Nổi hột li ti, có mủ và rất ngứa, bệnh ghẻ bội nhiễm?
Mấy hôm nay ở hai bàn tay của bé lại nổi lấm tấm như rôm sảy nhưng bên trong lại có mủ và rất ngứa. Xin hỏi bé nhà tôi bị gì?
Con trai tôi 17 tháng tuổi, gần đây bé bị nổi mấy nốt ngoài da, có nước trong, ngứa nhiều về đêm. Đi khám ở BV Da Liễu BS chẩn đoán viêm da và ghẻ, cho thuốc về uống được mấy ngày những nốt đó trông như khỏi nhưng được vài ngày nó lại nổi lên ngay chỗ đó như ban đầu. Mấy hôm nay ở hai bàn tay của bé lại nổi lấm tấm như rôm sảy nhưng bên trong lại có mủ và rất ngứa. Xin hỏi bé nhà tôi bị gì? và cách chữa trị ra sao. Tôi đã dùng mấy loại thuốc chữa ghẻ và viên da nhưng không dứt được. Xin cảm ơn.
(Tran Uyen Linh - tranuyenl...@yahoo.com)
Chào chị Linh!
Theo chị mô tả tôi nghĩ nhiều cháu bị bệnh ghẻ. Bệnh do một loại ký sinh trùng tên Sarcoptes scabiei gây ra, tên tiếng Việt gọi là con cái ghẻ. Bệnh lây lan chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc vật dụng bị nhiễm. Cái ghẻ sống trong da, thường ở các kẻ ngón (tay, chân), rãnh mông, nếp dưới vú, quanh rốn, bẹn,... Cái ghẻ đào đường hầm dưới da (thường vào ban đêm), gây ngứa, nổi mụn nước, sẩn ngứa. Ngứa làm bé gãi nhiều gây trầy da và bội nhiễm vi trùng.
Điều trị bao gồm:
- Điều trị đặc hiệu bằng thuốc bôi ngoài, có nhiều loại tùy theo mức độ bệnh và tuổi của bệnh nhi. Cần tránh không được tự ý mua thuốc bôi có nhóm corticoid.
- Điều trị triệu chứng ngứa, điều trị nhiễm trùng.
- Điều trị cả những người sống chung nhà, tiếp xúc thường xuyên.
- Vệ sinh, quần áo, chăn, màng, drap, gối: đun sôi trước khi phơi nắng.
Việc điều trị cần phải là đồng bộ và đúng phương pháp mới mong không bị tái phát. Nếu cần thêm thông tin chi tiết hơn về điều trị, chị có thể đem cháu đến khoa Khám bệnh BV Nhi Đồng 2, phòng khám da liễu để được bác sĩ tư vấn.
Chúc chị khỏe và bé mau khỏi bệnh.
(Tran Uyen Linh - tranuyenl...@yahoo.com)
Chào chị Linh!
Theo chị mô tả tôi nghĩ nhiều cháu bị bệnh ghẻ. Bệnh do một loại ký sinh trùng tên Sarcoptes scabiei gây ra, tên tiếng Việt gọi là con cái ghẻ. Bệnh lây lan chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc vật dụng bị nhiễm. Cái ghẻ sống trong da, thường ở các kẻ ngón (tay, chân), rãnh mông, nếp dưới vú, quanh rốn, bẹn,... Cái ghẻ đào đường hầm dưới da (thường vào ban đêm), gây ngứa, nổi mụn nước, sẩn ngứa. Ngứa làm bé gãi nhiều gây trầy da và bội nhiễm vi trùng.
Điều trị bao gồm:
- Điều trị đặc hiệu bằng thuốc bôi ngoài, có nhiều loại tùy theo mức độ bệnh và tuổi của bệnh nhi. Cần tránh không được tự ý mua thuốc bôi có nhóm corticoid.
- Điều trị triệu chứng ngứa, điều trị nhiễm trùng.
- Điều trị cả những người sống chung nhà, tiếp xúc thường xuyên.
- Vệ sinh, quần áo, chăn, màng, drap, gối: đun sôi trước khi phơi nắng.
Việc điều trị cần phải là đồng bộ và đúng phương pháp mới mong không bị tái phát. Nếu cần thêm thông tin chi tiết hơn về điều trị, chị có thể đem cháu đến khoa Khám bệnh BV Nhi Đồng 2, phòng khám da liễu để được bác sĩ tư vấn.
Chúc chị khỏe và bé mau khỏi bệnh.
Theo Theo ThS. BS Nguyễn Thanh Hải
Phó Phòng CTXH - BV Nhi đồng 2
Phó Phòng CTXH - BV Nhi đồng 2
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình