Hotline 24/7
08983-08983

Niêm mạc tử cung dày gây rối loạn kinh nguyệt?

Cháu đi khám bác sĩ nói cháu bị niêm mạc tử cung dày gây rối loạn kinh nguyệt. Xin BS cho cháu biết nguyên nhân ạ?

Chào BS,

Cháu bị rong kinh nửa tháng rồi ạ, ra máu nhiều và đau dữ dội. Cháu đi khám ở BV Phụ sản Hà Nội, các BS nói cháu bị niêm mạc tử cung dày gây rối loạn kinh nguyệt. Nhưng cháu muốn hỏi tại sao niêm mạc của cháu dày từ trước rồi mà bây giờ cháu mới bị rong kinh lần đầu và rất đau ạ?

(Bùi Thị H. - buithihau06...@gmail.com)


Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Bạn có thể có trễ kinh nên nội mạc tử cung dày, kinh nhiều thường kèm đau bụng kinh.

Nếu bạn đã có gia đình, trên 35 tuổi thì nên nạo sinh thiết nội mạc tử cung để vừa cầm máu vừa chẩn đoán xem có bất thường nội mạc tử cung hay không trước khi điều trị.

Nếu bạn chưa có gia đình, còn trẻ, có thể điều trị nội tiết để ra kinh và theo dõi điều trị tiếp. Dù điều trị bằng phương pháp nào bạn cũng nên khám và điều trị bởi BS Sản phụ khoa.

Thân mến.

Rối loạn kinh nguyệt rất đa dạng, từ đau bụng kinh (thống kinh) đến kinh nhiều, kinh dày (đa kinh), kinh thưa, kinh ít (thiểu kinh, vô kinh). Các bất thường kinh nguyệt đem lại sự khó chịu cho phụ nữ và có thể làm giảm khả năng thụ thai.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh rối loạn kinh nguyệt là:

- Hội chứng rối loạn tiền kinh nguyệt. Tình trạng này xảy ra 1-2 tuần trước khi kỳ kinh bắt đầu. Một số phụ nữ trải qua một loạt các triệu chứng về thể chất và cảm xúc. Những người khác có thể trải qua một vài triệu chứng hoặc không có bất cứ triệu chứng nào. Tình trạng này có thể gây đầy hơi, cáu gắt, đau lưng, nhức đầu, đau ngực, nổi mụn, thèm ăn, mệt mỏi quá mức, phiền muộn, lo lắng, cảm giác căng thẳng, mất ngủ, táo bón, bệnh tiêu chảy, đau bụng nhẹ;

- Rong kinh. Tình trạng này làm bạn chảy máu nhiều hơn bình thường. Chu kì kinh cũng có thể lâu hơn bình thường từ 5-7 ngày;

- Vô kinh. Trong một số trường hợp, phụ nữ có thể không có kinh điều này được gọi là vô kinh. Vô kinh nguyên phát là khi bạn không có chu kì kinh đầu tiên ở năm bạn 16 tuổi. Tình trạng này có thể do một vấn đề về tuyến yên, một khiếm khuyết bẩm sinh của hệ thống sinh sản nữ hoặc dậy thì chậm. Vô kinh thứ phát xảy ra khi chu kì kinh vốn có bị gián đoạn từ sáu tháng trở lên.

Chẩn đoán sớm và điều trị rối loạn kinh nguyệt là điều cần thiết để đem lại cuộc sống tự tin, hạnh phúc cho phái nữ. Hãy tham vấn với bác sĩ sản phụ khoa khi bạn bị bất cứ bất thường nào liên quan đến kinh nguyệt.


ThS.BS Trần Anh Tuấn
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X