Những nhầm lẫn thường gặp khi tiêm ngừa cho bé
Nhớ nhầm lịch tiêm ngừa, nhầm tên vacxin, tiêm dư liều… là những sự cố thường gặp, khiến các mẹ, các chị đứng ngồi không yên khi chia sẻ cùng AloBacsi.
BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo:
Em nên đọc kỹ lại sổ tiêm ngừa của bé hoặc hỏi lại cơ sở y tế mà em cho bé tiêm ngừa, xem có đúng như em đã trình bày ở trên không, vì vacxin sabin là vacxin ngừa bại liệt chỉ dùng bằng đường uống không phải tiêm em ạ!
Con em được 19 tháng tuổi. Từ khi sinh ra đến bây giờ em đều cho cháu chích ngừa đầy đủ. Nhưng đợt vừa rồi, do sơ ý em lại đưa cháu đi uống 2 liều vacxin ngừa bại biệt bổ sung ở Phường. Mà theo em biết qua sổ chích ngừa của bé thì bé còn được tiêm nhắc lại loại vacxin này (hồi nhỏ bé được trích ngừa loại này trong mũi 6 trong 1).
Vậy BS cho em hỏi, sau này bé có phải tiêm nhắc lại loại vacxin này theo chương trình ở BV không? (N.T Thúy - TPHCM) 18669
BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo:
Để thanh toán bệnh bại liệt, nên những trẻ dưới 5 tuổi thường được tổ chức uống vacxin ngừa bại liệt bổ sung 2 lần cách nhau 1 tháng, mà không cần quan tâm đến trước đây bé đã được uống vacxin này hoặc tiêm cùng với vacxin tổng hợp 6 bệnh.
Theo ghi nhận vacxin ngừa bại liệt rất ít khi có tác dụng phụ, nên bạn vẫn có thể tiêm nhắc cho bé theo lịch ở BV, nhưng cần chú ý cách nhau tối thiểu là 1 tháng.
Con gái em đã tiêm các mũi trong lịch tiêm chủng mở rộng. Em được các cô y tá trong trạm xá tư vấn cho bé uống thêm vacxin rotateq. Nhưng sau khi tìm hiểu loại vacxin này thì với độ tuổi của bé nhà em thì không cần uống nữa. Em đang rất băn khoăn, không biết có nên tiếp tục cho uống nữa không?
Em có thể cho bé uống hoặc tiêm thêm các loại vacxin gì ngoài các loại vacxin trong lịch tiêm chủng mở rộng? (N.T Hường – Bắc Giang) 17798
BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo:
Khi đặt câu hỏi, em vui lòng gởi đầy đủ thông tin, hiện nay con em được bao nhiêu tháng tuổi, cân nặng và chiều cao của bé, chứ không phải tuổi, cân nặng và chiều cao của mẹ.
Về vacxin ngừa tiêu chảy em tham khảo đường link này sẽ rõ:
>> Sau khi uống vacxin bé bị trớ, có cần phải uống lại không?
Ngoài các loại vacxin mà em đã tiêm cho bé, bé còn cần tiêm nhiều loại vacxin khác nữa như cúm, sởi, quai bị - sởi – rubella, thủy đậu, viêm não Nhật Bản… tùy theo tháng tuổi của bé, khi đi tiêm ngừa các nhân viên y tế sẽ có lịch hẹn và tư vấn cho em tiêm các mũi trên.
Con gái em sau khi sinh được gần 1 tháng có chương trình uống vắc xin ngừa bại liệt trong chiến dịch bổ sung cháu đã ra trạm y tế phường để uống, và đến ngày hẹn của tháng sau cháu lại tiếp tục uống lần 2 .Vậy là được 2 tháng tuổi cháu đã uống 2 liều vắc xin phòng bại liệt. Như vậy có sao không BS?
Xin hỏi thêm, con em muốn tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 là có cả bại liệt trong đó có sao không hay là phải tiêm phòng vắc xin loại nào, ở đâu được ạ?(Khánh Ngọc – TPHCM)19752
BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo:
Bình thường bé được uống vacxin ngừa bại liệt 4 liều: liều 1 khi bé được 2 tháng tuổi, liều 2 khi bé được 3 tháng tuổi, liều 3 khi bé được 4 tháng tuổi, liều 4 sẽ được nhắc lại khi bé được 16 – 18 tháng. Ngoài ra, khi có chiến dịch, bé được uống thêm 1 liều nhưng thời gian tối thiểu phải cách nhau 1 tháng.
Trường hợp của bé, em cho uống như trên là không có gì sai cả, đến ngày hẹn của tháng sau, em cho bé tiêm ngừa bình thường theo lịch, có thể vacxin 6 trong 1 hoặc vacxin 5 trong 1 và cho uống thêm 1 liều vacxin ngừa bại liệt.
Con tôi năm nay 5 tuổi 8 tháng, do không biết, tôi chỉ mới chích ngừa viêm não Nhật Bản cho cháu 1 lần vào lúc cháu 2 tuổi rưỡi, mà không chích mũi thứ 2 cách đó sau 1 năm và đến nay chưa chích mũi thứ 3. Xin BS cho tôi biết, tôi nên làm thế nào để đảm bảo việc ngừa viêm não Nhật Bản cho cháu? (Thắm Lê – letham…@yahoo.com.vn) 19228
BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo:
Đối với vacxin viêm não Nhật Bản, bạn cần cho bé tiêm 2 lần (2 mũi) cách nhau từ 1 - 2 tuần, sau đó sẽ nhắc lại sau 1 năm, tiếp đến mỗi 3 năm. Còn bé của bạn chỉ mới tiêm có 1 mũi là chưa đạt được yêu cầu.
Theo AloBacsi, để đảm bảo cho bé có kháng thể phòng bệnh này, bạn nên cho bé tiêm lại từ đầu.
Đồng thời bạn nên đưa bé và sổ tiêm ngừa của bé đến cơ sở y tế có dịch vụ tiêm ngừa, nhân viên y tế tại đây (nhìn sổ tiêm ngừa) sẽ tư vấn cho bạn cụ thể hơn.
AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình