Tại sao người cao tuổi uống sữa dễ bị đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy?
Sữa là sản phẩm tốt cho sức khỏe, bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu. Tuy nhiên người cao tuổi thường bị đầy hơi, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa sau khi uống sữa hoặc sử dụng các sản phẩm từ sữa. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra các vấn đề trên? Bổ sung sữa thế nào để tốt cho sức khỏe người cao tuổi? PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Chán ăn, rối loạn tiêu hóa hấp thu - các vấn đề tiêu hóa thường gặp ở người lớn tuổi
Trước tiên, xin hỏi BS, đâu là các vấn đề tiêu hóa mà người lớn tuổi hay gặp phải? Trong đó, các vấn đề tiêu hóa nào là phổ biến nhất và sẽ gây ảnh hưởng ra sao đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe toàn thể của người lớn tuổi ạ?
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm trả lời: Tuổi thọ của người cao tuổi Việt Nam tương tối cao, tuy nhiên đến giai đoạn nhóm người này sẽ mắc 2-3 bệnh cùng lúc, trong đó những vấn đề về đường tiêu hóa có thể kể đến là chán ăn.
Bên cạnh đó, vấn đề suy giảm tiêu hóa hấp thu cũng khá phổ biến. Theo ước tính chức năng của đường tiêu hóa ở người cao tuổi chỉ còn 60% so với giai đoạn trưởng thành. Điều này dẫn đến các vấn đề bị táo bón thường xuyên nếu ăn thực phẩm lạ, rối loạn tiêu hóa hấp thu và lâu ngày có thể gây ra thiếu dưỡng chất.
2. Vấn đề tiêu hóa ở người cao tuổi kéo dài gây hậu quả gì?
Thực tế, khi lớn tuổi một vấn đề rất thường thấy ở ông bà, cha mẹ chúng ta là chán ăn, dẫn đến ăn ít, ăn không đa dạng và còn kết hợp với tình trạng kém hấp thu do lão hóa hay hệ tiêu hóa không khỏe mạnh (táo bón, tiêu chảy…). Nếu tình trạng này kéo dài sẽ đưa đến những hậu quả như thế nào, thưa BS?
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm trả lời: Những vấn đề về đường tiêu hóa kéo dài như khẩu phần ăn ít cùng với việc khó hấp thu ở người cao tuổi có thể dẫn đến thiếu protein, từ đó khối cơ suy giảm, bước chân không chắc chắn, có thể té ngã và gãy xương. Trường hợp té ngã không bị gãy xương cũng có thể thưa xương và giảm chất khoáng trong xương.
Bên cạnh đó còn thiếu nhiều vi chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D - đây là các yếu tố cần cho xương khớp. Thiếu các vi chất như kẽm, sắt; vitamin chống lão hóa như vitamin C, vitamin E, vitamin A, cũng xảy ra ở nhóm người cao tuổi, đặc biệt là thiếu các loại vitamin nhóm B như B9 (acid folic) có liên quan đến vấn đề tim mạch ở người cao tuổi.
3. Khẩu phần ăn của người cao tuổi Việt Nam thiếu 1/2 nhu cầu canxi khuyến nghị
Những vấn đề trên còn có thể đưa đến sự thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng, điều này rất cần thiết với người cao tuổi để củng cố hệ miễn dịch, chống lại các mầm bệnh. Xin hỏi BS, các vi chất nào thường dễ bị thiếu hụt nhất trên người cao tuổi và vì sao ạ?
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm trả lời: Người cao tuổi mắc các vấn đề về tiêu hóa bị thiếu hụt rất nhiều vi chất, tuy nhiên với khẩu phần ăn của người Việt Nam nói chung và người cao tuổi thường bị thiếu canxi nhiều nhất.
Theo nghiên cứu, khẩu phần ăn hiện tại chỉ đạt khoảng 50-60% nhu cầu khuyến nghị về canxi. Ví dụ như người cao tuổi được khuyến nghị 1000mg/ ngày thì khẩu phần ăn mới đạt 500 mg/ ngày, điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng xương khớp.
4. Giải mã lý do người cao tuổi uống sữa bị đầy hơi, tiêu chảy
Riêng về vấn đề dinh dưỡng, vì sao khi chúng ta lớn tuổi thường gặp các vấn đề khi bổ sung chất dinh dưỡng từ sữa đó là tình trạng hay bị đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu. Nguyên nhân là do đâu thưa BS?
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm trả lời: Khi gặp các vấn đề đau nhức xương khớp, ngay cả các bác sĩ hoặc bản thân người cao tuổi đều tìm đến các sản phẩm sữa hay chế phẩm của sữa, mục đích nhằm nâng cao khẩu phần canxi.
Tuy nhiên nhiều người cao tuổi đặc biệt tại Việt Nam không có thói quen uống sữa. Trong sữa có loại đường tự nhiên là lactose, nếu người cao tuổi không quen uống sữa sẽ thiếu enzym tiêu hóa mà cơ thể cần là enzyme lactase, dẫn đến khó tiêu hóa lactose, đầy hơi, đau bụng, gây rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy sau khi uống sữa hoặc ăn các sản phẩm từ sữa.
Điều này khiến người cao tuổi ngại uống sữa vì cho rằng gây đầy bụng hoặc sau khi uống xảy ra rối loạn tiêu hóa, từ đó bỏ bữa tối và ảnh hưởng sức khỏe.
5. Cắt giảm đường lactose trong sữa giúp dễ tiêu hóa, dễ hấp thu ở người cao tuổi
Vậy việc bổ sung sữa cắt giảm tối đa đường lactose thì sẽ giải quyết được vấn đề này không thưa BS?
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm trả lời: Vấn đề quan trọng nhất là cắt giảm đường lactose (giảm nhẹ chức năng tiêu hóa đường lactose trong đường tiêu hóa) cho người cao tuổi. Với những sản phẩm cắt giảm lactose sẽ được người cao tuổi đón nhận, sử dụng có cảm giác êm bụng, ngon miệng khi uống loại sữa này.
6. Người cao tuổi cần bổ sung dinh dưỡng bao nhiêu là đủ?
Như vậy, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa, khả năng hấp thu và tăng cường hệ miễn dịch.
- Xin hỏi BS, nhu cầu dinh dưỡng của người lớn tuổi sẽ khác biệt ra sao so với các giai đoạn trước? Cần tăng cường những gì và cần giảm bớt những gì, thưa BS?
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm trả lời: Nhu cầu dinh dưỡng ở người cao tuổi khác với nhóm tuổi trung niên đang còn lao động. Nhu cầu năng lượng của người cao tuổi giảm 200-300kcal/ ngày, chất đạm cần khoảng 1,2g protein/ kg thể trọng cơ thể mỗi ngày, trong đó các nhu cầu dinh dưỡng có thể kể đến bao gồm: nhu cầu canxi cần đến 1000mg/ ngày, trong khi nhu cầu canxi ở người trưởng thành chỉ cần 800mg/ ngày.
Vitamin D ở người cao tuổi cần 800 IU/ ngày, kẽm cần khoảng 12-15mg/ ngày, acid folic cần 350-400 μg/ngày.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người lớn tuổi cần tuân thủ những nguyên tắc nào ạ?
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm trả lời: Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi cần kết hợp từ khẩu phần tự nhiên, đảm bảo 4 nhóm chất dinh dưỡng: năng lượng, đạm, chất béo (chất béo tốt cho sức khỏe tim mạch), đủ vitamin khoáng chất, các chất chống oxy hóa và chất xơ.
Với người cao tuổi, việc chế biến món ăn rất quan trọng, cần hợp khẩu vị, mềm hơn chế biến cho người trưởng thành vì nếu nấu rau hơi cứng, thịt dai người cao tuổi sẽ không ăn được. Nguyên nhân do chức năng hệ tiêu hóa giảm, đặc biệt là răng đã suy yếu.
Ngoài các thực phẩm tự nhiên, cần sử dụng các loại thực phẩm bổ sung giàu dưỡng chất mà người cao tuổi cần thêm trong chế độ ăn.
7. Sữa là nguồn dinh dưỡng quý cho người cao tuổi được chuyên gia khuyên dùng
Người lớn tuổi thường cần nhiều protein (đạm) và vitamin khoáng chất nhưng ngược lại ông bà, chúng ta lại ăn ít hơn lượng cần thiết vì sợ khó tiêu, ăn nhiều gây hại sức khỏe.
- Xin hỏi BS, mỗi ngày (hoặc mỗi tuần), người lớn tuổi cần bổ sung bao nhiêu đạm và vitamin khoáng chất ? Loại nào (thường có trong thực phẩm nào) sẽ tốt hơn cho người cao tuổi?
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm trả lời: Đối với người cao tuổi khẩu phần ăn bị giảm nhưng nhu cầu về vi chất dinh dưỡng tăng cao. Thực tế việc chọn lựa thực phẩm và chế biến món ăn cho người cao tuổi rất quan trọng.
Ví dụ như protein ở người cao tuổi cần 1,2g/ kg, như vậy một người 60kg cần đến 70-72g protein/ ngày, tuy nhiên cần phối hợp giữa đạm động vật và đạm thực vật. Trong đó đạm động vật có thể kể đến gồm thịt, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua.
Bên cạnh đó cần sử dụng thêm nguồn đạm thực vật như đậu phụ, các loại đậu đỗ, đặc biệt chất béo từ các loại hạt, đậu đỗ hoặc chất béo từ cá rất tốt cho sức khỏe tim mạch của người cao tuổi.
Mỗi bữa ăn, người cao tuổi chỉ cần 40-50g thịt, cá các loại, bữa ăn có đậu phụ, trứng nên giảm lượng thịt. Canxi cần đến 1000mg/ ngày, các thực phẩm tự nhiên giàu canxi như tôm, cá nhỏ kho nhừ ăn cả xương, rau xanh, tuy nhiên những loại thực phẩm này người cao tuổi sử dụng rất ít.
Do đó trong các bữa phụ người cao tuổi nên uống thêm sữa, kinh nghiệm của những người làm dinh dưỡng cho thấy dinh dưỡng đến từ sữa rất quý, giàu protein, dễ hấp thu, giàu canxi, vitamin D, vi khoáng như kẽm, vitamin B9… được tăng cường trong sữa cho người cao tuổi.
Phần 1: Nên chọn loại sữa tách đường lactose, tách chất béo bão hòa cho người cao tuổi
Trân trọng cảm ơn Thương hiệu sữa dành cho người trưởng thành đến từ Nhật Bản - Onaka Ni Yasashi đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này!
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình