Phù hoàng điểm do biến chứng tiểu đường
Tiểu đường là bệnh lý của hệ chuyển hóa có thể gây ra nhiều biến chứng đến các cơ quan trong cơ thể. Trong đó bệnh phù hoàng điểm là một tình trạng phổ biến. Vậy tiến triển của bệnh phù hoàng điểm do tiểu đường như thế nào?
I. Phù hoàng điểm do biến chứng tiểu đường là gì?
Hoàng điểm còn được gọi là điểm vàng. Đây là một phần nằm trong võng mạc và là nơi ánh sáng đi qua sẽ tập trung rõ nét, tại đây nhằm giúp chúng ta nhìn rõ được vật thể.
Phù hoàng điểm là biến chứng mắt của tiểu đường, xảy ra khi lượng đường huyết quá cao và làm hư hại võng mạc bên trong mắt. Võng mạc đảm nhiệm chức năng thu nhận ánh sáng và truyền tín hiệu đến não thông qua một dây thần kinh ở phía sau mắt được gọi là dây thần kinh thị giác. Các mạch máu nhỏ nối với võng mạc có khả năng bị rò rỉ chất lỏng hoặc chảy máu khi lượng đường quá cao và khiến phần trung tâm võng mạc sưng phù lên. Sau đó, đôi mắt sẽ phát triển các mạch máu mới nhưng chúng yếu hơn ban đầu. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy giảm thị lực ở những người mắc bệnh tiểu đường.
I. Nguyên nhân nào dẫn đến biến chứng phù hoàng điểm do tiểu đường?
Nguyên nhân phổ biến nhất gây phù hoàng điểm là do bệnh võng mạc tiểu đường – tình trạng mắt thường xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, hoàng điểm bị phù cũng có thể do: Biến chứng của phẫu thuật mắt, bệnh thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi, các bệnh viêm nhiễm ở mắt gây ra.
Thực tế, bất kỳ bệnh lý nào gây tổn thương võng mạc cũng có thể khiến hoàng điểm phù.
II. Phù hoàng điểm do tiểu đường có tiến triển như thế nào?
Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh tiểu đường, có thể mắc bệnh lý võng mạc tiểu đường nhẹ hoặc nặng. Cho đến nay vẫn chưa có khung thời gian cho việc mất bao lâu để bệnh phù hoàng điểm trở nên nặng hơn hay có một thang điểm nào để đánh giá sự tiến triển của bệnh. Do đó, khi khám bệnh thì bác sĩ sẽ để ý hai điều trong quá trình khám mắt, đó là: Mức độ phù và vị trí của khối phù.
III. Dấu hiệu nào giúp nhận biết biến chứng phù hoàng điểm do tiểu đường?
Bệnh diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng báo hiệu sớm. Bệnh nhân thường chỉ đến khám và được chẩn đoán khi bệnh đã có biến chứng giảm thị lực.
Dấu hiệu bệnh mà bệnh nhân cảm nhận được là: Mất thị lực từng mảng, nhìn mờ, nhìn đục, khó phân biệt được màu sắc,…
Tuy nhiên, khi có những triệu chứng trên thì thị lực đã giảm. Việc điều trị ở giai đoạn này gặp nhiều khó khăn và hiệu quả thấp hơn so với điều trị sớm – tức là khi có bệnh nhưng bệnh nhân chưa cảm nhận được gì.
Vì vậy, tốt nhất là bệnh nhân có bệnh tiểu đường cần đi khám mắt định kỳ để được tầm soát bệnh, điều trị ngay khi bệnh ở giai đoạn nhẹ.
Xem thêm: Tăng nhãn áp do tiểu đường: Hiểu và phòng ngừa đúng cách
IV. Điều trị phù hoàng điểm do tiểu đường điều trị như thế nào?
Bác sĩ sẽ thảo luận về các lựa chọn điều trị nếu bệnh phù hoàng điểm gần phần trung tâm của mắt và ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh. Điều đầu tiên cần làm là đề xuất việc kiểm soát lượng đường huyết sao cho ổn định. Ngoài ra, có một số phương pháp điều trị có thể giúp sửa chữa các tổn thương cho võng mạc:
Tiêm thuốc kháng VEGF (Anti-VEGF): Đầu tiên, bác sĩ sẽ nhỏ thuốc đặc trị vào mắt bệnh nhân để làm tê, sau đó dùng kim tiêm để đưa thuốc vào mắt. Thuốc có tác dụng ngăn chặn một loại protein gọi là VEGF để thúc đẩy sự phát triển của các mạch máu mới mỏng manh hơn những mạch máu có trong mắt khỏe mạnh.
Các phương pháp điều trị chống viêm: Tiêm steroid làm dịu tình trạng viêm ở mắt.
Tia laser: Các bác sĩ sử dụng nhiệt hướng dẫn bằng laser để sửa chữa các mạch máu bị rò rỉ trong võng mạc.
Phẫu thuật: Bệnh nhân có thể được phẫu thuật nhằm điều chỉnh thị lực hoặc loại bỏ phần thủy tinh thể bị đục trong mắt. Bạn có thể cần phẫu thuật để điều chỉnh thị lực hoặc loại bỏ máu hoặc gel (được gọi là thủy tinh thể) tích tụ trong mắt.
Trong số các phương pháp trên thì tiêm anti-VEGF là phương pháp điều trị chính đối với trường hợp võng mạc bị sưng nghiêm trọng. Các bác sĩ sẽ sử dụng liệu pháp laser cho phù hoàng điểm mà không ảnh hưởng đến phần trung tâm của mắt bạn.
V. Làm thế nào để phòng ngừa biến chứng phù hoàng điểm do tiểu đường?
Để phòng ngừa biến chứng phù hoàng điểm do tiểu đường, người bệnh cần: Kiểm soát tốt đường huyết và các yếu tố nguy cơ khác đi kèm như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu; không hút thuốc lá; tích cực vận động thể dục thể thao; kiểm soát tốt cân nặng. Không để thừa cân béo phì; khám mắt định kỳ. Bệnh nhân tiểu đường type 1 sau khi phát hiện bệnh 3-5 năm nên khám chuyên khoa mắt và sau đó khám mắt định kỳ ít nhất 1 năm/lần. Còn đối với tiểu đường type 2 nên khám mắt lần đầu ngay khi phát hiện bệnh và theo dõi hàng năm.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình