Tác dụng phụ của chất đạm
Mặc dù chất đạm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo cơ bắp, tế bào máu, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều chất đạm trong ngày thì sẽ gặp bất lợi cho sức khỏe.
Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo cơ bắp, tế bào máu, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ cũng cảnh báo rằng, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều chất đạm trong ngày thì sẽ gặp bất lợi cho sức khỏe.
Tăng cân: Nếu nạp đạm nhiều mà không thường xuyên vận động, chắc chắn chất đạm sẽ tích tụ lại dưới dạng mỡ trong cơ thể, khiến bạn tăng cân một cách dễ dàng.
Loãng xương: Khi ăn nhiều chất đạm, lượng canxi trong xương sẽ suy giảm mạnh. Bởi lẽ, cơ thể phải tiết ra các loại axít để tiêu hóa chất đạm cùng với sự hỗ trợ đắc lực của canxi. Nếu không đủ lượng canxi, cơ thể sẽ tự động lấy canxi từ xương, về lâu dài sẽ gây loãng xương.
Suy thận: Cơ quan thận quốc gia (New York, Mỹ) cho biết, ăn quá nhiều chất đạm cũng có thể tạo áp lực xấu cho thận trong quá trình bài tiết chất thải, độc tố xeton, tăng tỷ lệ sỏi thận và gây suy thận về dài lâu.
Gút: Một báo cáo được xuất bản trên chuyên trang MayoClinic.com cho rằng, các loại thực phẩm giàu chất đạm động vật có chứa nhiều chất purin - chất gây tăng cao lượng axít uric góp phần phát triển bệnh gút. Tốt nhất là bạn nên tiêu thụ chất đạm từ thực vật.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, công thức tính nhu cầu chất đạm hấp thu vào cơ thể mỗi ngày thường là từ 0,8 - 1g chất đạm cho mỗi kg cân nặng của cơ thể.
AloBacsi.vn
Theo Phụ nữ thành phố
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình