Phát hiện suy buồng trứng sớm
Nếu phụ nữ dưới 40 tuổi có chu kỳ kinh không đều hoặc bị mất kinh từ 3 tháng trở lên thì cầnkiểm tra để phát hiện suy buồng trứng sớm.
Thông thường hiện tượng suy buồng trứng chỉ xảy ra khi bạn bước vào thời kỳ mãn kinh (khoảng từ 42-56 tuổi). Còn trong trường hợp hai buồng trứng ngừng hoạt động khi bạn vẫn chưa đến 40 tuổi, kéo theo giảm khả năng sinh sản và chu kỳ kinh nguyệt bất thường thì đó chính là chứng suy buồng trứng sớm.
Nhiều nghiên cứu y khoa cho thấy những yếu tố như rối loạn
hormone, gien, rối loạn miễn dịch, phẫu thuật do u nang buồng trứng, phẫu thuật
vùng chậu, hóa trị hoặc xạ trị, nhiễm độc, hút thuốc... góp phần khiến buồng
trứng dễ suy yếu sớm, gây vô sinh ở nữ giới.
Triệu chứng thường gặp nhất là
kinh nguyệt không đều, thậm chí một số người còn gặp những triệu chứng tương tự
như mãn kinh tự nhiên, bao gồm: cơn bốc nóng, hay vã mồ hôi về đêm, dễ kích
động, khó ngủ, khó tập trung tư tưởng, âm đạo khô, bị đau khi quan hệ tình dục,
mất khả năng sinh sản, rối loạn tiết niệu (tiểu nhiều lần, són tiểu...).
Chính vì thế mà nhiều phụ nữ cứ tưởng đó là biểu hiện của mãn kinh nên không chú ý và dễ bỏ qua các triệu chứng của bệnh.
Do nồng độ hormone giảm cũng như thiếu hụt nội tiết tố nên
người bị suy buồng trứng sớm có nhiều nguy cơ phát triển các bệnh như: loãng
xương (do không còn đủ estrogen để duy trì can-xi và các chất khoáng khác ở
xương), suy tuyến giáp trạng (do giảm hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến quá
trình chuyển hóa, làm cho năng lượng trong cơ thể giảm sút nghiêm trọng), bệnh
tim (do những thay đổi về nội tiết tố dẫn đến tăng nguy cơ phát triển bệnh tim
sau này)...
Vào giai đoạn muộn, nhiều người còn bị hạ huyết áp và sạm da. Nếu không phát hiện bệnh kịp thời, khi xảy ra sự cố cần phẫu thuật, bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, hiện vẫn chưa có phương
pháp giúp phục hồi hoạt động bình thường của buồng trứng mà chỉ có thể điều trị
một số triệu chứng bệnh.
Giải pháp thường dùng nhất là bổ sung estrogen và nhiều hormone khác mà buồng trứng không tạo ra được. Phương pháp này giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và duy trì khối lượng xương. Tuy nhiên, việc dùng liệu pháp nội tiết thay thế có những phản ứng phụ nhất định.
Vì vậy, trong quá trình điều trị, bạn cần được bác sĩ theo dõi định kỳ để điều chỉnh lượng thuốc cho phù hợp và phát hiện sớm những tác dụng phụ đi kèm. Riêng với những phụ nữ bị suy buồng trứng sớm nhưng muốn có thai thì buộc phải áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, sử dụng kỹ thuật cho trứng... Tuy nhiên, tỷ lệ thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là tình trạng bệnh lý của từng người.
AloBacsi.vn
Theo Thanh Niên
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình