Những thực phẩm "đại kỵ" với thịt gà trong ngày Tết
Thịt gà là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của nhiều gia đình Việt. Khi kết hợp với các nhóm thực phẩm khác nhau, thịt gà không chỉ tăng hương vị món ăn mà còn bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, một số thực phẩm khi ăn chung với thịt gà có thể gây khó tiêu, đầy hơi hoặc ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho biết, thịt gà thuộc nhóm thịt trắng, giàu protein nhưng có hàm lượng chất béo và calo thấp hơn so với thịt đỏ như bò, lợn. Ngoài ra, thịt gà chứa tryptophan, một loại axit amin thiết yếu giúp sản sinh serotonin - chất có tác dụng cải thiện tâm trạng, giúp cơ thể thư giãn và dễ chịu hơn.
Theo chuyên gia, thịt gà dễ tiêu hóa, phù hợp với cả trẻ nhỏ và người cao tuổi, đặc biệt trong những dịp sum họp gia đình. Tuy nhiên, việc kết hợp thịt gà với một số thực phẩm không phù hợp có thể làm mất giá trị dinh dưỡng hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những thực phẩm không nên ăn chung với thịt gà
- Tôm và cua: Sự kết hợp này có thể gây khó tiêu, đầy bụng, đặc biệt ở những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Tôm, cua và thịt gà đều giàu protein, khi ăn cùng nhau dễ gây rối loạn tiêu hóa.
- Rau kinh giới: Theo Đông y, kinh giới có tính nóng, trong khi thịt gà cũng mang tính ôn. Khi kết hợp, hai thực phẩm này có thể gây rối loạn tiêu hóa hoặc kích thích dạ dày.
- Rau răm: Rau răm rất tốt về tăng cường cơ bắp, thị lực. Tuy nhiên, hậu quả của việc ăn nhiều là khiến nam giới bị giảm ham muốn tình dục. Khi kết hợp với thịt gà thì chúng lại tạo nên chất có hại cho hệ tiêu hóa.
- Đậu phộng (lạc): Thịt gà và đậu phộng đều có lượng chất béo đáng kể. Khi ăn chung, đặc biệt với người có hệ tiêu hóa yếu, có thể gây khó tiêu, đầy bụng.
- Cá chép: Thịt gà có tính cam ôn, trong khi cá chép mang tính cam hàn. Hai thực phẩm này khi kết hợp có thể gây mất cân bằng, dẫn đến tình trạng khó tiêu hoặc nổi mụn nhọt.
- Muối mè đen hoặc rau răm (khi ăn sống): Ăn thịt gà với nhiều rau răm có thể gây nóng trong, dễ bị rối loạn tiêu hóa, nhất là ở những người nhạy cảm.
- Mù tạt: Đây là một loại gia vị có mùi đặc trưng mang tính ôn. Gà cũng là nguyên liệu mang tính ôn. Do vậy, khi kết hợp hai nguyên liệu này với nhau sẽ gây ra nhiệt lượng cho cơ thể quá mức cho phép, gây mất nước, suy nhược.
Nên ăn thịt gà với các loại rau củ như bông cải xanh, cà rốt, khoai lang để cân bằng dinh dưỡng. Khi chế biến thịt gà, hạn chế nêm gia vị quá cay, nóng hoặc nhiều dầu mỡ. Đặc biệt, không ăn thịt gà đã chế biến lâu hoặc không được bảo quản đúng cách để tránh ngộ độc thực phẩm.
TS.BS Trương Hồng Sơn nhấn mạnh, nếu có các vấn đề về tiêu hóa hoặc dị ứng, người dân nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để có chế độ ăn phù hợp.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình