Những loại thực phẩm giúp làm ấm cơ thể, ngăn ngừa bệnh cảm cúm trong mùa lạnh
Thời tiết chuyển lạnh có tác động không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của mỗi chúng ta cũng như gây ảnh hưởng đến sức khỏe như cảm lạnh, cúm mùa,… Để giữ ấm cho cơ thể và khỏe mạnh trong mùa đông, việc lựa chọn đúng thực phẩm là rất quan trọng. Trong bài viết dưới đây, AloBacsi sẽ gợi ý cho bạn đọc về một số loại thực phẩm nên ưu tiên ăn vào mùa lạnh giúp giữ ấm cơ thể.
Khi thời tiết chuyển lạnh vào đông, việc mặc ấm thôi là chưa đủ trong khi thời tiết đang ngày càng trở nên khắc nghiệt và khó lường hơn trước. Nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm có sẵn tại nhà như gừng, tiêu, mật ong,… nhằm tăng sức đề kháng, phòng chống cảm cúm và giúp cơ thể luôn được giữ ấm.
Cảm cúm là một căn bệnh khá phổ biến ở mọi lứa tuổi khác nhau, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. Tuy là một loại bệnh thông thường, nhưng nếu không có hướng điều trị dứt điểm, bệnh sẽ kéo dài và trở nặng gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác.
Bệnh cảm cúm bắt đầu với các triệu chứng như đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi và kèm theo ho. Khi bị cảm cúm, cách tốt để khỏi bệnh là nghỉ ngơi, sử dụng thuốc đúng cách và ăn uống để tăng sức đề kháng cho cơ thể trong thời gian này.
Dù chán ăn hay không ăn được nhiều, bạn vẫn cần đảm bảo cho cơ thể được cung cấp đủ nước, năng lượng và các khoáng chất cần thiết. Bên cạnh đó, việc chú ý những loại tốt giúp giữ ấm cơ thể cũng rất quan trọng. Dưới đây là những loại thực phẩm giúp làm ấm cơ thể, ngăn ngừa cảm cúm trong mùa lạnh:
1. Gừng - tăng vị giác và cải thiện miễn dịch
Gừng là loại thực phẩm được nhiều người lựa chọn nhất trong việc phòng, chống cảm lạnh và giữ ấm cơ thể. Theo các chuyên gia, trong gừng chứa chất sesquiterpenes có khả năng đánh bại Rhinovirus - loại virus phổ biến nhất gây ra các triệu chứng về hô hấp. Không chỉ giúp tăng vị giác cho món ăn, gừng còn có tác dụng làm dịu cổ họng, giúp người bệnh vượt qua các cơ ho dễ dàng hơn.
Việc sử dụng gừng đúng cách còn giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường miễn dịch và giảm đau nhức hiệu quả. Với đặc tính kháng viêm cực mạnh nên nhâm nhi một ly trà gừng ấm nóng sẽ vô cùng thích hợp để chữa cảm cúm và cảm lạnh.
Trong y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, đi vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có công dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, giải độc, hành thủy...g cường miễn dịch và cải thiện hệ tiêu hóa.
2. Tỏi - làm nóng cơ và chống lạnh
Tỏi có giá trị sử dụng và giá trị sinh học cao, tăng nhiệt cho cơ thể. Tính sát trùng của tỏi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa bệnh cảm lạnh, cảm cúm và ho. Tỏi còn chứa một hợp chất gọi là allicin hiệu quả trong điều trị cảm lạnh. Các chế phẩm từ tỏi gồm tương tỏi, rượu tỏi, cao tỏi, thuốc tỏi để xông… có thể sử dụng trong bối cảnh dịch Covid-19 để tăng sức đề kháng. Có thể ăn tỏi sống, hoặc làm gia vị cho vào các món ăn.
3. Mật ong - trị ho khan và tăng sức đề kháng
Mật ong có thể được sử dụng trong trị ho khan và ho đờm. Kết hợp mật ong với nước chanh còn tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể.
4. Hành tây - Tăng sức đề kháng và hạn chế các bệnh mùa đông
Hành tây, khi được sử dụng trong các món ăn như súp hành tây, hành tây xào thịt, nước ép hành tây, giúp tăng cường sức đề kháng và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh mùa đông như cảm lạnh và đau họng.
5. Hạt tiêu đen - Giúp chống viêm
Hạt tiêu đen có đặc tính chống viêm và có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh phổ biến trong mùa đông như viêm đường hô hấp, cảm lạnh, ho và thậm chí là viêm khớp. Trong bữa ăn ngày lạnh, chỉ cần thêm một chút hạt tiêu vào món ăn sẽ giúp cơ thể bạn chống chọi với cái lạnh bên ngoài và ngăn ngừa bệnh tật.
Xem thêm: Ho, sốt, đau họng có phải do COVID-19?
6. Trái cây giàu vitamin C - tăng sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe
Vitamin C là chất oxy hóa quan trọng giúp bảo vệ thành mạch, tăng khả năng hấp thụ sắt và canxi. Trái cây như cam, quýt, bưởi chứa nhiều vitamin C cùng flavonoid, giúp tăng sức đề kháng và chống lại cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, và viêm mũi dị ứng.
7. Thịt đỏ - bổ sung sắt và giúp giữ ấm cơ thể
Thịt đỏ như thịt bò, cừu, lợn thăn chứa nhiều sắt, giúp cơ thể giữ ấm và cải thiện tình trạng tê, lạnh ở bàn tay và chân.
8. Khoai lang - cải thiện hệ miễn dịch và chống táo bón
Khoai lang, với hàm lượng chất xơ cao, ít chất béo và nhiều vitamin, là lựa chọn tuyệt vời để cải thiện hệ miễn dịch. Chúng giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Đồng thời, khoai lang cũng là biện pháp hiệu quả trị táo bón.
Lưu ý: tránh sử dụng khoai lang vào buổi tối để tránh tình trạng khó tiêu và đầy bụng.
9. Rau cải - bổ sung chất xơ và canxi
Cải xanh chứa nhiều canxi, chất xơ, và nhóm các vitamin và khoáng chất quan trọng. Sử dụng rau cải thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch và tốt cho phổi.
Cuối cùng, hãy nhớ duy trì một chế độ ăn cân đối, uống đủ nước, và kết hợp với hoạt động thể dục để cơ thể luôn khỏe mạnh và ấm áp trong suốt mùa đông.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình