Hotline 24/7
08983-08983

Stress, căng thẳng kéo dài - “kẻ thù” của trào ngược dạ dày thực quản

Hệ tiêu hóa khá nhạy cảm với tâm trạng con người, đặc biệt là tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Nếu căng thẳng, lo âu, stress quá mức sẽ dẫn đến trào ngược dạ dày tái phát nhiều lần. Vậy làm gì để ngăn chặn trào ngược dạ dày thực quản do stress? Thắc mắc sẽ được ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành - Phó Trưởng khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân 115 giải đáp trong bài viết dưới đây.

Trào ngược dạ này tái phát do đâu?

Thưa BS, vì sao trào ngược dạ dày thực quản dai dẳng và hay tái phát ạ?

ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành trả lời: Có nhiều cơ chế và yếu tố thúc đẩy gây trào ngược dạ dày thực quản, do đó tình trạng trào ngược bị tái phát kéo dài, dẫn đến trào ngược kháng trị. Stress là một yếu tố góp phần vào việc tái phát trào ngược dạ dày thực quản.

Theo nhiều nghiên cứu, những bệnh nhân gặp vấn đề trào ngược tái lại nhiều lần, có thể rơi vào trạng thái trầm cảm. Ở bệnh nhân bị trào ngược có phản xạ kích thích thần kinh của axit, phản xạ này khiến tình trạng trào ngược dễ khởi phát và có biểu hiện tái lại nhiều lần.

Chất cồn, chất kích thích, thực phẩm chua, cay, khởi phát trào ngược dạ dày

Những thói quen nào khiến căn bệnh này thường xuyên quay lại, gây “khó dễ” cho chúng ta như vậy ạ?

ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành trả lời: Có nhiều thói quen và loại thực phẩm gây tái phát trào ngược. Trong đó, nên hạn chế sử dụng chất có cồn như rượu, bia hoặc cà phê, các chất quá cay, chất kích thích,… Bên cạnh đó, một số thực phẩm có tính axit dễ khởi phát tình trạng trào ngược như các loại thực phẩm chua hoặc nước ép có vị chua như nước ép cà chua, nước ép cam, nước chanh,…

Tại sao stress gây trào ngược?

Nhiều người ăn uống điều độ, đúng bữa nhưng hễ stress, căng thẳng lại tái phát GERD.

- Nhờ BS chia sẻ cụ thể hơn: GERD và stress, căng thẳng có mối liên hệ với nhau như thế nào?

- Vì sao tinh thần của chúng ta lại ảnh hưởng đến bệnh dạ dày nói chung và GERD như vậy ạ?

ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành trả lời: Cơ chế về trục não ruột gây khởi phát nhiều nhóm bệnh, đặc biệt là bệnh lý tiêu hóa như: trào ngược, khó tiêu, hội chứng ruột kích thích,…

Trong não có vùng điều khiển hệ thống đường tiêu hóa và sự tham gia bài tiết của hormon Serotonin. Loại hormon này giúp điều hòa cảm xúc và có cảm giác hạnh phúc, vui vẻ. Tuy nhiên, nếu căng thẳng, sự bài tiết của hormon Serotonin sẽ làm ảnh hưởng bài tiết trong dạ dày vượt quá mức, dẫn đến tình trạng trào ngược, đặc biệt khi kết hợp chế độ ăn có khả năng làm giảm co thắt thực quản dưới.

Ví dụ, khi uống nhiều cà phê, làm giãn co thắt thực quản dưới khiến việc trào ngược axit từ dạ dày diễn ra thuận lợi và dễ dàng. Do đó, khi căng thẳng, bản thân sẽ cảm thấy đường tiêu hóa không tốt, cơ thể không thoải mái, dễ bị trào ngược, ăn uống đầy bụng, mau no, đi vệ sinh nhiều lần,… Nếu đường tiêu hóa bị các vấn đề đau bụng, đầy bụng, khó chịu,… người bệnh sẽ có tâm trạng buồn phiền, lo lắng,… Đó là cơ chế về trục não ruột khá phổ biến hiện nay.

Kết hợp thuốc kháng tiết axit và điều hòa thần kinh giải quyết trào ngược

Trào ngược dạ dày thực quản tái phát do căng thẳng, cần phải làm gì, thưa BS?

ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành trả lời: Khi gặp vấn đề về trào ngược, nếu nguyên nhân do stress, bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng tiết axit, người thầy thuốc có thể kết hợp nhóm thuốc điều hòa thần kinh để giải quyết tình trạng trào ngược.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X