Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư đại tràng nhờ hệ thống nội soi tiên tiến phóng đại 135 lần
Dù khách hàng không có triệu chứng nào bất thường nhưng nhận thấy anh có nhiều yếu tố nguy cơ ung thư đường tiêu hóa, bác sĩ Phòng khám Bernard đã kiểm tra kỹ lưỡng và chỉ định thực hiện các xét nghiệm. Kết quả đã phát hiện polyp ở vị trí khó phát hiện, dễ bỏ sót nếu soi bằng các thiết bị cũ, có độ phóng đại thấp.
Anh V.Đ (47 tuổi) đến Phòng khám Bernard để khám sức khỏe. Anh cho biết không có triệu chứng bất thường liên quan đến đường tiêu hóa (ăn uống bình thường, không sụt cân, không đau bụng và không thay đổi thói quen đi tiêu).
Tuy nhiên, người đàn ông lại có nhiều yếu tố nguy cơ ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt là tiền sử ung thư đại tràng đã điều trị ổn định, tiền căn rối loạn mỡ máu, thói quen sử dụng rượu bia và chế độ ăn nhiều dầu mỡ...
Do đó, bác sĩ đã kiểm tra kỹ lưỡng và chỉ định thực hiện các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe tổng quát và bệnh lý đường tiêu hóa như xét nghiệm công thức máu thường quy, tìm máu ẩn trong phân, siêu âm tim, đo điện tim, siêu âm bụng tổng quát, X-quang ngực thẳng.

Mặc dù kết quả xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân ghi nhận âm tính, nhưng bác sĩ Bernard Healthcare vẫn thuyết phục bệnh nhân thực hiện nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng và toàn bộ đại tràng để đánh giá rõ hơn nguy cơ ung thư đường tiêu hóa.
Ca nội soi do BS.CK2 Đỗ Quang Trung - Phụ trách Trung tâm Nội soi tiêu hóa Bernard Healthcare, với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nội soi chẩn đoán và nội soi can thiệp đường tiêu hóa, trực tiếp thực hiện.
Với sự trợ giúp của hệ thống nội soi tiên tiến BL7000, có độ phóng đại lên đến 135 lần của FujiFilm, BS.CK2 Đỗ Quang Trung đã phát hiện 1 polyp có đường kính khoảng 5mm nằm gần miệng nối vết mổ cũ ở đại tràng phải. Đây là một vị trí rất khó quan sát và có thể bị bỏ sót nếu soi bằng các thiết bị cũ, có độ phóng đại thấp.
Tiến hành giải phẫu mẫu mô tại vết mổ cũ, các bác sĩ còn phát hiện có sự tăng sản tuyến, tạo tuyến bọc, nhân tế bào sát đáy, nhân tăng sắc kiềm, tỷ lệ N/C >1, mô đệm xâm nhập lympho bào, mô bào.

Bệnh nhân được chẩn đoán có u tuyến ống, nghịch sản độ cao, không đánh giá được chân polyp. Nhận thấy bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ, đặc biệt là nguy cơ tái phát ung thư đường tiêu hóa rất cao, Hội đồng Y khoa Bernard cùng các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa đã thảo luận và thống nhất kế hoạch điều trị, theo dõi theo đúng phác đồ quản lý ung thư đường tiêu hóa của Nhật Bản.
Với trường hợp bệnh nhân Đ, BS.CK2 Đỗ Quang Trung đã đưa ra các chỉ định thực hiện nội soi cả đường tiêu hóa trên và dưới sau 1 năm và thực hiện kết hợp các xét nghiệm dấu ấn ung thư đại trực tràng CEA . Nếu kết quả nội soi sau 1 năm tiến triển tốt, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện nội soi và đánh giá định kỳ nguy cơ ung thư đường tiêu hóa sau mỗi 3 năm.
BS.CK2 Đỗ Quang Trung khuyến cáo: “Những người trên 40 tuổi, đặc biệt có nhiều yếu tố nguy cơ cao như tiền sử gia đình có bệnh lý ung thư đường tiêu hóa, thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc đã từng phát hiện các bất thường niêm mạc tiêu hóa như polyp, chuyển sản,… dù không có triệu chứng bất thường cũng cần chủ động nội soi định kỳ theo khuyến cáo để kiểm soát nguy cơ tái phát hoặc tiến triển thành ung thư”.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình