Những thói quen giúp cân bằng đường huyết
Kiểm soát tốt mức đường huyết trong cơ thể là một trong những bí quyết giúp bạn phòng tránh được nhiều căn bệnh nguy hiểm như béo phì hay tiểu đường.
Sự thay đổi của mức đường huyết theo hướng quá cao hay quá thấp đều có thể gây ra nhiều rắc rối cho sức khỏe như: giảm mức độc nhạy cảm insulin, choáng váng, căng thẳng thần kinh, đau đầu và tinh thần kém minh mẫn. Những thói quen đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát mức đường huyết tốt trong cơ thể, có lợi cho khả năng nhạy cảm với insulin trong cơ thể và giữ gìn sức khỏe tốt hơn.
1. Ăn đủ chất béo
Chất béo giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào trong các mạch máu, ngăn chặn hiệu quả tình
trạng gia tăng đột biến của lượng đường trong máu. Nhiều người e ngại việc tiêu thụ nhiều chất béo
sẽ không có lợi cho cơ thể.
Tuy nhiên, có một sự thật mà bạn nên biết là ăn chất béo không làm bạn mập. Thực tế là chất béo giúp chúng ta có cảm giác no lâu, nhờ đó, sẽ hạn chế được tình trạng ăn quá nhiều. Vì vậy, không cần phải kiêng khem chất béo quá mức.
Để giữ cho mức đường huyết luôn ở trạng thái cân bằng, bạn nên chú ý đến những loại chất béo từ các loại thực phẩm như dầu dừa, hạt chia, lòng đỏ trứng hay quả bơ. Nếu lo ngại về chuyện chất béo bão hòa có khả năng gây ra bệnh tim thì bạn cứ yên tâm vì theo một kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy giữa hai vấn đề này chẳng có mối liên quan nào cả.
2. Không ăn liên tục
Ăn quá nhiều bữa nhỏ liên tục trong ngày có thể gây ảnh hưởng đến những tín hiệu đói tự nhiên
trong cơ thể. Thay vì tạo áp lực buộc bản thân phải tiêu thụ các món ăn liên tiếp nhau trong nhiều
giờ, bạn nên tạo cơ hội cho bản thân được đói.
Điều này có lẽ sẽ không dễ dàng đối với những ai đã có thói quen ăn vặt thường xuyên trong ngày, nhưng chỉ cần chú ý hạn chế bản thân trong một vài ngày, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy được những tín hiệu tích cực từ cơ thể của mình một khi đã có cảm giác đói.
Từ đó, bạn sẽ bỏ dần được thói quen ăn vặt. Một khi đã biết lắng nghe nhu cầu của cơ thể, bạn sẽ biết cách điều chỉnh thói quen ăn uống của mình theo hướng lành mạnh và có lợi cho sức khỏe.
3. Tiêu thụ protein
Giống như chất béo, protein làm chậm việc hấp thu đường trong cơ thể. Nếu thích những món có vị ngọt, bạn nên dùng kèm nhiều thứ ngọt ngào với thực phẩm chứa nhiều protein như sữa chua, thịt gà hay phó mát… Sự kết hợp đơn giản này sẽ giúp tạo ra những khác biệt đáng kể trong việc làm hạn chế tình trạng gia tăng bất ngờ của lượng đường huyết, giữ cho chúng luôn nằm trong mức an toàn.
Ngoài ra, những kết quả nghiên cứu cũng chứng minh được rằng việc tiêu thụ bữa sáng giàu protein rất có lợi cho mức đường huyết của cơ thể ở những bữa ăn còn lại trong ngày.
4. Thưởng thức trái cây và các loại rau củ
Trái cây và rau củ là nhóm thực phẩm cung cấp nhiều carbohydrate. Các lượng lương thực có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm đối với nhiều người, vì vậy, bạn cần hướng đến những thực phẩm có khả năng cung cấp các hợp chất tinh bột như khoai lang và các loại trái cây giàu chất xơ như táo. Chúng không chỉ dễ tiêu hóa mà còn góp phần giữ ổn định mức đường huyết khá tốt.
Hàm lượng chất xơ trong nhóm thực phẩm này sẽ làm chậm việc hấp thu đường, giúp chúng trở thành trợ thủ đắc lực trong việc duy trì mức đường huyết khỏe mạnh. Một lưu ý nhỏ là bạn nên chú ý cân bằng chúng với nhóm thực phẩm cung cấp protein và chất béo để có thể kiểm soát đường huyết tối ưu nhất.
5. Ngủ ngon
Cân bằng đường huyết và duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng không chỉ phụ thuộc vào việc chọn lựa khẩu phần ăn uống phù hợp mà còn đòi hỏi bạn phải xây dựng được chế độ sinh hoạt lành mạnh.
Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy tình trạng mất ngủ mãn tính sẽ làm gia tăng nguy cơ bị béo
phì và tiểu đường. Việc ngủ quá ít không chỉ làm ảnh hưởng đến khả năng phán đoán và mức leptin
(loại hóc-môn chịu trách nhiệm về cảm giác no) trong cơ thể mà còn làm suy giảm mức độ nhạy cảm với
insulin.
Hãy cố gắng ngủ từ 7 - 9g mỗi đêm đồng thời tắt hết mọi thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ ít nhất là 1 giờ để đảm bảo rằng bạn sẽ có được những giấc ngủ đạt chất lượng tốt nhất.
6. Tập những động tác thể dục nhẹ nhàng
Nếu cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc mất cân bằng thì những bài tập làm tăng nhịp tim để giảm cân với cường độ mạnh sẽ không phải là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. Những bài tập kiểu này sẽ làm gia tăng mức hóc-môn cortisol, khiến cơ thể nhanh bị kiệt sức hơn.
Thay vào đó, hãy chọn yoga và pilates (những bài tập thể dục trên chiếu) vì cả hai phương pháp tập luyện này đều có tác dụng làm giảm mức hóc-môn cortisol. Chế độ tập luyện điều độ với những bài tập kéo dãn cơ nhẹ nhàng cũng đã được chứng minh là có tác dụng làm cân bằng mức đường huyết. Chính vì vậy, việc theo đuổi một chế độ tập luyện ổn định luôn là một lựa chọn thông minh cho cơ thể, tinh thần và sức khỏe của bạn.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình