Quýt có nóng không?
Quýt là loại quả có thành phần dinh dưỡng phong phú và có nhiều công dụng chữa bệnh.
Quýt có nóng không?
Vỏ quả quýt và lá quýt đều có tinh dầu, có tác dụng chữa ho đờm và giúp tiêu hoá.
Vỏ quýt xanh vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng hành khí, khai uất, tán kết, trừ thấp, giảm đau và tăng tiêu hoá.
Vỏ quýt chín vị đắng the, mùi thơm tính ấm; có tác dụng hành khí, tiêu đờm trệ, kiện tỳ, táo thấp.
Lá và hạt quýt có vị đắng the, mùi thơm, tính bình; có tác dụng hành khí, tiêu viêm.
Những lưu ý khi sử dụng quýtQuýt rất giàu axit và vitamin C. Khi sử dụng vitamin K, thuốc sulfa, spironolactone và những loại dược phẩm bổ sung kali, thì tuyệt đối không được ăn quýt.
Lâu lâu mới ăn vài quả quýt chắc chắn không hại gì sức khỏe nhưng ăn quá nhiều quýt sẽ lợi bất cập hại. Các chuyên gia y tế cho rằng, một ngày không nên ăn quá 3 quả quýt vì 3 quả quýt có thể cung cấp đủ nhu cầu vitamin C cho một người. Trong khi đó, không phải một ngày, một người chỉ ăn 3 quả quýt mà còn ăn thêm nhiều thực phẩm khác, nhất là các rau quả khác có vitamin C và như vậy sẽ làm thừa vitamin C. Khi đã thừa vitamin C chắc chắn sẽ không có lợi cho sức khỏe.
Ăn nhiều quýt cũng không có lợi cho vòm miệng và răng. Trên thực tế quýt không nên ăn trong khi đói bởi quýt chứa axít, nó dễ làm tổn thương dạ dày.
Không nên ăn quýt sau khi ăn củ cải. Lý do là vì củ cải sau khi vào cơ thể sẽ nhanh chóng sản xuất ra một chất gọi là sulfate, và sớm chuyển hóa thành chất gây ức chế tổng hợp hoócmôn tuyến giáp là Thiocyanate. Nếu lúc này mà ăn quýt, Flavonoid trong quýt sẽ bị phân giải trong dạ dày và chuyển thành hydroxy axit và axit ferulic. Hai chất này có thể tăng cường tác dụng ức chế của Thiocyanate đối với tuyết giáp, ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.
Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình