Những điều cần biết về bệnh thiếu men G6PD
Bệnh thiếu men G6PD là một bệnh di truyền liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X nên bé trai có khả năng mắc bệnh cao hơn bé gái.
Có thể tầm soát thiếu men G6PD ở trẻ mới sinh
- Men G6PD là gì ?
G6PD được viết tắt từ cụm từ Glucose-6 Phosphate Dehydrogenase, là một men giữ vai trò quan trọng trong sự chuyển hóa của tế bào hồng cầu. Khi thiếu men này, quá trình chuyển hóa bị ngưng trệ và hồng cầu trở nên dễ vỡ.
- Thiếu men G6PD gây ra những biểu hiện gi ?
Hầu hết các trẻ mắc bệnh đều không có biểu hiện gì. Một số trường hợp có những biểu hiện sau:
- Vàng da kéo dài ở tuổi sơ sinh
- Thiếu máu tán huyết (hồng cầu bị vỡ): da xanh xao, lòng bàn tay nhợt, vàng da, vàng mắt, tiểu sậm màu.
- Suy thận cấp do tán huyết ồn ạt được biểu hiện bằng các triệu chứng như tiểu ít, tiểu màu xá xị (tiểu ra hemoglobin).
Lưu ý: hiện tượng tán huyết thường xảy ra khi bị stress oxy hóa như:
§ Bệnh nhiễm trùng nặng
§ Sau khi uống một số thuốc (xin xem chi tiết bên dưới)
§ Ăn đậu tằm (Fava) – một loại đậu có nguồn góc từ nước Ý
§ Bệnh tiểu đường nhiễm ceton
- Tại sao trẻ em mắc bệnh thiếu men G6PD ?
Bệnh thiếu men G6PD là một bệnh di truyền liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X nên bé trai có khả năng mắc bệnh cao hơn bé gái. Trẻ mắc bệnh chủ yếu là do di truyền từ cha, mẹ. Một số rất hiếm trường hợp là do đột biến ở thế hệ con không di truyền từ cha mẹ.
- Bệnh thiếu men G6PD được điều trị như thế nào ?
Hiện nay, việc tầm soát bệnh thiếu men G6PD ở các trẻ mới sinh nhằm giúp cho các bậc phụ huynh biết cách phòng ngừa cơn tán huyết cấp có thể xảy ra khi trẻ bị stress oxy hóa.
Truyền máu nếu trẻ bị thiếu máu nặng. Lọc thận trong trường hợp suy thận cấp.
Khi đến các cơ sở y tế khám bệnh, phụ huynh phải thông báo với nhân viên y tế rằng “Cháu bị bệnh thiếu men G6PD”. Không tự ý mua thuốc cho trẻ uống khi cháu mắc bệnh. Không ăn đậu tằm.
- Trẻ thiếu men G6PD cần tránh sử dụng những thuốc nào ?
NHỮNG THUỐC CẦN TRÁNH SỬ DỤNG TRÊN TRẺ THIẾU MEN G6PD
Thuốc gây tán huyết |
Thuốc có thể gây tán huyết | ||
Kháng sinh |
Nitrofurans |
Kháng sinh |
Furazolidone |
|
Quinolones |
|
Streptomycine |
|
Chloramphenicol |
|
|
|
sulfonamides |
|
|
Thuốc trị giun sán |
Beta-Napthol |
Thuốc giảm đau |
Acetylsalicylic acid |
|
Niridazole |
|
Acetaminophen |
|
Stibophen |
|
Aminophenazone Phenacetin Phenazone Dipyrone Phenylbutazone |
Thuốc điều trị sốt rét |
Mepacrine | ||
|
pamaquine | ||
|
pentaquine |
Thuốc chống co giật |
Phenytoin |
|
primaquine |
Thuốc trị tiểu đường |
Glibenclamide |
|
chloroquine | ||
Kháng MetHb |
Methylene blue |
Thuốc giải độc |
Dimercaprol (BAL) |
Kháng lao |
Dapsone | ||
|
Sulfones |
Thuốc trị lao |
Izoniazid |
|
Para-aminosalicylic acid |
Thuốc tim mạch |
Dopamine Procainamide Quinidine |
Điều trị ung thư |
Doxorubicin |
Thuốc trị Gout |
Colcicine Probenecid |
|
Rasburicase | ||
Thuốc giảm đau đường niệu |
Phenazopyridine |
Vitamines |
Ascorbic acid Vitamine K liều cao |
Khác |
Acetylphenylhydrazine |
Thuốc Parkinson |
Trihexyphenidyl |
|
Phenylhydrazine |
Thuốc trị tăng huyết áp |
Hydralazine Methyldopa |
|
|
Thuốc kháng Histamine |
Antazoline Diphenhydramine Tripelennamine |
Theo BS Thanh Nhàn-Nhidong
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình