Hotline 24/7
08983-08983

Sai lầm chết người trong điều trị hen phế quản, viêm phế quản mạn tính

Bệnh nhân hen suyễn, viêm phế quản mạn tính hoàn toàn có thể sinh sống, lao động như một người bình thường nếu phát hiện bệnh sớm và thực hiện tích cực những hướng dẫn chuẩn trong điều trị ngoại trú. Nhưng còn có không ít người biết mình mắc bệnh hen suyễn và tích cực điều trị nhưng bệnh vẫn diễn tiến ngày càng nặng, thậm chí có nhiều trường hợp tử vong.

Cùng nắm rõ những sai lầm trong điều trị hen phế quản, viêm phế quản mạn tính mà nhiều người thường mắc phải:

1. Sợ nghiện thuốc ống hít: Thường thì bác sĩ chỉ định người bệnh về nhà sử dụng thường xuyên các loại ống hít cắt cơn nhưng khi về lại sợ hít mãi sinh nghiện nên bỏ hít hoặc hạn chế hít để tiêm hoặc uống thuốc mà không biết rằng, hen suyễn là tình trạng viêm mạn tính của đường thở, khi tiêm hay uống thuốc thì lượng thuốc theo máu phân tán đi toàn cơ thể, đến với phế quản rất ít. Ngược lại, nơi không có thương tổn, như não, tim v.v... thì lại nhận được thuốc!

Hơn nữa các thuốc đường tiêm trước đây bệnh nhân thường “tiêm chui” chính là K-cort (Kenacort) có hoạt chất chính là triamcinolone acétonide thuộc nhóm thuốc corticoid có tác dụng chống dị ứng và chống sưng viêm.  Cũng giống như các corticoid khác, K-cort là thuốc có nhiều tác dụng phụ, nhất là khi dùng thường xuyên. Cụ thể dùng thuốc tiêm có thể gây một số nguy hiểm như: đứt gân; rối loạn kinh nguyệt  (rong kinh, kinh nguyệt bất thường, tắt kinh trong nhiều tháng); tăng huyết áp do giữ muối, hạ kali máu; rối loạn nội tiết và biến dưỡng, gây hội chứng Cushing (mặt tròn như mặt trăng), teo tuyến nội tiết của thượng thận, gia tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường. Các tác dụng ngoại ý xảy ra khác nhau tuỳ thuộc vào cách sử dụng. Việc điều trị kéo dài với liều cao gây phù, giảm kali/máu, hệ lông phát triển quá mức, rối loạn cơ chế liền sẹo. Thuốc còn có thể gây teo cơ, làm trẻ em chậm phát triển, rối loạn tiêu hoá như loét, thủng dạ dày... Dưới dạng hít, Kenacort retard có thể gây ho, khản tiếng, làm nấm dễ phát triển. Với người trên 60 tuổi, việc dùng thuốc kéo dài sẽ dẫn đến loãng xương, đục thuỷ tinh thể, làm nặng thêm bệnh đái tháo đường và gia tăng các vết loét có sẵn.

Theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế (và Tổ chức Y tế thế giới), K-cort không phải là một thuốc được chỉ định để điều trị hen suyễn và thực tế các bác sĩ cũng không chỉ định thuốc này để cắt cơn suyễn. Hiện nay có rất nhiều thuốc có tác dụng chữa suyễn rất hiệu quả nhưng việc dùng thuốc nhất thiết phải có chỉ định và sự theo dõi sát sao của thầy thuốc chuyên khoa.

2. Tự bỏ thuốc dự phòng: Hen suyễn là bệnh viêm mãn tính của phế quản. Điều trị cơ bản vẫn là dự phòng để giảm nguy cơ tái phát hen, duy trì chức năng hô hấp và chức năng phổi ở mức bình thường, hạn chế các tác dụng phụ của thuốc cắt cơn. Muốn điều trị đúng phải sử dụng đồng thời cả thuốc dự phòng và thuốc giãn phế quản cắt cơn hen. Thuốc dự phòng để kiểm soát tình trạng viêm mạn tính đường thở - gốc của bệnh nên phải dùng hàng ngày. Giãn phế quản để chữa triệu chứng nên chỉ dùng khi cơn suyễn xuất hiện với các triệu chứng ho, khò khè, khó thở, nặng ngực. Người bệnh thường thấy phiền phức khi phải dùng cùng lúc nhiều loại thuốc, vả lại khi thấy có cơn hen nổi lên thì dùng ống hít có thuốc giãn phế quản cũng tạm ổn nên đa số bỏ việc điều trị dự phòng. Bệnh vì vậy không được can thiệp từ gốc nên theo thời gian, tần suất xuất hiện cơn hen nhiều hơn trước, mức độ cơn hen ngày càng nặng, mức độ đáp ứng thuốc cắt cơn hen với thuốc giãn phế quản kém dần đi. Cá biệt có nhiều trường hợp đã tăng gấp 3 – 4 lần liều cắt cơn mà không hiệu quả, phải cấp cứu.

Ngoài các thuốc dự phòng Tây y thì hiện nay đã có thuốc dự phòng Đông y được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị, tác dụng tương đương với thuốc dự phòng Tây y. Tuy nhiên cũng như thuốc dự phòng Tây y, thuốc hen thảo dược (bào chế theo bài thuốc cổ phương 1500 tuổi Tiểu thanh long thang) chỉ đạt hiệu quả tốt nhất trong dự phòng hen khi dùng đúng liều lượng, đúng liệu trình. Người bệnh cần kiên trì điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất. Không giống như Tây y chỉ tập chung điều trị triệu chứng, thuốc hen thảo dược tập chung giải quyết ba vấn đề:

- Giảm ho, tiêu đờm giúp thông thoáng phế quản

- Hết co thắt, tiêu viêm, phục hồi phế quản bị tổn thương

- Tăng sức đề kháng, ngăn ngừa tái phát

Người bệnh sau khi dùng thuốc hen thảo dược thường có tình trạng tăng ho để tống xuất đờm ra khỏi phế quản, đặc biệt ở đối tượng mắc hen lâu năm thường nhiều dịch nhầy “bám” trong lòng phế quản. Nhiều bệnh nhân thấy tình trạng ho tăng lên thì “sợ”, tự ý bỏ thuốc mà không tham khảo bác sĩ đang theo dõi và tư vấn điều trị cho mình.

3. Làm sai thao tác khi dùng ống hít: Ống hít hoặc ống xịt thuốc trị cơn suyễn rất dễ mua ở nhà thuốc. Việc hít hoặc xịt thuốc vào miệng nhiều người cho là quá dễ. Thực ra có rất nhiều sai lầm ở thao tác này. Bởi nhân viên nhà thuốc, ngay cả thầy thuốc ở rất nhiều phòng mạch, thường chỉ hướng dẫn sơ cách sử dụng. Các dụng cụ này thường có kèm theo hướng dẫn. Nhưng nhiều người chủ quan, cho là đơn giản nên khi thực hiện lại không đúng. Thực chất, thuốc chỉ có tác dụng khi được đưa sâu vào tận phế quản, nên chỉ đạt được mục đích khi người bệnh cố gắng hít thật sâu như người hút thuốc lào. Hít rồi mà ở miệng, mũi thấy có khói thì chỉ phí công. Chưa kể nếu hít sai thao tác, thuốc tồn đọng ở miệng nhiều có thể gây ra tình trạng nấm miệng, một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất ở thuốc hít, xịt cắt cơn.

4. Tự làm hỏng thuốc: Có dạng ống hít dùng thuốc nước và có dạng dùng thuốc bột. Với ống hít thuốc bột có loại mỗi lần dùng thì nạp một liều, có loại nạp sẵn thuốc cho 60-100 lần hít. Với loại hít được nhiều lần, người bệnh khi sử dụng chỉ được thở ra khi không còn ngậm ống hít. Nhưng nhiều người lại thở ra ngay cả lúc đang ngậm ống khiến cho hơi nước từ miệng bay vào thuốc, gây ẩm khiến thuốc mất dần tác dụng cho những lần hít sau mà người bệnh không biết.

5. Tăng liều lượng thuốc mà không lưu ý yếu tố khởi phát: Hen suyễn liên quan rất mật thiết với yếu tố gây khởi phát bên ngoài môi trường. Càng loại trừ được các yếu tố này thì việc điều trị diễn tiến càng tốt. Trong quá trình điều trị, nhiều người bệnh và cả thầy thuốc khi thấy việc điều trị theo liều lượng cũ ngày càng mất hiệu lực thì liên tục tăng liều mà không chú ý đến việc loại trừ những yếu tố gây dị ứng như khói thuốc lá, khói xăng dầu, khói than củi, bụi, đặc biệt là bụi bám trong phòng ngủ, tủ sách và lưới lọc của máy lạnh. Yếu tố tinh thần, áp lực công việc cũng làm bệnh nặng thêm.

>> Xem thêm: Những yếu tố môi trường ảnh hưởng tới hen suyễn

6. Không đi xác định ngưỡng bệnh trở nặng: Do các loại thuốc, ống hít, xịt hạ cơn suyễn rất dễ mua và có vẻ dễ dùng nên hầu hết người bệnh không chịu đến thầy thuốc chuyên khoa để xác định ngưỡng trở nặng. Ở ngưỡng trở nặng bệnh, các cơn hen xuất hiện dày hơn và tỏ ra ít đáp ứng với thuốc giãn phế quản. Nếu không được thầy thuốc hướng dẫn cách nhận diện và việc chuẩn bị thuốc để xử lý trước khi kịp đến BV, bệnh nhân rất dễ tử vong khi  có cơn suyễn cấp tính.

Khi điều trị hen đã bắt đầu, quyết định điều trị dựa vào chu kì đánh giá, điều chỉnh và xem lại đáp ứng. Thuốc kiểm soát được điều chỉnh, nâng lên hoặc hạ xuống theo phương pháp từng bậc để đạt được kiểm soát triệu chứng tốt, giảm thiểu nguy cơ các đợt kịch phát trong tương lại, giới hạn luồng khí thở cố định và tác dụng phụ của thuốc. Khi kiểm soát triệu chứng tốt được duy trì trong 2-3 tháng, hạ bậc điều trị để tìm ra cách điều trị tối thiểu hữu hiệu của bệnh nhân.

Cần lưu ý rằng:

- Việc tự ý ngưng đột ngột thuốc phòng ngừa đôi khi có thể là yếu tố nguy cơ khiến bệnh nhân lên cơn nặng, thậm chí nguy kịch nữa.

- Ngay trong trường hợp tốt nhất, liều điều trị ban đầu thông thường sẽ được duy trì trong vài tháng (1,3 hay 6 tháng tùy trường hợp). Sau đó sẽ giảm liều (chuyển sang dùng 1 lần / ngày chẳng hạn) tiếp trong vài tháng (thường ít nhất 3-6 tháng).

- Chỉ có thể ngưng thuốc nếu đã kiểm soát được hen ít nhất 1 năm và đang ở liều điều trị thấp nhất ít nhất là 1 năm. Chính vì thế mọi việc giảm liều, ngưng thuốc không đơn giản chút nào phải không bạn và cần được thực hiện cẩn thận với sự chỉ định và theo dõi đúng mức của bác sĩ.

Tham khảo thêm tư vấn bệnh hen suyễn qua hotline (miễn phí): 1800 545435 / https://www.benhhen.vn/

 

 

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

15-nam-danh-dau-thanh-cong-cua-thuoc-y-hoc-co-truyen-dieu-tri-hen-phe-quan-copd-2

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần: Ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn.

Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.

Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG.

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc facebook.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Sản phẩm này là THUỐC ĐIỀU TRỊ đã được Bộ Y tế cấp phép, không phải thực phẩm chức năng.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X