Top các thực phẩm người bị cảm cúm nên và không sử dụng
Theo BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ, bệnh cảm cúm gây ra các biến chứng trên đường hô hấp hoặc thúc đẩy đợt cấp của những người đã có sẵn bệnh mạn tính. Người bệnh cảm cúm cần lưu ý một số thực nên và không nên ăn được để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
I. Các thực phẩm nên sử dụng khi mắc bệnh cúm
Lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng phù hợp có thể đẩy nhanh quá trình chữa bệnh làm giảm các triệu chứng và giúp tăng tốc độ phục hồi và giúp bạn sớm cảm thấy thoải mái hơn. Các lựa chọn thực phẩm lành mạnh được liệt kê dưới đây làm dịu cổ họng và cung cấp các lợi ích giàu chất chống oxy hóa để giúp bạn chữa lành.
1. Thịt gà
Súp gà hoặc cháo gà nấu thêm hành, tía tô hoặc canh gà nấu gừng, là một trong những món ăn tốt để ăn khi bị cảm cúm. Các chất trong các món ăn này dường như kết hợp tốt với nhau để tăng cường khả năng miễn dịch.
Thịt gà là thực phẩm tốt cho sức khỏe vì thịt gà rất giàu dinh dưỡng, không chứa nhiều chất béo. Thịt gà cũng chứa nhiều vitamin A, E, C, B1, B2, PP và các chất khoáng: canxi, photpho, sắt…
Ngoài bổ dưỡng, thịt gà còn là thực phẩm dễ tiêu hóa, hấp thu. Đối với người bệnh cảm cúm nên ăn các món bổ dưỡng, dễ tiêu và có tác dụng giải cảm rất tốt. Nhấm nháp mùi thơm của súp gà nóng, cháo gà, canh gà nóng giúp tăng cường chức năng của các cấu trúc lông trong đường mũi giúp chống lại vi khuẩn và vi rút.
2. Thịt bò
Có thể thay thế thịt gà bằng thịt bò: cháo thịt bò nấu cà rốt hoặc cháo thịt bò tía tô hoặc súp thịt bò cà rốt… Thịt bò rất giàu protein, sắt, magie, selen, photpho, vitamin B6, B12, kẽm… Kẽm có tác dụng tác dụng chống khuẩn, kháng viêm, giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, tốt cho người bệnh cảm cúm, giúp tăng cường dinh dưỡng, tăng sức đề kháng của cơ thể.
3. Giữ đủ nước
Khi bị cảm cúm, cơ thể dễ mất nước và các chất điện giải. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất để hỗ trợ điều trị bệnh cúm là giữ đủ nước. Khi uống đủ chất lỏng, sẽ giúp làm loãng chất nhầy và giảm tắc nghẽn đường hô hấp và giúp bổ sung chất điện giải đã mất.
Thêm vào đó, nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc kháng histamine nào hoặc thuốc giảm cảm cúm không kê đơn khác, có thể khiến niêm mạc bị khô, cơ thể cảm thấy khô khát - vì vậy hãy đảm bảo uống nước đầy đủ!
Những thức uống tốt nhất cho bệnh cúm:
- Nước lọc: Không gì đánh bại được lợi ích của việc uống nước lọc. Để một chai nước hoặc ly thủy tinh lớn gần đó để có thể tiếp tục đổ đầy nước suốt cả ngày để giữ đủ nước cho cơ thể khi cơ thể cảm thấy khó chịu khi bị cảm cúm.
- Nước dừa: Giàu dưỡng chất như chất điện giải, kali và glucose bổ sung năng lượng cho cơ thể. Có thể giảm sốt hiệu quả.
- Trà gừng: Các hợp chất của gừng được biết đến với tác dụng ngăn chặn vi trùng. Thêm vào đó, lợi ích chống viêm của hợp chất gingerol có thể làm giảm đau cơ và đau đầu. Ngâm gừng tươi (gọt vỏ và thái lát) trong nước nóng trong 5 phút. Thêm một ít mật ong hoặc chanh và thưởng thức.
- Nước ấm với chanh: Nếu không thích dùng gừng, có thể thay bằng nước ấm với chanh và mật ong. Chất lỏng ấm sẽ giữ cho cở thể vừa đủ nước vừa có thể làm loãng chất nhầy để giúp cơ thể cảm thấy ít tắc nghẽn hơn. Thêm vào đó, chanh có chứa vitamin C, giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch.
Hệ thống miễn dịch được nuôi dưỡng tốt sẽ có khả năng chống lại nhiễm trùng tốt hơn. Khi khỏi bệnh cúm, hãy bổ sung vào chế độ ăn uống nhiều loại thực phẩm, trái cây và rau nhiều màu sắc, và các loại đậu. Đây là những thực phẩm giàu chất phytochemical - các hợp chất tự nhiên trong thực phẩm có thể tăng cường sức khỏe.
II. Thực phẩm nên tránh ăn khi mắc cúm A
Một số thực phẩm không chỉ không tốt cho việc cải thiện tình trạng viêm nhiễm nói chung mà còn góp phần làm tắc nghẽn đường hô hấp, khiến bệnh nặng thêm hoặc bị biến chứng.
1. Sữa
Mặc dù các loại thực phẩm chứa đầy sữa có thể hấp dẫn, nhưng tốt nhất nên hạn chế các sản phẩm sữa, kem và pho mát. Nhưng Lactose, một hợp chất trong sữa, có thể khó tiêu hóa.
Bất kỳ ai đang cảm thấy buồn nôn hoặc bị tăng tiết chất nhầy sau khi ăn sữa nên tránh cho đến khi các triệu chứng cúm biến mất. Tiêu thụ sữa khi bị tăng tiết chất nhầy đường hô hấp có thể dẫn đến cảm giác đờm đặc hơn và khó thoát ra ngoài.
2. Thức ăn cứng
Như bánh quy giòn, khoai tây chiên và các loại có kết cấu trầy xước khác có thể làm nặng thêm tình trạng ở cổ họng và ho của cơ thể.
3. Thực phẩm chế biến sẵn
Những thực phẩm này có thể chứa nhiều muối, có thể làm cơ thể mất nước và đường, có thể làm tăng tình trạng viêm.
4. Rượu bia
Uống rượu, bia hoặc bất kỳ đồ uống có cồn nào khác sẽ dẫn đến mất nước. Điều này có thể dẫn đến cảm giác “nhồi nhét” và tắc nghẽn nhiều hơn. Thêm vào đó, nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào, việc trộn lẫn hai loại này sẽ rất nguy hiểm.
Xem thêm: Giao mùa, nhận diện và phân biệt viêm mũi dị ứng với cảm cúm, cảm lạnh
III. Lời khuyên chung cho người mắc bệnh cúm
1. Người bị cúm cần lưu gì?
- Tránh tiếp xúc với người khác nếu có thể
- Giữ ấm và nghỉ ngơi
- Tiêu thụ nhiều chất lỏng và thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Uống đủ nước để bù nước và điện giải, nước cam chanh có nhiều Vitamin C để tăng sức đề kháng. Những món ăn có thể bổ sung khi bị cảm: súp gà, trà thảo mộc, bổ sung vitamin (trái cây, rau,…)
- Tránh các thực phẩm không nên ăn trong khi bị cúm
- Ngừng hút thuốc, vì điều này làm tăng nguy cơ biến chứng
- Ngoài ra, có thể xông bằng các loại lá như húng chanh, gừng, sả,… giúp ngủ ngon, giảm các triệu chứng, giải cảm tốt.
- Bảo đảm vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng bằng nước sạch. Vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối.
2. Khi nào người bị bệnh cúm cần đến bác sĩ?
- Trẻ sơ sinh hoặc từ 65 tuổi trở lên, hoặc người suy giảm miễn dịch
- Nhiệt độ vẫn cao sau 4 - 5 ngày, sử dụng các thuốc hạ sốt nhưng không hiệu quả
- Các triệu chứng xấu đi hoặc nghiêm trọng: vùng họng bị đau rát nhiều, ho kéo dài, khó thở, thở nhanh, người mệt mỏi,...
- Trở nên khó thở, đau ngực hoặc cả hai.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình