Hotline 24/7
08983-08983

Những thực phẩm không nên ăn khi uống viên sắt

Sắt là một trong những chất khoáng rất quan trọng đối với cơ thể. Nó là nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin, chất có mặt trong tế bào hồng cầu và làm cho máu có màu đỏ; có vai trò vận chuyển ôxy trong máu đến với các mô trong cơ thể.

Hậu quả cần lưu ý của thiếu sắt là thiếu máu thiếu sắt, làm cho số lượng hồng cầu giảm, thường dẫn đến mệt mỏi, trí nhớ kém, chóng mặt, da nhợt nhạt hoặc khó thở…Khi bị thiếu sắt, có thể thường có những dấu hiệu như: thèm ăn những thứ không phải là thực phẩm (đất sét, vữa tường…

Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang thai); thèm ăn đá lạnh; móng tay giòn, dễ gãy, lõm hình thìa (loạn dưỡng móng chân, tay); môi khô và nứt ở góc môi (gây đau và khó khăn trong ăn uống, nói, cười… ); hội chứng chân không yên (chân bồn chồn, có cảm giác ngứa ran hoặc cảm giác như có côn trùng bò bên trong chân gây khó chịu mà không rõ nguyên nhân); sưng lưỡi (gây khó khăn trong việc nhai, nuốt hoặc nói)…

Chỉ bổ sung bằng thuốc chứa sắt trong các trường hợp: Thiếu máu thiếu sắt cấp tính, hay kéo dài; phòng thiếu máu thiếu sắt cho những đối tượng có nguy cơ cao thiếu sắt như phụ nữ có thai, hội chứng suy dinh dưỡng, sau cắt dạ dày…

Chỉ bổ sung bằng thuốc chứa sắt trong các trường hợp: Thiếu máu thiếu sắt cấp tính, hay kéo dài; phòng thiếu máu thiếu sắt cho những đối tượng có nguy cơ cao thiếu sắt như phụ nữ có thai, hội chứng suy dinh dưỡng, sau cắt dạ dày…

Bổ sung sắt bằng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Khi bác sĩ kê đơn cần phải uống viên sắt, thì hay lưu ý viên sắt sẽ không thể đạt hiệu quả tối đa nếu bạn phạm 1 trong 5 sai lầm dưới đây:

Nhung thuc pham khong nen an khi uong vien sat
Ăn nhiều rau quả

Rau quả với hàm lượng lớn vitamin, chất xơ và chất khoáng rất cần thiết cho cơ thể; có tác dụng phòng chống táo bón, các bệnh nhiễm trùng và ung thư. Nhưng ăn nhiều ra quả khi bạn đang uống viên sắt lại mang lại tác dụng ngược.

Ăn nhiều rau quả, hàm lượng chất xơ đưa vào cơ thể lớn sẽ làm giảm hấp thu sắt trong ruột. Lý do là vì sắt bị chất xơ gắn kết tạo thành một phức hợp phân tử lớn, không tan và không thể hấp thu. Càng nhiều chất xơ càng thì càng làm giảm hấp thu sắt.

Vì vậy, lời khuyên cho những người bệnh thiếu máu đang phải uống sắt là hãy giảm rau trong chế độ ăn, nhất là các loại rau nhiều xơ như rau muống, rau cải, rau bắp cải. Hoặc chọn giải pháp uống viên sắt sau khi ăn 4 tiếng đồng hồ. Khi đó chất xơ đã đi khỏi dạ dày và đoạn ruột non.

Ăn đồ cay nóng

Đồ cay nóng sẽ làm tăng tác dụng phụ của viên sắt. Các gia vị cay nóng thường làm tăng hấp thu nước, làm tăng hoạt động của dạ dày, ruột nên chúng ta thường có cảm giác nóng nực và táo bón. Cũng chính vì thế mà bệnh nhân táo bón khi dùng gừng, hạt tiêu sẽ khiến bệnh nặng hơn.

Để hạn chế tình trạng táo bón mà vẫn không làm giảm tác dụng của viên sắt, bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều chuối.

Ăn ngô khi uống viên sắt

Ngô là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, mà như đã nói ở trên, chất xơ làm giảm hấp thụ sắt. Thế nên nếu dùng chung ngô với viên sắt thì có thể làm giảm số lượng sắt được hấp thu sau khi uống.

Mặt khác, ngô có thể làm giảm độ axit trong dạ dày. Mà nồng độ axit trong dạ dày giảm thì khả năng hấp thu viên sắt cũng giảm. Bởi thế trong thời gian đang uống viên sắt, tốt nhất bạn nên kiêng ăn ngô (dù là ngô luộc hay rang).

Kết hợp cùng thuốc giảm mỡ

Tưởng như chẳng liên quan, nhưng thuốc giảm mỡ có thể tương tác với viên sắt bổ sung làm giảm khả năng hấp thu sắt. Hai loại thuốc giảm cholesterol là cholestyramine và colestipol là hai trong số đó. Nếu sử dụng những thuốc này chung với viên sắt thì chúng có thể làm giảm hấp thu sắt từ 10-15%.

Uống càng nhiều càng tốt


Bạn hoàn toàn có thể bị nhiễm độc sắt nếu dùng quá liều. Với các triệu chứng điển hình như đau bụng, buồn nôn và nôn xuất hiện rất nhanh, chỉ sau khoảng 1-2 giờ sau khi uống. Tiếp theo là nhức đầu, nặng đầu, ý thức giảm và có thể co giật dẫn đến hôn mê, thậm chí đã có những trường hợp tử vong do ngộ độc sắt.

Vì thế mà đừng bao giờ uống vượt quá liều quy định, khoảng 1-2mg/kg/ngày.

Với liều dùng 10mg/kg/ngày các triệu chứng nhiễm độc sẽ xuất hiện; với liều cao đến 20mg/kg/ngày, người dùng phải nhập viện điều trị.  

Để tăng cường hấp thu sắt

- Uống sắt kèm vitamin C hoặc nước hoa quả, thực phẩm có vị chua (nước chanh, nước cam, nước quất, canh chua giầm sấu, me, dọc…) ở mức độ vừa phải (để không làm hại dạ dày). Có tác dụng làm tăng độ axit trong dạ dày, tăng khả năng hấp thu sắt.

- Nếu bạn không bị viêm loét dạ dày thì bạn có thể uống viên sắt trước khi ăn 30 phút để làm tăng khả năng hấp thu sắt.

- Đừng uống sắt với sữa vì sữa làm giảm hấp thu sắt.

- Đừng xem thường việc bổ sung sắt qua thực phẩm (thịt, gan lợn, trứng). Khả năng hấp thu của sắt trong viên uống chỉ bằng 80% khả năng hấp thu của sắt trong thực phẩm.


Theo bác sĩ Cao Hồng Phúc - Học viện Quân y
Tạp chí sống khỏe

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X