Hotline 24/7
08983-08983

Nhiễm trùng nặng, hoại tử mô do đắp tỏi lên vết thương bị chó cắn để “hút độc”

Sáng 14/1/2025, tại Bernard Healthcare có một bệnh nhân nữ ngồi đợi đến lượt tái khám. Được biết, cách đây 5 tháng, bà bị chó cắn ở 2 cẳng chân, sau đó nghe lời người quen, đắp tỏi đen lên vết thương để “hút độc”. Khoảng 1 tuần sau, khi cảm giác đau nhức tăng lên, bệnh nhân mới tá hỏa tìm cách để điều trị.

Khoảng 10 ngày, bà P.C.L lại đi từ Bà Rịa - Vũng Tàu lên TPHCM để tái khám tại Đơn vị Điều trị Vết thương Chuyên sâu (Bernard Wound Care) với BS.CK2 Trần Đoàn Đạo

Bệnh nhân P.C.L (57 tuổi, ngụ Bà Rịa - Vũng Tàu) kể lại, đầu tháng 7/2024, bà bị chó cắn. Dù đã tiêm vắc xin ngừa dại nhưng bà L không đến cơ sở y tế điều trị vết thương. 

“Tôi nghe người quen chỉ đắp tỏi đen lên vết cắn để “hút độc”. Đắp khoảng 1 tiếng thì vết thương có dấu hiệu bị bỏng nên tôi đi mua thuốc bôi vào, uống thuốc trụ sinh mãi mà không lành” -  nữ bệnh nhân kể lại.

Thời điểm đến Bernard Healthcare, bà L vẫn tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không có dấu hiệu sốt. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể trạng béo phì (BMI 37kg/m2) và các bệnh nền như đái tháo đường type 2, suy giãn tĩnh mạch chi dưới kéo dài nhiều năm.

Tại Đơn vị Điều trị Vết thương (Bernard Wound Care), bệnh nhân được thăm khám và điều trị bởi BS.CK2 Trần Đoàn Đạo. Qua khám lâm sàng, bác sĩ ghi nhận vết thương cẳng chân phải kích thước 2x3cm, có mô hoại tử kèm giả mạc ở nền vết thương. Lúc này, vết thương tiết dịch, viêm mô tế bào.

Hai vết thương ở chân trái cũng tương tự chân phải, có kích thước lần lượt 1x2cm và 1x1cm, vết thương nông.

Vết thương cẳng chân phải kích thước 2x3cm, tổn thương đến lớp mô dưới da, vết thương tiết dịch. Rìa vết thương có màu nâu đen do mô hoại tử.
Hai vết thương cẳng chân trái tương tự như chân phải nhưng nhỏ hơn, kích thước lần lượt 1x2cm và 1x1cm.

Theo đánh giá của BS.CK2 Trần Đoàn Đạo, tình trạng vết thương khó lành của bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như bệnh lý nền, thói quen ăn uống và lối sống cá nhân.

Phương pháp điều trị vết thương là làm sạch: cắt bỏ hoại tử và lấy giả mạc, đồng thời dùng thuốc kháng khuẩn tại chỗ kết hợp kháng sinh uống toàn thân trong 10 ngày.

Trong 2 tuần đầu thăm khám, bệnh nhân phải tái khám mỗi tuần 2 lần. Sau đó, bà L được hướng dẫn tự thay băng tại nhà và đến kiểm tra vết thương sau 10 - 15 ngày.

Song song với điều trị vết thương mạn tính, bệnh nhân cũng được theo dõi và kiểm tra đường huyết thường xuyên nhằm đảm bảo mức độ kiểm soát đường huyết ổn định. Bác sĩ tại Bernard Healthcare cũng tư vấn cho bà chế độ dinh dưỡng và lối sống phù hợp để hỗ trợ quá trình lành vết thương.

BS.CK2 Trần Đoàn Đạo kiểm tra vết thương cho bà L trong buổi tái khám ngày 14/1/2025
Sau 3 tháng điều trị, vết thương của bà P.C.L có tiến triển khả quan nhưng chưa hoàn toàn lành hẳn và cần tiếp tục chăm sóc định kỳ theo lịch hẹn

Sau gần 3 tháng điều trị, các vết thương của bệnh nhân có những chuyển biến tích cực. Hai vết thương cẳng chân trái đã khô, lành hoàn toàn. Riêng vết thương cẳng chân bắt đầu biểu mô hóa, gần lành hẳn.

BS.CK2 Trần Đoàn Đạo có hơn 40 năm kinh nghiệm trong điều trị các vết thương do bỏng và vết thương mạn tính như loét tì đè, loét bàn chân đái tháo đường, loét tĩnh mạch,...

Hiện, bác sĩ đang công tác tại Đơn vị Điều trị Vết thương (Bernard Wound Care)

Quý bạn đọc có thể đặt lịch thăm khám TẠI ĐÂY.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 028 3535 2468 hoặc hoặc nhắn tin đến fanpage của Bernard Healthcare để được tư vấn chi tiết.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X