Sốc thuốc
Sốc thuốc có thể xảy ra ngay trong khi người bệnh đang được tiêm hoặc sau khi tiêm, truyền, uống thuốc.
Phản ứng sốc thuốc tức thì đe doạ trực tiếp tính mạng người bệnh.
Do tâm lý chủ quan
Mọi dạng thuốc đều có thể gây sốc, mức độ nguy hiểm tăng theo cách thức đưa thuốc vào cơ thể như uống, tiêm và đặc biệt nguy hiểm là truyền.
Khi xuất hiện một hoạt chất hay thành phần nào đó trong thuốc không tương thích với cơ địa ngay lập tức chất histamin (có sẵn trong máu, các mô...) sẽ được phóng thích quá nhiều và đột ngột. Tình trạng này làm giãn các tiểu động mạch, mao mạch, tăng tính thấm thành mạch, làm giảm đột ngột thể tích máu tuần hoàn, làm co thất khí phế quản gây khó thở, nghẹt thở, tăng tiết các tuyến, da tím tái, tim đập nhanh, mạnh, dồn dập....
Một trong những nguyên nhân là có thể do bác sĩ chưa quan tâm đúng mức tới những tác dụng phụ của thuốc, chưa tuân thủ các nguyên tắc trong điều trị bằng thuốc cho người bệnh như: không vô trùng dụng cụ tiêm, truyền, không thử phản ứng thuốc trước khi tiêm, không theo dõi quá trình truyền dịch (để không khí lọt vào tĩnh mạch, tốc độ truyền quá nhanh, truyền quá liều...), chủ quan không thử phản ứng trước khi sử dụng với một số thuốc có tần suất gây sốc cao (như Penicilin, Streptomycin tiêm)... rất dễ gây sốc thuốc cho bệnh nhân.
Sốc thuốc là phản ứng không mong muốn trong quá trình điều trị bệnh. Điều này xảy ra bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do người bệnh và cũng có thể do chính các bác sĩ, y tá...
Thực tế cho thấy, dù có hướng dẫn kèm theo nhưng người bệnh sử dụng thuốc còn chủ quan, không theo hướng dẫn hay đơn thuốc nào, chưa có ý kiến và sự đồng ý của bác sĩ. Họ chưa nhận thức được việc sử dụng thuốc như thế nào, mặt khác còn phụ thuộc vào cơ địa người bệnh.
Nhiều khi cùng điều trị một loại bệnh nhưng sử dụng được cho người bệnh này, lại không phù hợp với cơ địa người bệnh khác.
Kịp thời phát hiện, bình tĩnh cấp cứu
Sốc thuốc xảy ra ngay sau khi sử dụng thuốc, người bệnh có biểu hiện choáng váng, nôn nao khó chịu, buồn nôn, da tái nhợt, mạch đập nhanh, huyết áp giảm. Nghiêm trọng hơn là tình trạng người bệnh bị vã mồ hôi, khó thở (do các chất tiết ra nhiều, làm tắc nghẽn đường hô hấp), khó bắt mạch (do mạch đập quá nhanh), huyết áp tụt rồi có thể biến mất, toàn thân bị co giật, mắt tri giác, rối loại ý thức, lú lẫn, bệnh nhân chìm vào tình trạng hôn mê sâu nhanh chóng.
Đây là loại tai biến nghiêm trọng nhất và cần cấp cứu tức thời. Nếu không, bệnh nhân có thể tử vong sau ít giờ.
Khi phát hiện người bệnh có những biểu hiện khác thường như trên, người nhà bệnh nhân cần báo ngay cho bác sĩ, y tá hay những điều dưỡng viên để cấp cứu kịp thời. Bác sĩ cần bình tĩnh để xử lý.
Trước tiên, phải ngừng ngay việc tiêm, truyền hay uống các loại thuốc gây sốc. Tiếp đó, cho người bệnh dùng các loại thuốc hỗ trợ và loại trừ sốc như thuốc kháng sistamin tự nhiên (Histaminnese, Adrenalin), thuốc kháng histamin tổng hợp; các loại thuốc mới như Astemizol (Hismanal viên 10mg), Citerizin (Virlix, Zirtec viên 10mg) Mequitazin (Primalan viên 5mg)... Giúp bệnh nhân thở ôxy và thông thoáng khí.
Đặc biệt các bác sĩ, y tá cần ghi nhớ loại thuốc nào gây ra sốc để kiểm tra lại và thận trọng hơn khi sử dụng vào lần điều trị tiếp theo.
