng nhũ hoa với hình dáng đẹp, hợp với tự nhiên là hai mục tiêu có thể đạt được.
“Phẫu thuật tái tạo nhũ hoa mang lại lợi ích tâm lý tốt, xóa bỏ mặc cảm bệnh tật và khiếm khuyết cơ thể sau phẫu thuật lớn điều trị ung thư, giúp cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân, phục hồi dáng vẻ bên ngoài của cơ thể, phục hồi biểu tượng nữ tính cho các chị em” - BS Phương chia sẻ.
“Ung thư vú được phát hiện sớm thì tỷ lệ sống càng cao, nếu ở giai đoạn 0 - 1 tỷ lệ này khoảng 98-100%, ở giai đoạn 2 tỷ lệ sống khoảng 88%, giai đoạn 3 khoảng 52% và giai đoạn 4 tỷ lệ sống rất thấp, chỉ còn khoảng 16%” - BS Nghi đưa ra con số cụ thể.
Tùy giai đoạn ung thư vú mà bác sĩ có những chỉ định phương pháp điều trị phù hợp từng người như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp hormone, ghép tế bào gốc tủy xương, thuốc điều trị trúng đích.
Với khối u nhỏ, sẽ thực hiện phẫu thuật bóc tách. Nếu ung thư lan rộng, sẽ tiến hành đoạn (cắt bỏ hoàn toàn tuyến vú gồm da, núm vú, tuyến sữa).
“Nỗi sợ lớn nhất của người bệnh ung thư vú khi tiến hành điều trị là có phải cắt vú không, tóc có rụng không... Đây là các yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ của các chị em. Tuy nhiên, khoa học ngày càng phát triển, hiện đã có phương pháp phẫu thuật vừa điều trị vừa thẩm mỹ cho người bệnh. Do đó, việc phẫu thuật điều trị ung thư vú không còn quá “đáng sợ” như trước”.
Hơn nữa, quan điểm điều trị ung thư hiện nay đã khác trước rất nhiều. Các bác sĩ, chuyên gia không chỉ chăm chăm vào việc loại khối u ra sao mà còn giúp bệnh nhân điều chỉnh tâm lý, từ từ chấp nhận việc mắc bệnh, đưa ra kế hoạch điều trị... để giảm gánh lo âu, yên tâm điều trị cho người bệnh” - BS Nghi cho biết.
Đồng quan điểm với BS Nghi, BS.CK2 Trần Việt Thế Phương - Phó Trưởng khoa Ngoại IV - BV Ung Bướu cho hay, phẫu thuật cắt bỏ mô ung thư là phương pháp điều trị quan trọng nhất trong chiến lược phối hợp các phương pháp điều trị gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, nội tiết... Phẫu thuật ung thư vú thường gồm 2 loại chính là phẫu thuật bảo tồn vú và phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú.
Tuyến vú không chỉ mang chức năng sinh học mà còn mang chức năng thẩm mỹ. Do đó, ngày nay với kỹ thuật tiên tiến và dụng cụ phụ trợ tốt, việc điều trị tốt bệnh và bảo đảm thẩm mỹ khôi phục lại hình dáng, kích thước vùng ngực và cả núm, quầng nhũ hoa với hình dáng đẹp, hợp với tự nhiên là hai mục tiêu có thể đạt được.
“Phẫu thuật tái tạo nhũ hoa mang lại lợi ích tâm lý tốt, xóa bỏ mặc cảm bệnh tật và khiếm khuyết cơ thể sau phẫu thuật lớn điều trị ung thư, giúp cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân, phục hồi dáng vẻ bên ngoài của cơ thể, phục hồi biểu tượng nữ tính cho các chị em” - BS Phương chia sẻ.
Trong chương trình, BS Phương đưa ra rất nhiều hình ảnh các ca phẫu thuật đoạn nhũ và tái tạo bằng nhiều phương pháp khác nhau như tái tạo vú bằng túi, bằng cơ, bằng vạt TRAM (bụng)... vẫn đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ. Bầu vú sau khi đã phẫu thuật vẫn đẹp tương tự như bên còn lại. Thậm chí, nhiều người tham dự còn nhầm lẫn giữa bầu vú lành với bầu vú đã được phẫu thuật.
Các chuyên gia trong buổi hội thảo đưa ra khuyến cáo, ngoài việc tầm soát, thì cần thực hiện lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động 30 phút mỗi ngày, chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung nhiều rau hơn tinh bột, đạm và chăm sóc giấc ngủ là những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa ung thư vú.
Các chuyên gia trong buổi hội thảo đưa ra khuyến cáo, ngoài việc tầm soát, thì cần thực hiện lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động 30 phút mỗi ngày, chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung nhiều rau hơn tinh bột, đạm và chăm sóc giấc ngủ là những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa ung thư vú.
Trước khi kết thúc chương trình giao lưu, các chuyên gia đã dành thời gian giải đáp nhiều thắc mắc của người tham dự.
Để trả lời cho câu hỏi “Tái tạo vú có thể cho con bú?”, BS Phương cho biết khi đoạn nhũ để điều trị ung thư vú là đã cắt đến 90% mô vú nên không còn tuyến sữa. Do đó, sau khi phẫu thuật ung thư vú và tái tạo thì các chị em không còn sữa cho con bú nữa.
Còn với thắc mắc “Mãn kinh sớm có nguy cơ mắc ung thư vú không?” BS Phương giải đáp: “Ung thư vú liên quan mật thiết đến nội tiết tố là estrogen trong cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy những người chịu tác động của estrogen càng dài thì khả năng ung thư vú càng cao. Ví dụ như người có kinh sớm thì nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn người có kinh nguyệt trễ. Hoặc những người có con thì rủi ro ung thư vú thấp hơn người không có con.
Về mặt lý thuyết, người mãn kinh sớm hơn thì khả năng tiếp xúc estrogen ngắn hơn, nguy cơ mắc ung thư vú cũng ít hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là lý thuyết mang xác suất thấp nhưng không có nghĩa là chắc chắn không bị ung thư vú, bởi căn bệnh này có thể gặp ở bất cứ ai. Do đó, tốt nhất các chị em nên tầm soát ung thư vú định kỳ”.
Nhà tài trợ chương trình - Phòng khám Ung Bướu Singapore - Việt Nam trao tặng hoa cho các chuyên gia.
Phương Nguyên
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình