Hotline 24/7
08983-08983

Những thói quen ăn uống khiến dạ dày "kêu cứu"

Có rất nhiều thói quen gây nguy hiểm cho dạ dày của bạn. Chúng ta cần nhận biết chúng để thay đổi kịp thời giúp dạ dày khỏe mạnh.

Ăn không hợp lý

Nếu bạn ăn quá nhanh, sẽ khiến thức ăn không được tiêu hóa kỹ ở khoang miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô để tiêu hóa tiếp. Điều này sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày.

Vì vậy, bạn nên tạo cho mình thói quen ăn từ từ nhằm tăng sự tiết nước bọt, có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn.

Trong một ngày, sự bài tiết dịch vị của dạ dày sẽ có lúc ở mức nhiều nhất và ít nhất mang tính sinh lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hóa thức ăn kịp thời.  Do đó, nếu bạn ăn uống không đúng giờ sẽ dễ mắc các căn bệnh về dạ dày.

Ăn thật nhiều vào bữa tối và ăn đêm sẽ khiến hệ tiêu hóa vốn rất khỏe mạnh của bạn dễ dàng bị suy yếu.

Bởi việc ăn tối quá no hoặc ăn đêm trước khi đi ngủ không chỉ sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây béo phì mà còn ép đường ruột của bạn làm việc quá tải, khiến dịch vị dạ dày tiết ra quá mức gây ăn mòn niêm mạc dạ dày.

Việc ăn uống không vệ sinh rất dễ khiến bạn mắc các căn bệnh về đường ruột như viêm dạ dày cấp tính, đau dạ dày, đầy bụng, buồn nôn... Đặc biệt, trong mùa hè nóng nực bạn càng dễ mắc những căn bệnh này.

Đồ uống chứa nhiều chất kích thích

Nếu uống nhiều rượu không chỉ làm hại gan, khiến da bị mất nước, giết chết tế bào não mà còn gây hại trực tiếp đến niêm mạc dạ dày, khiến niêm mạc dạ dày bị viêm, rữa, loét hoặc xuất huyết.

Ngoài ra, uống rượu còn làm chậm quá trình khỏi của bệnh loét dạ dày. Do đó, người có bệnh dạ dày, tuyệt đối không được uống nhiều rượu.

Nhiều người có thói quen uống nước khi còn nóng, đặc biệt là uống trà hoặc cà phê nóng, điều này ảnh hưởng xấu đến dạ dày của bạn, gây viêm loét đường tiêu hóa.

Nhiệt độ của cà phê, nước chè nóng cao hơn nhiệt độ của nước nóng bình thường rất nhiều. Niêm mạc miệng và ống tiêu hóa khi tiếp xúc với nước uống có nhiệt độ cao dễ bị bỏng rát.

Nếu nặng có thể bị các vết trợt, rồi từ đó cọ xát với thức ăn mà bị loét rộng ra, gây đau đớn và viêm nhiễm như viêm miệng, lưỡi, viêm họng, dạ dày... Những người thường uống cà phê hay nước chè nóng mắc bệnh loét dạ dày, thực quản, hành tá tràng nhiều hơn người không uống.

Theo Trần Hoài - Lao động

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X