Do tâm lý chủ quan
Mọi dạng thuốc đều có thể gây sốc, mức độ nguy hiểm tăng theo cách thức đưa thuốc vào cơ thể như uống, tiêm và đặc biệt nguy hiểm là truyền.
Khi xuất hiện một hoạt chất hay thành phần nào đó trong thuốc không tương thích với cơ địa ngay lập tức chất histamin (có sẵn trong máu, các mô...) sẽ được phóng thích quá nhiều và đột ngột. Tình trạng này làm giãn các tiểu động mạch, mao mạch, tăng tính thấm thành mạch, làm giảm đột ngột thể tích máu tuần hoàn, làm co thất khí phế quản gây khó thở, nghẹt thở, tăng tiết các tuyến, da tím tái, tim đập nhanh, mạnh, dồn dập....
Một trong những nguyên nhân là có thể do bác sĩ chưa quan tâm đúng mức tới những tác dụng phụ của thuốc, chưa tuân thủ các nguyên tắc trong điều trị bằng thuốc cho người bệnh như: không vô trùng dụng cụ tiêm, truyền, không thử phản ứng thuốc trước khi tiêm, không theo dõi quá trình truyền dịch (để không khí lọt vào tĩnh mạch, tốc độ truyền quá nhanh, truyền quá liều...), chủ quan không thử phản ứng trước khi sử dụng với một số thuốc có tần suất gây sốc cao (như Penicilin, Streptomycin tiêm)... rất dễ gây sốc thuốc cho bệnh nhân.
Sốc thuốc là phản ứng không mong muốn trong quá trình điều trị bệnh. Điều này xảy ra bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do người bệnh và cũng có thể do chính các bác sĩ, y tá...
Thực tế cho thấy, dù có hướng dẫn kèm theo nhưng người bệnh sử dụng thuốc còn chủ quan, không theo hướng dẫn hay đơn thuốc nào, chưa có ý kiến và sự đồng ý của bác sĩ. Họ chưa nhận thức được việc sử dụng thuốc như thế nào, mặt khác còn phụ thuộc vào cơ địa người bệnh.
Nhiều khi cùng điều trị một loại bệnh nhưng sử dụng được cho người bệnh này, lại không phù hợp với cơ địa người bệnh khác.
Kịp thời phát hiện, bình tĩnh cấp cứu
Sốc thuốc xảy ra ngay sau khi sử dụng thuốc, người bệnh có biểu hiện choáng váng, nôn nao khó chịu, buồn nôn, da tái nhợt, mạch đập nhanh, huyết áp giảm. Nghiêm trọng hơn là tình trạng người bệnh bị vã mồ hôi, khó thở (do các chất tiết ra nhiều, làm tắc nghẽn đường hô hấp), khó bắt mạch (do mạch đập quá nhanh), huyết áp tụt rồi có thể biến mất, toàn thân bị co giật, mắt tri giác, rối loại ý thức, lú lẫn, bệnh nhân chìm vào tình trạng hôn mê sâu nhanh chóng.
Đây là loại tai biến nghiêm trọng nhất và cần cấp cứu tức thời. Nếu không, bệnh nhân có thể tử vong sau ít giờ.
Khi phát hiện người bệnh có những biểu hiện khác thường như trên, người nhà bệnh nhân cần báo ngay cho bác sĩ, y tá hay những điều dưỡng viên để cấp cứu kịp thời. Bác sĩ cần bình tĩnh để xử lý.
Trước tiên, phải ngừng ngay việc tiêm, truyền hay uống các loại thuốc gây sốc. Tiếp đó, cho người bệnh dùng các loại thuốc hỗ trợ và loại trừ sốc như thuốc kháng sistamin tự nhiên (Histaminnese, Adrenalin), thuốc kháng histamin tổng hợp; các loại thuốc mới như Astemizol (Hismanal viên 10mg), Citerizin (Virlix, Zirtec viên 10mg) Mequitazin (Primalan viên 5mg)... Giúp bệnh nhân thở ôxy và thông thoáng khí.
Đặc biệt các bác sĩ, y tá cần ghi nhớ loại thuốc nào gây ra sốc để kiểm tra lại và thận trọng hơn khi sử dụng vào lần điều trị tiếp theo.
BS. Nguyễn Thị Quỳnh
Theo Gia đình
Theo Gia đình
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình