Sơ cứu đúng cách khi trẻ bị chấn thương ở mắt
Đã có trường hợp người lớn có thói quen ngậm tăm xỉa răng sau khi ăn, cài tăm ở vành tai sau đó trẻ nhỏ bị tăm đâm vào mắt.
Đầu tháng 12 năm nay, câu chuyện ở Phúc Kiến, Trung Quốc vì không muốn bị cháu làm phiền trong lúc làm việc nhà, bà ngoại đã cho cháu gái 1 tuổi chơi cùng một đôi đũa đã khiến nhiều gia đình có trẻ nhỏ xôn xao. Chỉ ít giờ sau đó, trong nhà xuất hiện tiếng hét thất thanh, trong lúc chơi đùa, em bé đã vô tình bị chiếc đũa chọc xuyên miệng khiến khoang mũi, miệng ộc máu ồ ạt. Kết quả chụp CT cho thấy chiếc đũa đã gần chạm đến hộp sọ và đâm vào khoang miệng em bé tội nghiệp 2cm.
Tại Khoa Nhi - BV Mắt, TPHCM thường xuyên tiếp nhận các ca cấp cứu trẻ bị chấn thương mắt do vật nhọn đâm vào. Tháng 4/2010, bé trai 6 tuổi P.H.H.A. ở Hóc-môn bị kim tiêm làm hoại tử mắt. Khi nhặt được ống tiêm ngoài đường, cháu gõ ống tiêm xuống đất thì bất ngờ kim tiêm văng ngược trở lại, cắm vào mắt.
Tuy nhiên, kim tiêm này rớt ngay ra ngoài và người nhà cháu bé không thấy có dấu hiệu bất thường xảy ra với con mình. 2 ngày sau, khi thấy mắt cháu đỏ, mờ dần gia đình mới đưa con đến bệnh viện. Bác sĩ kết luận, mắt cháu bị tổn thương do bị dị vật bẩn, nhiễm khuẩn gây ra và không còn khả năng nhìn được nữa.
Trường hợp khác cháu N.H.N.T., 11 tuổi, ở Phan Thiết, Bình Thuận, lại bị rách giác mạc do trèo cây, bị cành cây khô đâm vào mắt nhưng sợ bị ba mẹ la mắng, cháu nói dối chỉ bị cát bay vào mắt. Suốt mấy ngày liền, cháu bé cứ dụi mắt, mỗi ngày càng đỏ nặng hơn và không mở được mắt gia đình mới đưa cháu đi viện kiểm tra thì lúc này đôi mắt đã không thể giữ lại được nữa.
Bé trai Trung Quốc Ly Kaiyi 18 tháng tuổi bị chiếc đũa đâm xuyên miệng đến não (Ảnh: Ngôi sao)Chấn thương mắt: Xử lý sai cách, hậu quả nghiêm trọng
Có nhiều tình huống gây chấn thương mắt ở trẻ nhỏ nhưng đa phần nguyên nhân chủ yếu là do các vật sắc nhọn như tăm, dao, đũa, que sắt, kim khâu, ngòi bút viết… gây ra. Và khi bị chấn thương, cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị, đặc biệt với các chấn thương ở trong mắt để có khả năng giữ được mắt cho bệnh nhi.
Tuyệt đối không tự ý điều trị, xử lý các chấn thương vùng mắt dựa theo phản xạ hoặc kinh nghiệm dân gian. Đã có trường hợp người lớn có thói quen ngậm tăm xỉa răng sau khi ăn, cài tăm ở vành tai sau đó trẻ nhỏ bị tăm đâm vào mắt. Do phản xạ tự nhiên khi thấy cháu nhỏ la hét, đau đớn, người lớn lại rút ngay chiếc tăm ra khiến tổn thương ở mắt trẻ càng trầm trọng.
Hướng dẫn sơ cứu khi trẻ bị vật nhọn đâm vào mắt- Không để trẻ dụi tay vào mắt khi có di vật rơi vào mắt. Dạy trẻ cách đảo mắt sang hai bên, trên dưới, khi mắt chuyển động ta có thể dễ dàng nhìn thấy dị vật và dùng khăn sạch lau đi.
Bé Oscar Webb người Anh đã bị hỏng 1 con mắt vì bị cánh máy bay rơi vào mắt (Ảnh: Internet)- Yêu cầu trẻ để nghiêng đầu sang phía mắt bị thương, mở mắt to và dùng nước sạch xối dần dần vào mắt trẻ. Với chấn thương nhẹ như bị hạt bụi, cát, mạt sắt cha mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ liên tục trước khi đến bệnh viện để gắp bỏ dị vật.
- Nếu bị vật sắc, nhọn đâm vào mắt, người lớn không được tự ý dị vật ra khỏi mắt, phải giữ tay trẻ, không để bé dụi mắt và đưa đi cấp cứu ngay.
- Với các dị vật chưa rõ tên, nên băng nhẹ mắt bị thương để giảm nguy cơ nhiễm trùng do con ngươi và giác mạc rất mỏng rồi đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra.
- Nếu bị hóa chất bắn vào mắt, nhanh chóng rửa mắt bằng nước sạch rồi đến cơ sở y tế gần nhất thăm khám.
- Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt vì nhiều trường hợp dùng ban đầu thấy mắt giảm khó chịu, bớt đỏ nhưng sau đó bị nhiễm trùng nặng hơn do thuốc làm hệ miễn dịch của mắt bị liệt dần.
Phòng ngừa chấn thương mắt ở trẻ nhỏ Trẻ nhỏ rất dễ gặp các chấn thương ở mắt nên nếu không được xử lý đúng có thể gây suy giảm thị lực, thậm chí mù mắt (Ảnh minh họa: Internet)'Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay', các chấn thương vùng mắt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của đứa trẻ sau này. Trong khi đó, nhiều bi kịch xảy ra là do sự vô tâm, chủ quan của người lớn với chính con trẻ trong gia đình. Vì vậy, trong nhà có trẻ nhỏ, cha mẹ nên tuân thủ nguyên tắc sau:
- Chọn đồ chơi an toàn phù hợp với lứa tuổi của trẻ, tránh các loại đồ chơi sắc, nhọn, kích thước nhỏ.
- Chủ động hướng dẫn trẻ cách sử dụng an toàn với các vật dụng gia đình như dao, dây chun, kéo, kim khâu…
- Mắt rất dễ tổn thương, vì vậy cần dạy trẻ cách bảo vệ mắt trong sinh hoạt hàng ngày như đeo kính chắn bụi, kính bơi, không chơi đùa ném cát, ném đồ vào nhau.
Theo Thanh Lê - Sức khỏe và Đời sống
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình